TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở Hà Tĩnh
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Phát triển Trung tâm học tập cộng đồng ở Hà Tĩnh
02.2010

Xem hình
Hướng dẫn kỹ thuật đan lát ở TTHTCĐ Kỳ Thư
Cho đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Tĩnh có Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ). Các trung tâm này bước đầu đã giúp nông dân "cần câu" xóa đói, giảm nghèo (XÐGN), góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, để các trung tâm phát huy hiệu quả lâu dài, cần có chính sách trợ giúp đồng bộ hơn, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể...

Thiết thực giúp người nghèo


TTHTCÐ Sơn Châu nằm ngay trong đình Tứ Mỹ - di tích lịch sử của huyện Hương Sơn, với khuôn viên rộng đủ cho cả trăm người dân đến học tập cùng lúc. Tại đây, có hàng trăm đầu sách khoa học và nhà nông làm giàu. Bí thư Ðảng ủy xã kiêm Giám đốc TTHTCÐ Sơn Châu Trần Ngọc Anh cho biết: Với phương châm "Cần gì, dạy nấy" nên thu hút nhiều người dân tham gia học tập. Nội dung chủ yếu là: Ðưa giống mới, năng suất cao (lúa Tạp Giao, Phúc Hưng 6; Lạc L14, L23) thay thế giống cũ; cách phòng trừ dịch bệnh cho người và gia súc;... Ðặc biệt, trung tâm mời chuyên gia về hướng dẫn nông dân kỹ thuật nuôi hươu. Nhờ vậy, đàn hươu của xã tăng số lượng lên ba lần và chất lượng con giống, nhung hươu được cải thiện. Trung tâm còn tổ chức nhiều lớp học văn hóa tâm linh, văn hóa - văn nghệ, tạo sự đoàn kết giữa cộng đồng lương - giáo trong thôn, xã. Mấy tháng trước khi dịch cúm A (H1N1) và dịch sốt xuất huyết xuất hiện ở một số nơi, Trung tâm đã kịp thời mời chuyên gia về hướng dẫn nhân dân cách phòng trừ, nhờ vậy, dịch không bùng phát trong vùng...

TTHTCÐ xã Thạch Bằng (Lộc Hà) chú trọng việc hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế. Trung tâm phối hợp với các ngành giúp 60 hộ nông dân chuyển đổi hơn 10 ha đất màu sang trồng dưa đỏ Hắc Mỹ Nhân, cho thu nhập gấp ba lần so với trồng lạc; hướng dẫn thành công kỹ thuật nuôi cá chẹm, cá dò ở Xuân Hà. Bác Trần Bá Chung, ở HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Hà cho biết: Nhờ trung tâm mà xã viên đã học được kỹ thuật nuôi cá chẹm ở Thạch Bằng. Ðây là mô hình đầu tiên ở Hà Tĩnh nuôi thành công loại cá này. Nhờ vậy, 9 ha nuôi trồng thủy sản của HTX liên tục đạt năng suất cao, năm 2009 ước thu lãi hơn nửa tỷ đồng. Theo Giám đốc TTHTCÐ Thạch Bằng Phạm Thị Hồng: Không chỉ có kinh tế, mà các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế đều được trung tâm cập nhật để nâng cao nhận thức cho người dân. Thí dụ, khi huyện Lộc Hà mới thành lập, giá đất trong vùng tăng đột biến, xuất hiện nhiều vụ khiếu kiện liên quan đất đai, ngay lập tức trung tâm đã mời chuyên gia đến bồi dưỡng cho nhân dân kiến thức liên quan đến Luật Ðất đai, vì vậy đã góp phần hiệu quả trong việc giải quyết khiếu kiện kéo dài, các vấn đề mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nhân dân.

Kỳ Thư là xã điểm của Kỳ Anh về thực hiện Ðề án xây dựng mô hình xã hội học tập trên địa bàn cấp huyện. Mỗi thôn trong huyện đều có TTHTCÐ. Với vai trò "bà đỡ" cho nông dân, hằng năm trung tâm mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, trồng rau, hay đào tạo hàng trăm thợ nề và cấp chứng chỉ hành nghề. Trung tâm đứng ra thành lập và duy trì hoạt động các CLB: dưỡng sinh, tiếng hát quê hương, làm vườn. Ðặc biệt, trung tâm đã mời nghệ nhân ở Hà Tây về mở nhiều lớp mây tre đan cho hàng trăm lao động, gắn với tiêu thụ sản phẩm và trồng mây nguyên liệu. Chị Hoàng Thị Thái, Chủ nhiệm HTX mây tre Ðan Du cho biết: Nhờ có trung tâm mà HTX đã chuyển từ làm nón (đang gặp nhiều khó khăn) sang nghề mây tre đan, bước đầu đã tạo thu nhập ổn định từ một đến ba triệu đồng/tháng cho nhiều gia đình. Trong năm 2008-2009, trung tâm giới thiệu gần 80 học sinh trong xã đi học ở các trường nghề cơ khí, luyện kim để đón đầu cho các dự án công nghiệp ở Khu kinh tế Vũng Áng. Tại đây, chúng tôi gặp chị Lê Thị Cầm (36 tuổi) cùng nhóm phụ nữ thôn Trung Gian đang học đan bình hoa bằng mây. Chị Cầm cho biết: "Ðến TTHTCÐ chúng tôi học được nhiều thứ, như trồng rau sạch, đan lát... có thêm thu nhập lại được đi tham quan học tập kinh nghiệm làm ăn, giao lưu văn nghệ vui vẻ".

Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Tĩnh, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Khắc Hào cho biết: Hà Tĩnh là một trong những tỉnh phát triển TTHTCÐ sớm nhất cả nước. Tỉnh đã kịp thời ban hành nghị quyết, quy chế tổ chức hoạt động của TTHTCÐ, cho nên đã tạo thành phong trào phát triển TTHTCÐ ở các địa phương. Trước năm 2000, xuất hiện tự phát ba trung tâm (mang tên Trung tâm học hỏi cộng đồng) thì đến năm 2006 Hà Tĩnh đã cơ bản thành lập xong các TTHTCÐ tại các xã, phường, thị trấn. Nhiều trung tâm đi vào hoạt động nền nếp và hiệu quả. Nhiều nơi đã có cơ ngơi đàng hoàng, phòng học riêng biệt đến tận thôn xóm. Ðến với trung tâm, người dân "cần gì, học nấy", giải đáp câu hỏi: "Trồng cây gì, nuôi con gì?", "Trồng hay nuôi như thế nào?", "Làm như thế nào để XÐGN?". Ðây là những vấn đề sát sườn liên quan đến cuộc sống hằng ngày nên người dân tự giác đến học và có nơi còn đóng kinh phí (như trường hợp ở một số xã của Hương Sơn học kỹ thuật nuôi hươu lấy nhung). Hình thành một đội ngũ giảng viên là những nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, chuyên gia ở các trường, viện cùng tham gia... Theo thống kê, đến năm 2009 đã có hơn nửa triệu người tham gia học tập tại các TTHTCÐ. Nội dung học tập chủ yếu là thông tin thời sự, chính sách, pháp luật; chuyển giao công nghệ, KHKT; nâng cao chất lượng cuộc sống (văn hóa, thể dục thể thao, sức khỏe, môi trường)... Ðiều đáng nói là, thông qua học tập tại TTHTCÐ, nhận thức của người dân được nâng cao, việc xã hội hóa các khoản đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi ruộng đất... cũng tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn so với trước đây.

Nguyên Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Nguyễn Din nhận xét: Người nghèo đã thiếu kiến thức lại thường tự ti, cam chịu, có thói quen ỷ lại. Bởi vậy, giúp họ không chỉ đưa cho họ cái "cần câu", mà còn phải bày cho họ cả mồi câu, nơi câu... Thông qua TTHTCÐ để cầm tay chỉ cách làm phù hợp với họ. Khi người dân biết "câu" được "cá", thì các trung tâm chuyển sang thay đổi cách "dạy nấy", từ việc chú trọng nhiều vào các hoạt động kinh tế để XÐGN sang phát huy yếu tố con người, tăng năng lực cộng đồng, xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong nhân dân. Ðặc biệt việc thường xuyên tổ chức phổ biến các chế độ, chính sách mới của Ðảng và Nhà nước, thông báo tình hình công tác của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, những quy định về xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, bảo vệ môi trường... ở địa phương để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra đã phát huy hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Bên cạnh phát triển kinh tế, các TTHTCÐ còn góp phần tích cực vào công tác khuyến học; chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh ở cộng đồng; đẩy lùi, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa mới ở cộng đồng dân cư... Và khơi dậy nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong cộng đồng dân cư.

Ðể phát huy hiệu quả lâu dài


Tuy mới hình thành nhưng các TTHTCÐ ở Hà Tĩnh đã góp phần quan trọng trong việc giúp cộng đồng, đặc biệt là nông dân có "cần câu" XÐGN, và giúp họ "khôn lên", góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ những hạn chế. Ðó là nhận thức về vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương trong việc xây dựng TTHTCÐ còn chưa đầy đủ, còn mang tính hình thức. Vì thế số trung tâm hoạt động hiệu quả chưa nhiều. Theo điều tra, khoảng 20-30% số trung tâm hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, sự đầu tư lại chưa tương xứng. Hầu hết các trung tâm hoạt động dựa vào cơ sở vật chất, trang bị của xã, thị trấn và trung tâm khuyến học. Mặc dù các bộ: Giáo dục và Ðào tạo, Tài chính đều đã có các quyết định về quy chế tổ chức, hoạt động và kinh phí hỗ trợ cho các TTHTCÐ, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nên chưa thể triển khai thực hiện. Hầu hết lãnh đạo trung tâm đều kiêm nhiệm, không có chế độ phụ cấp và thiếu kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý hoạt động. Sự phối hợp giữa các TTHTCÐ với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị, xã hội chưa thường xuyên, hiệu quả chưa rõ nét. Phương pháp truyền đạt kiến thức của đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên ở các trung tâm còn nhiều bất cập, phần lớn giáo viên chưa có nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm dạy học, nhất là đối với các đối tượng người học là nông dân lớn tuổi.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thiện cho biết: Ðể tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động của các TTHTCÐ, điều quan trọng nhất là tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với việc xây dựng TTHTCÐ cùng với việc ban hành các cơ chế chính sách kèm theo để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm. Trước mắt, tỉnh sẽ tiến hành quy hoạch hợp lý, từng bước đầu tư, trang bị mới, kết hợp với tận dụng cơ sở vật chất, thiết bị sẵn có của các địa phương, tạo điều kiện cho TTHTCÐ hoạt động có hiệu quả. Kịp thời củng cố tổ chức, nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý các trung tâm, theo hướng giảm số lượng cán bộ kiêm nhiệm. Ðiểm mấu chốt là cần bố trí nguồn ngân sách thường xuyên phục vụ cho hoạt động cùng các nguồn hỗ trợ liên quan đến chương trình, dự án phục vụ nông dân, kể cả nguồn thu từ học phí. Ðồng thời, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các TTHTCÐ, hội khuyến học và các ban, ngành, đoàn thể để nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng trước mắt cũng như lâu dài./.

BBT (Theo Nhân Dân)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.193 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.