TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Tri thức thời nay không phải cuốn bí kíp nội bộ'
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 03.2024
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Tri thức thời nay không phải cuốn bí kíp nội bộ'
12.2020

Xem hình
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Đại hội biểu dương các mô hình học tập toàn quốc giai đoạn 2016 -2020
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, ngày nay tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp lưu truyền nội bộ trong dòng họ… Trong kỷ nguyên 4.0, tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị.

Chỉ số giáo dục và nhân lực của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao

Tham dự Đại hội biểu dương các mô hình học tập toàn quốc giai đoạn 2016 -2020 của Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức ngày 1/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, Đại hội diễn ra trong bối cảnh cả nước tập trung mọi nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, vừa kiểm soát dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa tiêu cực của đại dịch cũng như của thiên tai.

Đại hội là hoạt động rất ý nghĩa nhằm biểu dương tinh thần học tập suốt đời của nhân dân, đồng thời thể hiện sự tiếp nối truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta và đẩy mạnh phong trào thi đua học đi đôi với hành, học không bao giờ cùng theo lời dạy của Bác Hồ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dân tộc Việt Nam không chỉ là một dân tộc anh hùng mà còn là một dân tộc văn hiến. Truyền thống của dân tộc ta là hiếu học và bằng các chỉ đạo của Bác Hồ, của Đảng, chúng ta đã đạt những thành tích đáng tự hào trong phát triển giáo dục nói chung và trong khuyến học nói riêng.

Đến nay, năng lực của đội ngũ khoa học, đội ngũ tri thức đã lớn mạnh hơn rất nhiều. Ngày xưa, trong một xã nếu có một người được vào đại học là niềm ước ao, vinh dự. Giờ đây, hầu hết các gia đình, con cháu đều có thể tiếp cận với giáo dục đại học. Một ai đó vì lý gì nào đó không thể đi học ngay sau khi tốt nghiệp THPT thì trong quá trình làm việc sau này vẫn có thể vào được đại học. Điều đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại là kết quả của một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của Đảng và Nhà nước.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, vì xuất phát điểm quá thấp nên cho đến ngày hôm nay Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nước ta vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp. Dù vậy, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đầu tư rất nhiều cho giáo dục. Mặc dù tất cả chúng ta vẫn chưa thể hài lòng với những kết quả phát triển giáo dục trong những năm qua nhưng rõ ràng, định hướng ưu tiên cho giáo dục của nước ta là rất đúng đắn.

Giáo dục của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao. Điển hình, Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về kết quả học tập học sinh tiểu học - theo thông tin vừa được công bố sáng ngày 1/12.

"Việt Nam đứng thứ nhất trong ASEAN về kết quả học tập của học sinh tiểu học, đáng mừng là nước thứ 2 (Malaysia) cách chúng ta rất xa. Chẳng hạn với thang điểm 10 chúng ta đạt 8-9 điểm, còn Malaysia đạt khoảng 5-6 điểm.

Còn bậc THCS, đánh giá của PISA năm ngoái công bố và mới đây trong Hội thảo quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội chủ trì, Ngân hàng Thế giới đã chính thức nhắc lại kết quả khảo sát thành tích học bậc Phổ thông trung học của Việt Nam đứng thứ trên 30, sát tiệm cận với các nước OECD, trong khu vực cũng chỉ đứng thứ 2 (sau Singapore) và cách xa nước đứng thứ 3", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu.

Ông nhấn mạnh, có được điều đó, không chỉ là kết quả của Bộ GD&ĐT, của toàn ngành giáo dục mà đặc biệt, nhờ công tác khuyến học, khuyến tài; nhờ phong trào xây dựng xã hội học tập; gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập.

"Chúng ta rất tự hào, khi tôi được dịp gặp các tổ chức quốc tế và nói rằng, ở Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam với trên 21 triệu thành viên, lan tỏa đến tận từng ngóc ngách, thôn xóm. Buổi tối, ở một số nơi hiện nay vẫn có tiếng kẻng, tiếng trống vang lên và người lớn giục trẻ em ngồi vào bàn học. Tất cả các tổ chức chuyên gia quốc tế khi nghe nói về điều đó đều cho rằng đấy là "cái phúc" của đất nước Việt Nam", Phó Thủ tướng chia sẻ.

Nhấn mạnh đến tính kiên trì trong thực hiện đổi mới giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chúng ta phải nhìn sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp liên tục, có tính kế thừa, từng bước một. Nếu nhìn từng năm một thì khó nhận ra những kết quả rõ rệt nhưng nhìn qua một giai đoạn 5 năm - 10 năm - 20 năm thì chúng ta có quyền tự hào, sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đang được Đảng lãnh đạo, Nhà nước tập trung điều hành, có sự tham gia của Hội Khuyến học, các tổ chức toàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân.

Phó Thủ tướng cho hay, những năm vừa qua, không chỉ có giáo dục mà những chỉ số liên quan đến giáo dục, liên quan đến con người Việt Nam bao giờ cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Những năm gần đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt chú ý đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, làm sao để tất cả các chỉ số của Việt Nam đặt trên cùng bàn với các nước trên thế giới để phấn đấu. Trong số rất nhiều chỉ số của Việt Nam đã đạt, có chỉ số về đổi mới sáng tạo cũng là kết quả của phong trào khuyến học, của sự nghiệp phát triển giáo dục.

Giáo dục ngoài nhà trường - bộ phận khăng khít với giáo dục trong nhà trường

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bàn về thực trạng, khi nhắc đến phong trào khuyến học, học tập thường xuyên chúng ta hay nghĩ tới giáo dục ngoài chương trình phổ thông và đại học, nhưng hiện nay cả thế giới đã thay đổi. Giáo dục bây giờ không chỉ cho những người trong độ tuổi đi học mà cho cả trẻ con trong bụng mẹ (giáo dục sớm), giáo dục cho người lớn, người già… Tất cả đều không đứng ngoài cuộc CMCN 4.0.

Phó Thủ tướng nêu rõ, phong trào khuyến học khuyến tài vừa qua không chỉ là hỗ trợ một phần cho học tập trong nhà trường. Giáo dục ngoài nhà trường thực sự là một bộ phận khăng khít với giáo dục trong nhà trường.

"Không một quốc gia nào học sinh rời trường học về nhà thấy bố mẹ là nghĩ ngay đến việc học, vì chính bố mẹ cũng tự đặt ra yêu cầu phải kèm con cháu mình học tập. Điều này nếu chúng ta không có những điều chỉnh cần thiết thì sẽ không phù hợp với thế giới, làm cho trẻ em bị áp lực học tập quá nặng mà bớt đi thời gian vui chơi của tuổi thơ.

Nhưng cũng không nên đơn thuần nhìn một phía như vậy, vì tất cả các tổ chức quốc tế đều cho rằng, việc duy trì một áp lực cần thiết cho trẻ em khi đi học là cần thiết. Việc các bậc cha mẹ, phụ huynh của Việt Nam tự xem mình như một giáo viên ở nhà nếu có sự hướng dẫn đúng mực về liều lượng và phương pháp thì đó sẽ là một điểm tích cực của giáo dục Việt Nam", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tri thức thời nay không phải cuốn bí kíp nội bộ - 2

Các đại biểu dự đại hội biểu dương của Hội Khuyến học lắng nghe ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Lưu ý vấn đề "thực học" và tư duy phản biện

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, đánh giá về giáo dục Việt Nam và con người Việt Nam thì có rất nhiều điểm tốt, nhưng có 2 điểm mà các tổ chức quốc tế khuyên chúng ta nên lưu ý là vấn đề thực học và tư duy phản biện.

Truyền thống hiếu học và khoa bảng của Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực rất đáng quý nhưng nếu không có điều chỉnh thì dễ thiên về hình thức sẽ dễ sa vào tâm lý chuộng bằng cấp. Vì vậy, trong nhà trường và ngoài xã hội phải từng bước nâng cao thực học. Chúng ta học những gì thiết thực nhất trong cuộc sống và học những gì nền tảng chuẩn bị cho tương lai mà không cần bằng cấp.

Phong trào khuyến học khuyến tài đưa ra nhiều mô hình học tập sản xuất rất hay. Rất nhiều người không cần bằng đại học, kỹ sư nhưng vẫn có rất nhiều sáng kiến và những sáng kiến đó đã được đưa vào cuộc sống để mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Thứ hai, mạnh nhất của một số dân tộc Á Đông trong đó có Việt Nam là chịu thương chịu khó, chấp nhận áp lực học tập từ thuở bé nhưng điểm ngược lại, cần phải điều chỉnh. Với truyền thống tôn sư trọng đạo nên từ bé học sinh được huấn luyện lối tiếp thu một chiều, rất ít khi dám đặt câu hỏi ngược lại, dám bày tỏ ý kiến của mình khi chưa hiểu hoặc mình hiểu khác.

Phó Thủ tướng cho rằng, đây là một điểm cần lưu ý trong đổi mới toàn diện giáo dục. Sự học phải thực hiện trên tinh thần tất cả mọi người dân đều tham gia học và dạy học, nghĩa là chia sẻ những gì mình biết với người khác và nếu người khác chưa biết thì mình hỏi lại. Đây là một phong trào, từ trước đến nay chúng ta đã làm rất tốt và ông tin tưởng, tới đây chúng ta sẽ làm tốt hơn rất nhiều.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị nhà trường, gia đình và toàn xã hội chú ý đến việc dạy làm người qua lao động, sinh hoạt tập thể, tăng gia sản xuất… Tránh tình trạng bố mẹ chiều con cái quá mức, trường lớp được xây dựng khang trang nhưng học sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong cuộc CMCN 4.0, ngoài các yêu cầu như từ trước, tác phong công nghiệp kỷ cương cần thêm 2 yếu tố mà thế giới nhắc rất nhiều.

Thứ nhất là yếu tố thích nghi, linh hoạt. Bởi vì sau này một người không chỉ chuyên một nghề như trước kia, ngay trong một nghề của mình, với sự tác động của khoa học xã hội sẽ làm cho thay đổi. Nếu chúng ta không linh hoạt, không thay đổi thì sẽ bị lạc hậu.

Thứ hai là ý thức cộng đồng, mở rộng ra là ý thức công dân toàn cầu, vì rất rất nhiều các vấn đề chung của nhân loại cần được giải quyết bởi tất cả mọi người. Đại dịch Covid-19 là một minh chứng sống động, không một dân tộc, quốc gia nào có thể tự mình chống lại dịch bệnh. Như Việt Nam chúng ta hiện nay đang có giải pháp thích ứng với đại dịch, còn đại dịch muốn diệt được cần sự chung tay của toàn thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tri thức thời nay không phải cuốn bí kíp nội bộ - 3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Trong thời đại này, tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp thì lưu truyền trong dòng họ, ngày nay tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị..."

"Tri thức thời nay không phải một quyển kinh thư lưu truyền"

Đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học và khuyến học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Trong thời đại này, tri thức không như xưa là có một quyển kinh thư, bí kíp thì lưu truyền trong dòng họ, ngày nay tri thức càng chia sẻ thì càng có giá trị và nó phải kết hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ trong kỷ nguyên 4.0. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT không chỉ trong trường học mà cả trong công tác khuyến học".

Nếu như trước đây, chúng ta ứng dụng CNTT theo tư duy trên xuống dưới, nghĩa là triển khai từ những nơi đô thị phát triển kinh tế - xã hội rồi mới đến các vùng sâu vùng xa, nhưng trong thời gian qua, trong thực tế hoạt động y tế cho thấy, nhiều trường hợp làm song song hoặc làm từ chỗ khó đi lên thì hiệu quả lại rõ rệt.

Giáo dục bây giờ cũng vậy, Bộ GD&ĐT đang thực hiện kết nối hơn 54 cơ sở giáo dục nhằm chia sẻ học liệu mở. Tới đây, các giáo viên, bậc phụ huynh qua internet có thể tiếp cận với giáo trình, học liệu mới của những giáo viên, người phụ đạo hay nhất cả nước để từ đó chúng ta đưa vào vận dụng, dạy cho con cái mình.

"Sự nghiệp giáo dục nói riêng và khoa học văn giáo nói chung, trước mắt không làm ra tiền, thậm chí phải tiêu tốn rất nhiều tiền, là những việc để thấy kết quả cần rất nhiều thời gian nỗ lực chứ không thể thấy nhanh như việc xây một ngôi nhà, nhưng cũng là những việc nếu chúng ta không thấy cháy nhà chết người mà lãng quên đi thì sau một thời gian chúng ta cũng không phát triển được kinh tế. Và nếu không phát triển được kinh tế thì cũng mất rất nhiều tiền để khắc phục hậu quả do xã hội để lại.

Tất cả các cấp ủy đảng chính quyền hãy dành sự quan tâm cho văn hóa, giáo dục, đặc biệt là sự nghiệp khuyến học. Sự quan tâm không chỉ thể hiện bằng những văn bản, hội nghị mà quan trọng nhất thể hiện bằng việc dành thời gian chỉ đạo, nguồn lực cho công tác này; đặc biệt dành sự tôn trọng, tôn vinh xứng đáng và cần thiết cho những điển hình cá nhân làm tốt phong trào khuyến học, làm tốt trong học tập và cống hiến", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị.



(Theo Dân trí)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.253 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.