TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Trường học sông Đà
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 05.2024
Trường học sông Đà
12.2009

Xem hình
Trường THPT Ia Ly (Gia Lai). Ảnh Nguồn thptyaly.gialai.edu.vn
Nửa thế kỷ qua, Tổng Công ty Sông Ðà đã xây dựng biết bao công trình thủy điện vĩ đại như Thác Bà, Hòa Bình, Ia Ly... Những dấu ấn ấy đã làm đẹp thêm vóc dáng Tổ quốc Việt Nam. Nhưng, bên cạnh những công trình bằng sắt, bằng thép, bằng bê-tông ấy là những hình ảnh về lòng hiếu học, là sự đầu tư cho giáo dục, cho sự nghiệp trồng người của người thợ Sông Ðà...

Những năm 80 của thế kỷ trước, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hoàn thành trong niềm hân hoan của cả nước. Khi đó người Sông Ðà xao xác đi tìm công ăn việc làm. "Hậu Sông Ðà" bùng nổ ở thời điểm đất nước vừa thoát khỏi thời kỳ bao cấp, chập chững trên con đường đổi mới.

Thợ Sông Ðà tỏa đi khắp nơi tìm kiếm công trình, đoàn xuống Hà Nội làm sân vận động, đoàn về Hải Dương làm đường nông thôn, một số đoàn về miền đất Tây Nguyên để đi theo "nghề tổ". Sau một thời gian dài chuẩn bị, Thủy điện Vĩnh Sơn đã chính thức khởi công. Công trường tấp nập xe máy, thiết bị được chuyển từ Thủy điện Hòa Bình vào. Ở độ cao gần một nghìn mét so với mực nước biển, nơi đây núi cao vực thẳm không có bản làng, có chăng một con đường nhỏ là đường giao liên thời chiến tranh. Người Sông Ðà đến với Vĩnh Sơn đã đánh thức vùng Tây Nguyên hoang vu. Vui là thế nhưng, những người thợ vẫn thấy thiếu vắng một trường học với tiếng líu lo của trẻ nhỏ để xua đi cái hoang vắng của núi rừng. Cần một mái trường để thắp sáng tương lai của người Sông Ðà. Nhận ra điều đó, những người công nhân tranh thủ ngày đêm xây dựng một lớp học khang trang kịp ngày khai giảng.

Lãnh đạo công ty, cán bộ công đoàn về dưới huyện Vĩnh Thạnh để tìm kiếm giáo viên. Thầy Ksor Nam trẻ trung nói thạo tiếng Kinh được mời đến dạy cho lũ trẻ ở công trường. Chỉ có một lớp học thôi mà ngày khai giảng được tổ chức rất nghiêm túc. Ông Giám đốc Sông Ðà đánh trống khai trường, thầy Ksor Nam báo cáo chương trình giảng dạy, một em học sinh Sông Ðà đọc quyết tâm thư... Người đến dự đông hơn người đi học, công nhân Sông Ðà xếp thành hàng như học sinh trong ngày khai trường. Bẵng đi vài tuần sau, lũ trẻ ngơ ngác vì đã hai hôm nay vắng thầy Nam. Hỏi ra mới biết thầy Nam đã xuống núi theo lời nhắn của người vợ qua người đi làm nương. Hội phụ huynh Sông Ðà tìm đến nhà thầy mới biết thầy bỏ trường là vì theo nguyện vọng của người vợ. Người phụ nữ Ba Na chưa bao giờ vắng chồng. Bởi cuộc sống gia đình của người Tây Nguyên nặng nhọc, cơ hàn, nhiều công việc chỉ có đôi vai người đàn ông mới kham nổi. Tưởng con đò đưa bọn trẻ tới trường xuôi chèo mát mái, giờ lại chồng chềnh bởi một điều rất nhỏ. Thôi thì phải lụy đò, gia đình thầy giáo Ksor Nam được chuyển đến ở tại công trường. Người con gái Ba Na được thu xếp làm tạp vụ ở văn phòng, lương trả bằng lao động chính làm việc tại công ty. Rừng Vĩnh Sơn lại vang lên tiếng học bài của lũ trẻ. Lớp học đặt gần cổng chính lối vào công trường. Nơi đây là điểm dừng của những người thợ sau giờ tan ca, ríu rít như bầy chim giữa đại ngàn.

Trên mảnh đất Tây Nguyên, ngoài Vĩnh Sơn còn có Công trình thủy điện Ia Ly sẽ được xây dựng trên sông Sê San, nằm giữa hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Trong thời gian chờ Nhà nước phê duyệt dự án, người Sông Ðà kéo cả đội quân nằm chờ mai phục. Hai năm, ba năm trôi qua dự án vẫn chưa triển khai. Lũ trẻ con Sông Ðà ngày một lớn, đã qua tiểu học, trung học cơ sở, còn lớp 10, lớp 11... học ở đâu? Người thợ Sông Ðà có thể dừng mọi thứ nhu cầu của bản thân, nhưng không thể dừng việc học cho con trẻ. Một cuộc vận động rầm rộ như chiến dịch, cơ quan Sông Ðà ở quận Thanh Xuân - Hà Nội lo thủ tục với Nhà nước để sớm có quyết định thành lập trường. Ở công trình Thủy điện Ia Ly người thợ bỏ tiền xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, nhà ở cho giáo viên... Với quy mô hoàn chỉnh của một trường trung học phổ thông. Vừa trải qua cái "hậu Sông Ðà" người đang làm việc ở công trường Ia Ly phải dành dụm đồng lương để nuôi người chờ việc ở Thủy điện Hòa Bình. Ðồng tiền được chia năm sẻ bảy trong đó dành dụm một lượng lớn để xây dựng Trường Trung học Ia Ly. Lúc bấy giờ lãnh đạo cao nhất của Sông Ðà là ông Nguyễn Khắc Kiên có dáng dấp của một nhà sư phạm cho rằng: Trẻ em được sinh ra trên cuộc đời vốn bằng nhau về mặt trí tuệ, chỉ có nhà trường và người thầy mới làm lũ trẻ đó khác nhau về sự thông thái. Lộ trình thành lập Trường PTTH Ia Ly được ông Kiên chỉ đạo như tiến độ công trường. Phòng học, thiết bị giảng dạy, nhà ở giáo viên được giao cụ thể cho các đơn vị thực hiện. Còn thầy cô giáo được tuyển chọn từ các trường Sư phạm trong nước với yêu cầu chịu được gian khổ của nghề xây dựng thủy điện.

Qua bao khó khăn, cuối cùng Trường phổ thông trung học Ia Ly đã ra đời đúng như niềm mong đợi của cán bộ, công nhân trên công trường thủy điện Ia Ly. Sau nhiều năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Trường PTTH Ia Ly đã có 14 phòng học kiên cố, ba phòng thực hành máy vi tính được kết nối in-tơ-nét, ba phòng thí nghiệm, thực hành vật lý, hóa học, sinh học, một phòng học có máy chiếu hiện đại, nhà đa chức năng, hệ thống sân chơi, bãi tập thể dục thể thao... Năm học này, trường có tới 23 lớp. Và, nhiều năm qua Trường THPT Ia Ly là một điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Gia Lai, con em Sông Ðà học ở đó đỗ đạt vào nhiều trường đại học danh tiếng trong nước.

HOÀNG MINH SỢI

(Theo nhandan ĐT)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.171 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.