TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Hội thảo chuyên đề: Trung tâm học tập cộng đồng những mô hình phát triển bền vững
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 05.2024
Hội thảo chuyên đề: Trung tâm học tập cộng đồng những mô hình phát triển bền vững
05.2011

Xem hình
Sau hơn mười năm (từ 1999 - 2011), mạng lưới Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) đã phát triển rất mạnh mẽ, với 10.428 Trung tâm, phủ kín 93,87% số xã/phường/thị trấn trong cả nước, vượt hơn 13% so với mục tiêu đặt ra trong Đế án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" ban hành theo QĐ số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều Trung tâm HTCĐ hoạt động rất tích cực, có hiệu quả.

Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, chỉ trong 5 năm (2005 - 2010) đã có hàng chục triệu lượt người được học tập tại các Trung tâm với hàng trăm chuyên đề khác nhau về tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội ... góp phần tích cực vào việc cải thiện chất lượng đời sống xã hội tại các địa phương. Đồng thời khẳng định vai trò của Trung tâm HTCĐ là công cụ thiết yếu xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Tuy nhiên, phong trào phát triển không đều. Số Trung tâm hoạt động có chất lượng và hiệu quả chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp (10 - 20%). Phần đông các Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hoạt động mang tính hình thức, kém chất lượng và hiệu quả.

Trước thực tế đó, để phục vụ cho việc Tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 112 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011 - 2020" cần tổ chức các Hội thảo đánh giá thực trạng các Trung tâm HTCĐ hiện nay và tìm ra những giải pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm thời gian tới.

Được sự phối hợp hỗ trợ của Liên minh vì giáo dục cho mọi người và cộng tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội thảo khoa học với chủ đề “TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG THỰC TRẠNG - GIẢI PHÁP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI KHVN” tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cuối tháng 4 / 2011

Tại Hội thảo, sau khi đánh giá tổng quát quá trình xây dựng và phát triển mạng lưới trung tâm HTCĐ cũng như thực trạng chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm HTCĐ hiện nay, đã nổi lên một vấn đề là: Vì sao trong cùng hoàn cảnh, điều kiện xã hội như nhau, trong khi số đông các trung tâm HTCĐ còn rất lúng túng, khó khăn, hoạt động kém chất lượng và hiệu quả, thì ở các địa phương vẫn có những trung tâm hoạt động rất năng động, đem lại hiệu quả thiết thực về nhiều mặt cho cuộc sống của dân cư trong cộng đồng, được đánh giá như là một trường học bách khoa của cộng đồng, thực sự là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập ở cơ sở.

Để giải đáp vấn đề đặt ra, và cũng là để tìm ra giải pháp góp phần củng cố và xây dựng mạng lưới các trung tâm HTCĐ trong thời gian tới, Thường trực TW Hội Khuyến học Việt Nam quyết định tổ chức tiếp một số cuộc Hội thảo tại các khu vực với chủ đề “TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG, NHỮNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”.

Cuộc Hội thảo thứ nhất mang tính chuyên đề này đã được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong 2 ngày 11 – 12 / 5 / 2011.

Tham dự Hội thảo có hơn 80 đại biểu của 20 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm các vị là lãnh đạo Hội KH các tỉnh, thành phố; lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo một số tỉnh, và đặc biệt là sự có mặt của hơn 20 Giám đốc các trung tâm HTCĐ, đại diện cho số các trung tâm HTCĐ mạnh, hoạt động có chất lượng và hiệu quả thời gian qua của các địa phương.

Tỉnh Quảng Ninh rất hoan nghênh TW Hội KHVN đã chọn Thành phố Hạ Long là nơi đăng cai tổ chức Hội thảo ngay sau khi tỉnh vừa tổ chức Ngày hội du lịch Hạ Long 2011 và cuộc vận động bình chọn đề nghị UNESCO công nhận Hạ Long là Kỳ quan thiên nhiên thế giới. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh đã đến dự buổi khai mạc và phát biểu chào mừng Hội thảo.

Lãnh đạo TW Hội KHVN chỉ đạo cuộc Hội thảo có PGS.TS Trần Xuân Nhĩ và ông Trần Tình, Phó Chủ tịch TW Hội cùng các Trưởng, Phó các Ban chuyên môn và Văn phòng TW Hội. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có ông Nguyễn Công Hinh, Vụ trưởng vụ Giáo dục thường xuyên đã đến dự và phát biểu với Hội thảo về góc độ vị trí và trách nhiệm của Bộ đối với mô hình trung tâm HTCĐ.

Sau báo cáo Đề dẫn của Phó Chủ tịch TW Hội Trần Xuân Nhĩ, Hội thảo đã nghe 23 ý kiến phát biểu và tham luận, trong đó có 12 bài tham luận là của Giám đốc các Trung tâm HTCĐ. Một số tham luận của các đại biểu là lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo hoặc phòng giáo dục thường xuyên của các tỉnh.

Các ý kiến phát biểu và tham luận tại hội thảo đều khảng định vai trò, vị trí và sự cần thiết của Trung tâm HTCĐ đối với xây dựng xã hội học tập. Có ý kiến khẳng định rằng Trung tâm HTCĐ thực sự là một "Trường học bách khoa của cộng đồng", bởi vì Trung tâm là nơi dạy rất nhiều ngành nghề, rất thiết thực, cho nhiều đối tượng và với nhiều hình thức khác nhau, ví dụ:

Trung tâm HTCĐ xã Phong Hải, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh thời gian qua đã tổ chức 55 lớp tuyên truyền về chính sách, pháp luật và kiến thức cuộc sống cho 1.500 lượt người; 02 lớp dạy nghề mây tre xiên cho 70 học viên; 37 lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, ngư nghiệp cho 1.135 lượt người học; 01 lớp lái xe ôtô cho 25 học viên; 01 lớp dạy nghề nuôi nhím và nuôi lợn rừng cho 30 học viên; 01 lớp trung cấp thuỷ sản cho 48 học viên; 5 lớp lái tàu hạng nhỏ cho 343 học viên và 02 lớp máy trưởng hạng nhỏ cho 135 học viên.

Trung tâm HTCĐ xã Yên Cường, huyện Ý Yên, Nam Định: tổ chức được 48 lớp chuyên đề về kỹ thuật gieo trồng thâm canh cây lúa, lạc, khoai tây, dưa bao tử, ngô ngọt, cà chua, bí xanh ... cho 2.700 lượt người; 18 lớp phòng trừ chuột hại cho 900 lượt người; 12 lớp kiến thức sản xuất giống nông hộ cho 457 lượt người; 33 lớp quản lý dịch hại tổng hợp cho 1.000 lượt người; 06 lớp kỹ thuật che phủ nylon chống sương gió cho cây trồng .v.v...

Trung tâm HTCĐ phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; TTHTCĐ xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; TTHTCĐ xã Minh Tiến, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ; TTHTCĐ xã Tân Thái, huyện Đại Từ, Thái Nguyên; TTHTCĐ xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá v.v... đã phản ánh những mô hình hoạt động rất năng động, sáng tạo. Và điểm nổi bật là bám sát thực tế sản xuất và đời sống của cộng động, thể hiện đúng tinh thần là trường học của dân, do dân và vì dân, đáp ứng đúng yâu cầu cần gì học nấy.

Hầu hết các ý kiến tham luận đều xác định yếu tố nhận thưc và trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và công tác tuyên truyền vận động của Hội Khuyến học cơ sở. Song, một thực tế được phản ánh đậm nét trong các tham luận từ cơ sở đó là vai trò Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung tâm phải thật sự nhiệt tình, trách nhiệm, năng động, sáng tạo thì nơi đó TTHTCĐ hoạt động thực sự có chất lượng và hiệu quả. Có Giám đốc Trung tâm đã khảng định: không nhất thiết phải chờ Nhà nước cấp vốn mới hoạt động. Nếu biết tổ chức phối hợp với các ngành, đoàn thể khai thác các dự án ngay tại địa phương và nắm bắt nhu cầu học tập đáp ứng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân, thì người học sẵn sàng đóng góp .... Và như vậy Trung tâm HTCĐ mới thực sự là trường học của cộng đồng, mới tồn tại và phát triển.

Tổng kết Hội thảo, Phó Chủ tịch TW Hội Trần Xuân Nhĩ kết luận:

1, Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội. Trước hết cho các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các đoàn thể về vai trò, vị trí của TTHTCĐ để thực hiện chủ trương của Đảng xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập

2. Trung tâm HTCĐ là một mô hình đã được xác định trong Luật Giáo dục năm 2005. Nhà nước (cụ thể là ngành giáo dục) cần thể hiện trách nhiệm và sớm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đối với loại hình này.

3. Về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của các Trung tâm cần được quan tâm từng bước trang bị. Song, cần quán triệt tinh thần tận dụng, khai thác các cơ cở sẵn có của địa phương như trụ sở chính quyền, nhà văn hoá làng bản, thôn ấp ...

4. Nội dung hoạt động của các trung tâm phải cụ thể, thiết thực, phù hợp yêu cầu của cộng đồng.

5. Một vấn đề quan trọng là cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực hơn giữa Bộ GD&ĐT với Hội KHVN và các ngành, đoàn thể trong công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng và phát triển mạng lưới các Trung tâm HTCĐ.

Theo kế hoạch, cuối tháng 5/2011 Hội KHVN sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo chuyên đề này đối với các tỉnh phía Nam./.

Đới Kim Giới TW Hội KHVN



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.218 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.