TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Đưa khoa học và công nghệ đến với nông nghiệp nông thôn
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 04.2024
Đưa khoa học và công nghệ đến với nông nghiệp nông thôn
08.2009

Xem hình
Người Nông dân Việt Nam luôn rất cần khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất trên đồng ruộng của mình, bởi không chỉ ngày xưa mà bây giờ họ vẫn đang khát khao được tiếp nhận những thành tựu mới.

Dân số Việt Nam đa phần vẫn sống ở nông thôn và chủ yếu sống bằng nông nghiệp, tức là khoảng trên dưới 40 triệu người đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào sản xuất. Đây là lực lượng nông dân hùng hậu, trẻ, là vốn lao động quý nhất của đất nước. Nhưng đây cũng là thành phần - đa số là phụ nữ - không có kỹ năng nào khác ngoài việc làm ruộng. Hầu như người nông dân phụ thuộc vào thương lái, không thể tự mình tiếp cận với thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ lớn với 4 triệu ha đất tự nhiên, 28.000km sông rạch, ba mặt giáp biển. Với dân số 18 triệu người, đây là vùng kinh tế sản xuất nông nghiệp với 50% sản lượng lúa, 70% lượng trái cây; đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, cũng tại đây, vẫn còn số lượng lớn nông dân đang sống trong cảnh nghèo, thu nhập chưa thấp. Nguyên nhân của sự nghèo đói chính là việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Cùng với đó là hệ thống hạ tầng cơ sở thấp kém đã ngăn cản bước đột phá của nông thôn Việt Nam. Chính vì vậy người nông dân Việt Nam cần phải làm một cuộc cách mạng về tri thức để biến mảnh ruộng của mình có giá trị cao như mảnh đất ở đô thị, nếu không nông thôn và cuộc sống của nông dân sẽ không bao giờ thay đổi và như thế nền nông nghiệp Việt Nam sẽ không theo kịp các nước trong khu vực.

Phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ đồng nghĩa với việc xây dựng trước hết cho nông dân một kiến thức về khoa học công nghệ. Phải ứng dụng những công nghệ trọng điểm của thời đại như công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ nanô, công nghệ thủy canh… để sản xuất nông sản có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh và giá thành thấp. Những công nghệ này phải được nghiên cứu, yểm trợ bằng những dự án ít rườm rà về thủ tục giấy tờ và được trình diễn ở những Trung tâm suất sắc ở mỗi vùng sinh thái hoặc ở mỗi địa phương, tạo điều kiện để nông dân học tập và cập nhật kiến thức. Kiến thức cao về khoa học công nghệ sẽ giúp nông dân biết quy hoạch đất đai, mạnh dạn khoanh vùng để giữ gìn "bờ xôi ruộng mật"; ứng dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ, IPM, GAP để bảo vệ môi trường, các phương pháp xử lý làm sạch nước, nâng cao chất lượng nước dùng trong nông nghiệp; ứng phó với thiên tai bão lụt, tìm giải pháp thích ứng khi khí hậu biến đổi, tìm ra những giống lúa chống lụt, chống mặn, phương pháp trồng hoa màu trên cát.

Bên cạnh đó, cần sử dụng giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng để "lột xác" nông thôn. Quá trình sản xuất nông sản Việt Nam đang phải trải qua khá nhiều trở ngại: cơ sở hạ tầng thấp kém nên vận chuyển khó khăn; kỹ thuật sản xuất thô sơ nên chất lượng chưa đạt; tổ chức hành chính rườm rà, ngăn cản việc sản xuất tập trung với lượng hàng hóa lớn; giá cả vận chuyển đắt dẫn đến giá thành nông sản bị đội lên, khó cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước; thủ tục hải quan chưa gọn nhẹ nên việc xuất khẩu mất tính hấp dẫn, không lôi kéo được đầu tư. Đây là những lý do chính ngăn cản sức bật của nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy cần phải mạnh dạn phá vỡ những vướng mắc này để biến nông thôn thành mảnh đất phì nhiêu, sẵn sàng cho hạt giống khoa học công nghệ sinh sôi nảy nở.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, trở ngại nhưng trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu được 2,87 tỷ USD gạo; 2 tỷ USD cà phê; 1,6 tỷ USD cao su; 1,5 tỷ USD cá tra. Tổng cộng các mặt hàng nông lâm ngư nghiệp xuất khẩu trong năm 2008 là 16,24 tỷ USD. Đây là con số rất đáng tự hào.

Hiện nay, cơ hội vẫn còn nhiều do thực phẩm ngày càng hiếm, nông sản ngày càng trở thành mặt hàng có giá trị. Nếu nông sản được chế biến thì giá trị sẽ tăng lên rất nhiều, thu nhập trên một hecta sẽ không thua các mặt hàng công nghiệp. công cuộc CNH-HĐH muốn thành công phải có sự tham gia của nông dân. Nhưng phải là sự tham gia của nông dân có trình độ để không cần phải bê tông hóa hoặc biến nông thôn thành nhà máy mà là hiện đại hóa nông nghiệp để nông nghiệp cũng có thu nhập cao như công nghiệp. /..

Theo (Vũ Anh - dangcongsan.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.161 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.