TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Người lớn cần trả lại môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ em
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 10.2024
Người lớn cần trả lại môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ em
06.2019

Xem hình
Ông Quách Thế Tản, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình
Tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, Ông Quách Thế Tản, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Hòa bình đã có bài phát biểu về môi trường giáo dục hiện nay. Website Hội Khuyến học Việt Nam xin đăng toàn văn bài phát biểu để bạn đọc tham khảo.

Kính thưa Quốc hội!

Thời gian vừa qua, lối sống buông thả, ích kỷ, thiếu lý tưởng... ở một bộ phận giới trẻ dường như không còn là hiện tượng cá biệt. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội ở tuổi vị thành niên. Nhiều địa phương xảy ra hiện tượng học sinh quậy phá, lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, người thân trong gia đình. Xu hướng sống nhanh, sống gấp, sống hưởng thụ dẫn đến sự lệch chuẩn trong quan niệm đạo đức, ứng xử xã hội, thậm chí ngộ nhận về giá trị của bản thân.

Là người lớn, chúng ta lo lắng, bất an với những hiện tượng và xu hướng trên của lớp trẻ.
 
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tôi xin phép được nhấn mạnh về nguyên nhân môi trường giáo dục hiện nay không lành mạnh như xưa, chưa phối hợp đồng bộ, chặt chẽ 3 môi trường giáo dục như trước đây.
 
Thế hệ người lớn chúng ta, thời đi học phổ thông lúc còn là thiếu niên, nhi đồng thật là hạnh phúc: Được thụ hưởng môi trường sống, môi trường giáo dục trong lành. Khi ở nhà trường, người thầy luôn là khuôn mẫu, chuẩn mực, lời nói và hành động của thầy trở thành tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò ngưỡng mộ và noi theo, nhà trường thực hiện: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Khi ở gia đình, mặc dù nhà nghèo nhưng luôn được sự quan tâm, thương yêu của cha mẹ, ông bà, anh chị; gia đình luôn  đoàn kết, hòa thuận. Khi ra xã hội luôn chứng kiến những hành động, cử chỉ nghĩa tình, chấp hành nghiêm luật pháp. Nhiều vùng nông thôn, ban đêm hoặc đi vắng không cần khóa cửa nhưng không sợ mất trộm.

Trước hết, môi trường giáo dục trong nhà trường hiện nay đang có vấn đề chưa ổn. Nhà trường chú trọng dạy chữ, ít quan tâm hoặc thiếu phương pháp dạy người có hiệu quả. Bên cạnh đa số thầy cô giáo mẫu mực, tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu, vẫn còn một số thày cô giáo vi phạm đạo đức một cách nghiêm trọng như: Bạo hành học sinh, dâm ô với học sinh, hay điển hình là vụ gian lận nâng điểm trong kỳ thi THPT năm 2018 vừa qua…
 
Thứ hai là môi trường giáo dục trong gia đình đang có những “lỗ hổng” rất lớn. Đó là cha mẹ ít có thời gian dành cho con cái, bữa cơm gia đình thường không có đủ mặt, chưa kể cha mẹ còn xích mích, cãi vã. Thế là sự “quan tâm” của cha mẹ với con cái chỉ là có tiền cho con đi học, học chính quy, học thêm. Thử hỏi, có bao nhiêu bậc cha mẹ hiện nay chịu bỏ thời gian dạy con cái biết đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con tính thật thà, không tham lam, dạy con yêu lao động, lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức con người phải có như lẽ phải, tình thương, lương tâm và trách nhiệm?
 
Thứ ba là môi trường giáo dục trong xã hội đang có nhiều bất cập. Đó là tồn tại một lối sống buông thả, gian lận trong thương trường và hưởng thụ quá độ trong cuộc sống hiện đại, nạn tham nhũng, thiếu trách nhiệm, xa dân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên các cấp. Một số vi phạm pháp luật của người lớn còn được du di cho qua, không thể không khiến người trẻ nghĩ rằng “làm sai cũng chẳng sao cả”. Xã hội tồn tại không ít sự dối trá; nói một đằng làm một nẻo khiến trẻ em mất lòng tin, tệ hại hơn là học theo những thói xấu đó.
 
Vậy ba môi trường giáo dục trên do ai tạo ra? Đó là người lớn. Tôi cho rằng một bộ phận người lớn học chưa đến nơi đến chốn, có thể họ học để có chuyên môn, nghiệp vụ rất giỏi, nhưng chưa học để thành người hoàn thiện, thiếu kỹ năng sống, chưa chịu rèn luyện đạo đức, lối sống theo chuẩn mực của xã hội.
 
Từ thực trạng nêu trên tôi đề nghị: Người lớn trong nhà trường, gia đình và xã hội cần có những giải pháp khắc phục, trong đó nhà trường cần hết sức quan tâm dạy người cùng với dạy chữ; đặc biệt, quan tâm giáo dục đạo đức thông qua lao động cho học sinh. Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 
Với gia đình, mỗi bậc làm cha mẹ phải là một tấm gương đạo đức và quan tâm thương yêu con cái một cách khoa học.
 
Với xã hội, mỗi người phải sống và làm việc theo pháp luật. Cần nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, những “Việc tử tế” như Đài truyền hình Việt Nam đang làm hiện nay. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải là những người “vừa hồng, vừa chuyên” như trước đây Bác Hồ đã dạy.
 
Để làm được việc này, Chính phủ, các Bộ, Ngành và các tổ chức xã hội cần có cơ chế, chính sách, tuyên truyền vận động để người lớn có cơ hội được học và có nghĩa vụ phải học tập.
 
Trước mắt, đề nghị Chính phủ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Đề án xây dựng xã hội học tập mà Chính phủ đã ban hành. Đề nghị Bộ GD&ĐT, chính quyền các cấp có chỉ đạo quyết liệt hơn về củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, thúc đẩy việc học tập của người lớn.
 
Đề nghị Bộ Nội vụ trong tiêu chí đánh giá công chức, viên chức thì tiêu chí về đạo đức, lối sống cần được nhấn mạnh.
 
Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể Nhân dân sớm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT, trong đó có nêu nhiệm vụ: “ Phấn đấu mỗi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên và gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập, công dân học tập và gia đình học tập, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong Nhân dân”.
 
Tôi cho đây là việc làm thiết thực để người lớn chúng ta học tập và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập suốt đời; đồng thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những phát biểu, chỉ đạo gần đây về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, góp phần tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước.
Xin cảm ơn Quốc hội!


Quách Thế Tản



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bão số 3
Hỏi - Đáp về công tác Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Giáo sư Nguyễn Thị Doan: Học sinh "đắm mình" trong công nghệ, giáo viên phải đổi mới không ngừng để thích ứng
Chủ trương xây dựng và phát triển xã hội học tập ở Việt Nam
Nhà báo, Nhà văn Huỳnh Dũng Nhân: 70 tuổi tôi vẫn tự học, kể cả học từ học trò của mình
Đẩy mạnh các mô hình, không gian phục vụ học tập suốt đời
Long An: Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt nhiều kết quả nổi bật
Hội Khuyến học Phú Thọ cùng các đơn vị học tập tổ chức toạ đàm về giải pháp đẩy mạnh học tập suốt đời
Hội Khuyến học Việt Nam trao học bổng, vinh danh 463 người “Học không bao giờ cùng”
Giáo sư Nguyễn Thị Doan: Đội ngũ cán bộ khuyến học miệt mài, đam mê công việc vì sự học của nước nhà
GS.TS Nguyễn Thị Doan khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập tại Hải Phòng
Hội Khuyến học các tỉnh thành Đồng bằng sông Hồng giao ban công tác khuyến học
Đoàn kiểm tra, khảo sát của Hội Khuyến học Việt Nam làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Cụm Khuyến học Đông Nam Bộ giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2024
Đoàn khảo sát, kiểm tra của Hội Khuyến học Việt Nam làm việc tại Bình Thuận
Đoàn khảo sát đánh giá của Hội Khuyến học Việt Nam làm việc tại Tuyên Quang
Hưng Yên: Phấn đấu năm 2025 đạt 75% danh hiệu "Gia đình học tập"
Đoàn Kiểm tra Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam làm việc tại Kiên Giang
Đoàn Kiểm tra Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam làm việc tại Cần Thơ
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam hoàn thành công tác kiểm tra tại Gia Lai, Kon Tum


Thời gian mở trang: 0.213 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.