TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Lào Cai lo nhà ở cho giáo viên
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 05.2024
Lào Cai lo nhà ở cho giáo viên
07.2008

Xem hình
Giáo viên trường THCS xã Tà Van-Sa pa hướng dẫn học sinh học tập
Ở miền núi, vùng cao, nhiều giáo viên phải ở nhờ nhà dân, nhà cán bộ xã, ở tạm trong phòng học của nhà trường hoặc đi thuê nhà ở. Một số nơi đã có nhà công vụ cho giáo viên, nhưng cũng không đủ và chỉ là nhà không kiên cố.

Hiện tại, việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách của địa phương.

Nói về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Lào Cai Trương Kim Minh cho rằng: Từ khi bỏ chế độ bao cấp (trong đó có cả việc xóa bỏ bao cấp nhà ở), thì việc đầu tư xây dựng cơ bản trong giáo dục không có hạng mục nào dành cho cụm nhà ở tập thể. Những khu nhà cũ vẫn được sử dụng nhưng không có kinh phí để sửa chữa dẫn tới tình trạng xuống cấp, rồi bỏ không. Ngay cơ sở vật chất dành cho trường, lớp học cũng đã nan giải chứ đừng nói đến nhà ở cho giáo viên ở xã đặc biệt khó khăn. Thêm nữa, từ trước tới nay, nhà công vụ ở các tỉnh miền núi chủ yếu là nhà tạm, xây nhà kiên cố thì không có kinh phí, nên nhà ở cho giáo viên vẫn đang là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương...

Tính đến năm học 2005-2006, Lào Cai có 537 trường học thì có đến 379 trường có giáo viên ở tập thể (chưa tính những giáo viên khác phải ở trọ). Như vậy, những giáo viên có nhu cầu về nhà ở là rất lớn. Trước thực trạng này, nhiều nơi ở Lào Cai đã tiến hành làm nhà công vụ cho giáo viên, nhưng cũng chỉ là những phòng ở tạm, dưới cấp 4. Phần lớn tường được làm bằng phên tre, mái lợp lá, mùa đông thì rét, mùa hè thì nóng. Những ngày mưa giông những căn phòng này có thể sập bất cứ lúc nào. Nhà của các thầy, cô giáo ở những phân hiệu còn khó khăn hơn nhiều. Ðiều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ bề, điện, nước, công trình phụ chủ yếu do các thầy cô cùng UBND xã tự xây dựng. Muốn có điện, các thầy cô phải chung tiền mua máy phát điện nhỏ. Ở nhiều nơi, muốn có nước để dùng cho sinh hoạt, các thầy cô phải nối ống tre lấy nước từ những khe suối chảy về...

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa hơn 20 km, Phân hiệu Trường tiểu học Thôn Dền Thàng (xã Tả Van) nằm chon von trên đỉnh núi với độ cao gần 1.000m so với mặt biển. Cả trường có bốn giáo viên kiêm nhiệm năm lớp. Vì đường xa, đi lại khó khăn nên cả bốn cô đều phải ở lại nhà công vụ. Dù đã rất cố gắng để tạo điều kiện cho giáo viên có phòng ở tại trường, nhưng trường cũng chỉ sắp xếp được hai phòng cho hai giáo viên.

Một phòng, ưu tiên dành cho cô giáo có gia đình ở, phòng còn lại dành cho cô giáo dạy mầm non vừa làm nơi ở, vừa làm nơi giảng dạy nhờ tấm vải mỏng chắn ngang giữa phòng. Hai cô còn lại đành "ở chung" với phòng thiết bị giảng dạy rộng chừng 15m2. Cô giáo Nguyễn Thị Lan, người ở chung với phòng thiết bị dạy học của trường, tâm sự: "Thế cũng là ổn rồi, còn hơn không có chỗ mà ở. So với cuộc sống của nhiều thầy, cô giáo khác phải thuê nhà trọ hằng tháng, thì chúng tôi còn sướng chán!?...".

Nhiều giáo viên quê ở dưới xuôi như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Thái Bình, Thanh Hóa... cũng lên với Lào Cai bằng nhiều lý do khác nhau. Có những giáo viên là người Lào Cai, thậm chí ở ngay trong huyện, nhưng nhà cách trường ít nhất cũng 20 km, nên nhiều chị em phải để con ở nhà, còn các chị đến trường ở tập thể.

Các giáo viên ở trường THPT lại càng phải xa quê nhiều hơn vì đối với vùng cao, ở các bậc học cao hơn càng ít giáo viên. Phần lớn họ đều được điều động từ các tỉnh khác hoặc từ thành phố Lào Cai lên. Công tác lâu năm họ có thể ổn định gia đình và có nhà riêng, song các giáo viên trẻ chỉ còn biết trông chờ vào nhà tập thể, nhà công vụ.

Theo Phó trưởng Phòng Giáo dục - Ðào tạo huyện Sa Pa Nguyễn Thanh Nhạn, toàn huyện có khoảng 500 (trên tổng số hơn 1.000) giáo viên được ở tập thể. Số còn lại, do chưa có kinh phí xây dựng, nên vẫn phải đi thuê nhà dân để ở. Năm 2006, huyện Sa Pa đã trích một tỷ đồng từ ngân sách địa phương để làm nhà ở cho giáo viên, mỗi phòng trị giá sáu triệu đồng, có thể giải quyết được cho khoảng 3-4 giáo viên. Song, mới chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu về nhà ở cho giáo viên, những giáo viên ở các phân hiệu trường vẫn gặp nhiều khó khăn.

Sống trong môi trường tập thể, anh chị em giáo viên đã gắn bó với nhau, coi nhau như anh em ruột thịt, nương tựa vào nhau những lúc tối lửa tắt đèn, giúp nhau vơi đi nỗi buồn nhớ nhà, nhớ quê... Ðiều đáng nói là những căn nhà tập thể ấy không chỉ là mái ấm cho riêng giáo viên mà chính đời sống tập thể của giáo viên đã ảnh hưởng tốt đẹp tới cộng đồng bà con thôn, bản. Chính anh chị em giáo viên ở tập thể là những người đã góp phần nâng cao dân trí, tuyên truyền, vận động đồng bào bỏ những hủ tục lạc hậu, giữ gìn, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng bản làng văn hóa.

Cô Ngô Lệ Châu, Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Lũng Phìn, huyện Bắc Hà tâm sự: "Nhà ở tập thể cho giáo viên thường được đón các phụ huynh học sinh đến thăm. Họ hỏi han cuộc sống, cách các thầy cô trồng trọt, chăn nuôi. Từ đó, các thầy cô lại tranh thủ "tuyên truyền" về nếp sống, cách nghĩ, cách làm mới, hiệu quả... Vì thế bà con trong bản quý lắm".

Thiết nghĩ, nhà ở cho giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng ÐBKK cần được quan tâm, giải quyết, có chế độ phù hợp. Ðặc biệt là chế độ thu hút đội ngũ giáo viên đến công tác ở những xã vừa rút ra khỏi Chương trình 135, vì thực tế, đời sống giáo viên ở những nơi đó vẫn rất khó khăn.


Bài và ảnh: Hoàng Thanh

BBT (Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.174 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.