Nét mới trong Kết luận số 49 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị khóa X
07.2019
Ngày 10/5/2019, Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa XII đã ban hành Kết luận số 49 - KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11- CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Tiếp tục thực hiện
Chỉ thị số 11- CT/TW cũng có nghĩa là toàn bộ quan điểm, nội dung được nêu
trong Chị thị 11, ban hành ngày 13/4/2007 đến nay và những năm tiếp theo vẫn
còn nguyên giá trị.
Tiếp tục thực hiện CT 11 không có nghĩa chúng
ta lại bê nguyên xi các phương pháp, cách thực hiện CT 11 như trong thời gian
10 năm qua mà lần này nghiên cứu kĩ nội dung Kết luận, chúng ta thấy có nhiều nét mới cụ thể, rõ ràng, toàn diện và yêu cầu cao hơn.
Trước hết là sau khi đánh giá kết quả và
hạn chế sau 10 năm thực hiện CT 11, Đảng ta đã: “ yêu cầu các cấp ủy, tổ chức
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp tiếp tục quán
triệt sâu rộng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 11, đồng thời quán triệt và thực hiện
tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau.
Ở CT
11 Đảng ta chỉ nêu: “ yêu cầu các cấp uỷ đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời gian tới,
tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau đây”.
Thứ hai là các nhiệm vụ, KL 49 yêu cầu:1.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; 2. Đẩy mạnh và đổi
mới công tác tuyên truyền ; 3. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị
- xã hội, xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội ;4. Phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng
hoạt động và đa dạng các mô hình học tập, chú trọng đào tạo từ xa ; 5.
Tiếp tục xóa mù chữ cho người lớn, thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc
đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ; 6. Đổi mới cơ chế
tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng công
dân học tập, đơn vị học tập và tỉnh, thành phố học tập ;7. Tăng cường hợp tác quốc tế, được
sắp xếp theo một trình tự rõ ràng, lô gic trước sau. Nhiệm vụ trước là tiền đề,
cơ sở, nền tảng cho nhiệm vụ sau. Tất
cả tạo nên một chỉnh thể thống nhất để công tác khuyến học đạt kết quả tốt đẹp
trong giai đoạn hiện nay.
Ở
CT 11 Đảng ta nhấn mạnh: “ tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau đây: l- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
trong Đảng và nhân dân... ; 2- Cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp xây dựng xã hội học tập ... ; 3- Mở rộng và nâng cao chất lượng phong
trào khuyến học, khuyến tài.. ; 4- Củng cố, xây dựng Hội Khuyến học các
cấp vững mạnh, làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp... ; 5- Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành,
uỷ ban nhân dân các cấp... ; 6-
Ban Tuyên giáo Trung ương, ban tuyên giáo các địa phương chủ trì.. phối hợp với
ban dân vận cùng cấp giúp cấp uỷ theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện
Chỉ thị này” mà không nêu thành nhiệm vụ…
Thứ ba là các giải pháp trong từng nhiệm
của KL 49 rất rõ ràng, cụ thể và yêu cầu cao. Chẳng hạn, giải pháp ở nhiệm vụ
thứ nhất, Đảng ta nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng và “trước hết là người
đứng đầu”. Và đề cao vai trò, vị trí
và tầm quan trọng của: “ gia đình cán bộ, đảng viên trở thành đơn vị học tập,
công dân học tập và gia đình học tập, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô
hình học tập trong nhân dân”.
Hay một giải pháp quan thực hiện nhiệm vụ
thứ 2, Đảng ta chỉ ra là: “Lồng ghép một số chuyên đề về công tác khuyến học,
khuyến tài và xây dựng xã hội học tập trong chương trình giáo dục chính trị tại
các cơ sở giáo dục và đào tạo, trung tâm bồi dưỡng chính trị”.
Giải
pháp mới của nhiệm vụ thứ 3: “ Không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, coi
đó là nội dung quan trọng trong cuộc vận động xây dựng nông thôn mới và đô thị
văn minh”.
Giải pháp nhiệm vụ thứ 4: “ gắn kết, các tiêu chí công nhận mô hình học
tập, công dân học tập, gia đình học tập, đơn vị học tập… với việc công nhận các
mô hình văn hóa, với các danh hiệu thi đua” Và
“ Từng bước tổ chức xây dựng mô hình “Đơn vị học tập” ở cấp quận,
huyện”.
Giải pháp nhiệm ở vụ thứ 5: “Nghiêm túc thực hiện
chế độ đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo vị
trí việc làm, chức danh phù hợp với đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị” .
Giải pháp ở nhiệm ở vụ thứ 6: “ Từng bước tổ chức xây
dựng mô hình “Đơn vị học tập” ở cấp quận, huyện, ở cơ quan, đơn vị; mô hình
“Tỉnh học tập”, “Thành phố học tập”, “Công dân học tập”.
Tóm lại, Kết luận số 49 - KL/TW, ngày
10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa XII vềtiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 11- CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là là sự tiếp nối
liên tục từ CT số 50- /CT-TW, ngày 24/8/1999 của Bộ Chính trị, khóa VIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội
Khuyến học Việt Nam; Chỉ thị số 11- CT/TW,
ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị, khóa X về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã
hội học tập. Các Chỉ thị và Kết luận nêu trên,có sự chuyển biến sâu sắc về chất, từng bước đáp ứng yêu cầu của
giai đoạn cách mạng hiện nay. Kết luận số 49 - KL/TW là khẳng định sự
quan tâm của Đảng ta đối với công tác khuyến
học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Trách nhiệm trước tiên của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức là phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
11- CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đồng thời phải tìm ra nét mới để có cách làm phù hợp, hiệu quả Kết luận của Đảng./.
Tào Khắc Thắng - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa
|