TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam và những cơ hội mở
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 04.2024
Đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam và những cơ hội mở
03.2009

Với mục tiêu mang đến một kênh đào tạo mới, ngày 27-2-2009, Trường Đại học Bình Dương và Công ty Phần mềm - Truyền thông VASC (thuộc VNPT) đã chính thức ký kết hợp tác chương trình đào tạo trực tuyến (bdu-online), đưa đại học Bình Dương trở thành trường đại học Việt Nam đầu tiên đào tạo trực tuyến trên mạng.

Khác hẳn với các chương trình đào tạo từ xa truyền thống và e-learning mà một số trường đã và đang ứng dụng, đây là chương trình đào tạo trên mạng có tính tương tác cao, với ưu thế của về phương pháp dạy và học trước hết là sự tiện ích cả về không gian và thời gian. Dù bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào với hình thức này cũng có thể học tập chỉ cần nối mạng và theo lịch phát sóng trực tiếp hoặc xem lại, thực sự tiết kiệm được tối đa cả về thời gian và kinh phí.

Với quan điểm hướng đến một nền giáo dục mở, trong đó mọi người dân đều có quyền học tập để nâng cao trí thức, tự bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho cuộc sống và công tác, những năm gần đây, hình thức đào tạo từ xa trên cơ sở ứng dụng các công nghệ tiên tiến đã trở thành xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại.

Phương thức giáo dục này có thể phân chia thành 8 cấp tùy theo điều kiện kỹ thuật bao gồm: học bằng việc gửi tài liệu, giáo trình qua thư kèm phụ đạo trực tiếp (học hàm thụ); đào tạo qua điện thoại, tài liệu, băng tiếng, băng hình; học qua phát thanh kết hợp tài liệu sách và phụ đạo trực tiếp hoặc qua phát thanh; học qua truyền hình kết hợp tài liệu, sách vở, băng tiếng, băng hình; qua cầu truyền hình kết hợp tài liệu; qua mạng internet kết hợp sách vở, phụ đạo; đào tạo trực tuyến online (đại học ảo); hoặc tổ hợp các cấp kỹ thuật nói trên.

Tùy theo tình hình thực tế, các điều kiện kinh tế kỹ thuật, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền, người học có thể lựa chọn cấp kỹ thuật cho phù hợp. Theo đó, khái niệm giáo dục từ xa được hiểu không chỉ đơn thuần là khoảng cách giữa thầy giáo - cơ sở đào tạo và người học, mà còn bao hàm phương thức giáo dục không trực diện giữa người dạy và người học, được hỗ trợ qua các phương tiện truyền thông hiện đại và học liệu phù hợp.

Với các điều kiện mềm dẻo, thuận lợi tối đa, hình thức đào tạo mới mẻ này sẽ thu hút không chỉ những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông theo học các chương trình đại học để được cấp bằng; mà cả những người chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, cần học để lấy chứng chỉ phục vụ cho công tác, xin việc làm v.v…

Hơn 12 năm qua, Đại học Bình Dương đã minh chứng một cách cụ thể và sinh động về tính đúng đắn trong chủ trương xã hội hóa giáo dục và xây dựng một nền giáo dục mở của Đảng và Nhà nước ta trong xu thế hội nhập; trở thành một trường đại học đa lãnh vực, đa cấp, đa hệ, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của nhân dân. Trong sự sáng tạo và năng động đó, nhà trường xác định giáo dục từ xa là một trong những phương thức quan trọng để thực thi chính sách mở trong giáo dục và đào tạo.

Hiện nay, Đại học Bình Dương đã có 22.500 sinh viên theo học với 38 chuyên ngành đào tạo, trong đó hệ chính quy tập trung là 11.000 sinh viên bao gồm hệ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; hơn 11.000 sinh viên hệ đào tạo không chính quy vừa học vừa làm và đào tạo từ xa theo học lấy bằng cấp. Năm năm qua, được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Bình Dương đã phối hợp Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh: Bình Dương, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bình Định… và các địa phương trong cả nước triển khai khá thành công chương trình đào tạo từ xa qua loại hình báo chí này.

Chương trình đào tạo trực tuyến của nhà trường đã mang đến cho người dân cơ hội học tập chủ động và thuận tiện, không chỉ “học thường xuyên, học suốt đời” mà còn “học bất kỳ ở đâu, học bất kỳ khi nào”. Trong sự hợp tác này, đại học Bình Dương chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, mục tiêu, nội dung; quản lý chất lượng đào tạo; tổ chức thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng; xây dựng kho tư liệu, tổ chức đội ngũ giảng viên và đội ngũ chuyên gia tư vấn v.v…

Phía Công ty VASC chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nghiên cứu tiếp nhận và chuyển giao các phần mềm phục vụ công tác quản lý, đào tạo; đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật; bố trí cán bộ vào ban quản lý chương trình đào tạo, quản lý tài chính v.v… bảo đảm chương trình hoạt động thông suốt và hiệu quả. Trước mắt, đại học trực tuyến này sẽ tạo cơ hội học tập cho mọi người dân trên địa bàn cả nước với 8 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính - ngân hàng, Công nghệ sinh học, Việt Nam học, Xã hội học, Ngoại ngữ, Kiến trúc, Xây dựng.

Sự ra đời trường đại học trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam với tên miền: www.bdu.online của Đại học Bình Dương là sự nỗ lực đáng ghi nhận của thầy và trò trường đại học Bình Dương sau hơn 10 năm kiên trì mục đích: “Cổ vũ tinh thần ham học hỏi; đề cao khả năng tự đào tạo; dấn thân vì sự nghiệp nâng cao dân trí; đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho Việt Nam phát triển” theo phương châm "4 chữ H: Học - Hỏi - Hiểu - Hành".

HẢI HOÀNG

(Theo nhandan ĐT)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.139 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.