TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Đổi mới dạy nghề
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 04.2024
Đổi mới dạy nghề
01.2009

Nghề phụ của nông dân lúc nông nhàn
Nghề phụ của nông dân lúc nông nhàn
Ngoài làm ruộng, đánh bắt thuỷ, hải sản theo mùa vụ và một số nghề thủ công truyền thống, nhiều ND ở Thừa Thiên - Huế không có nguồn thu nhập nào khác trong thời gian nhàn rỗi. Lý do, ND chưa được đào tạo nghề bài bản.

Hết mùa "ngồi chơi, xơi nước"

Đó là tình cảnh của nhiều ND Thừa Thiên - Huế khi mùa vụ kết thúc. Ngoài hai vụ sản xuất chính là hè thu và đông xuân, thời gian làm việc khoảng 6 - 7 tháng/năm, thời gian còn lại đa phần ND rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Gia đình anh Trần Lợi ở thôn Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền là một ví dụ. Cả nhà anh 5 miệng ăn chỉ trông vào 8 sào lúa. Năm nào vào vụ giáp hạt gia đình anh cũng phải vay mượn hàng xóm.

Để có thêm thu nhập, vợ chồng anh và các con đan rổ, rá, thúng, mủng - nghề truyền thống của cha ông để lại. Song, thu nhập bình quân của mỗi thành viên từ nghề này chỉ 3.000 đồng/ngày. Anh Lợi tâm sự: "Tôi mong con cái của mình sau này được đào tạo nghề bài bản để mùa nào cũng có việc làm".


Nghề phụ của ND lúc nông nhàn.

So với nhiều ND khác, gia đình anh Lợi còn may mắn hơn. Anh Phan Thái, ở xã Lộc Tiến (Phú Lộc) sau vụ thu hoạch lúa, sắn, rau màu vụ đông xuân, công việc chính của anh là... đưa đón con đi học và giúp vợ nội trợ. Thời gian còn lại, anh và nhiều ông chồng khác trong xóm chỉ biết "uống nước trà, nói trạng".

Cần có chiến lược đào tạo nghề

Theo thống kê của Sở LĐ&TB-XH Thừa Thiên-Huế, toàn tỉnh có khoảng gần 600 ngàn lao động, trong đó gần 400 ngàn lao động ở nông thôn. Hiện gần 20% lao động nông thôn chưa có việc làm lúc nông nhàn. Số còn lại tuy có việc nhưng thu nhập không ổn định. Chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp hộ cá thể và theo mùa vụ nên thu nhập của nhiều ND chỉ từ 1.000 - 3.000 đồng/ngày.

Ông Ngô Văn Chiến - Giám đốc Sở LĐ&TB-XH tỉnh cho rằng, nguyên nhân khiến nhiều lao động nông thôn chưa có việc làm là do còn ít khu công nghiệp, ít nhà máy nên nhu cầu sử dụng lao động hạn chế. Hơn nữa, đa phần lao động nông thôn đều chưa được đào tạo nghề bài bản nên không đáp ứng được nhu cầu của các công ty, nhà máy đòi hỏi có tay nghề cao.

Để giải quyết vấn đề này, hàng năm Sở LĐ-TB&XH tỉnh phối hợp với trung tâm dạy nghề thành phố và các huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Riêng 10 tháng đầu năm 2008, đã có 8.000 lao động được đào tạo các nghề may công nghiệp, cơ khí nông nghiệp, điện nông thôn, mộc, mỹ nghệ, thêu ren (3.000 lao động trình độ trung cấp và sơ cấp; 5.000 lao động trình độ cao đẳng, đại học), với tổng kinh phí đào tạo khoảng 17 tỷ đồng.

Trong đó, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn, miền núi và khuyết tật chiếm gần 3 tỷ đồng. Hàng năm, thông qua sàn giao dịch việc làm, ngày hội việc làm thanh niên, ngày hội nghề nghiệp cho người khuyết tật… Sở LĐ-TB&XH tỉnh giới thiệu việc làm cho khoảng 15.000 lao động. 10 tháng đầu năm 2008, thông qua sàn giao dịch việc làm, 2.000 lao động đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng.

Tuy nhiên, theo ông Chiến, dù đã qua đào tạo nhưng nhiều lao động được tuyển dụng vào làm việc tại một số công ty, xí nghiệp vẫn không đáp ứng được nhu cầu công việc, buộc các đơn vị tuyển dụng phải đào tạo lại. Điều này không chỉ gây lãng phí tiền của, thời gian mà còn làm mất uy tín thị trường lao động.

Để khắc phục tình trạng này, phải tăng thời gian đào tạo ngắn hạn từ 3 tháng như hiện nay lên 5-7 tháng; nâng cấp một số trung tâm dạy nghề về cả cơ sở vật chất lẫn trang thiết bị. Với 44 cơ sở đào tạo nghề từ huyện đến thành phố như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Bên cạnh đó, phải chú trọng công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Song, ông Chiến thừa nhận, làm được việc này không phải một sớm, một chiều.


T. Nga

(Theo Website Hội Nông dân)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.170 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.