TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Mô hình nội trú dân nuôi ở Hà Giang
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 05.2024
Mô hình nội trú dân nuôi ở Hà Giang
07.2008

Xem hình
Học sinh trường tiểu học xã Hữu Vinh, Yên Minh, Hà Giang
Mặc dù Hà Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ từ năm 1998, nhưng đến nay, vẫn phải duy trì những lớp xóa mù chữ vì hiện tượng tái mù vẫn còn. Trong khi đó Hà Giang đang đặt ra kế hoạch hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2007. Một mục tiêu khó đạt nếu không có sự nỗ lực lớn hơn.

Ðể có thể đến được đích, Hà Giang đã nghiên cứu và tìm ra những mô hình giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương; trong đó có mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi.

Người dân góp lương thực để nuôi con em mình và trẻ học xa nhà. Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Hà Giang Vương Duy Võ cho biết, hiện 11/11 huyện trong tỉnh xây dựng được mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi, đến nay đã có gần 2.000 điểm trường với khoảng 12 nghìn học sinh nội trú dân nuôi. Ðối tượng học sinh học ở các trường nội trú dân nuôi không chỉ là học sinh tiểu học mà còn cả học sinh trung học cơ sở. Nhờ các điểm trường nội trú dân nuôi ở các xã, huyện, mà công tác phổ cập giáo dục ở Hà Giang những năm qua đạt hiệu quả nhất định, tạo đà cho phổ cập trung học cơ sở trong năm 2007.


Với mô hình này, người dân ở các thôn, bản cùng nhau dựng nhà ở, tổ chức nấu ăn cho học sinh để các em yên tâm ở lại trường học. Cách làm này tỏ ra khá hiệu quả trong việc huy động các em tới trường và sĩ số học sinh cũng được duy trì ổn định, chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể do các em có nhiều thời gian dành cho việc học hành. Bước đầu đã hình thành cuộc sống sinh hoạt tập thể, mở rộng giao tiếp, tạo cơ hội cho học sinh dân tộc của các xã khó khăn theo học.


Ở những huyện đặc biệt khó khăn như: Ðồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ (tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 60-70%), song mô hình trường, lớp nội trú dân nuôi lại phát triển nhiều và mạnh nhất trong tỉnh. Qua đó cho thấy, người dân đã có ý thức xã hội hóa trong giáo dục. Với mô hình này, các em học sinh được học tập trung, ngoài các buổi lên lớp, giờ tự học các em còn được thầy cô gần gũi chỉ bảo, kịp thời bổ sung những kiến thức còn yếu. Học sinh đến trường không chỉ được học văn hóa mà còn được tham gia các hình thức vui chơi giải trí, sinh hoạt văn nghệ, thi đấu thể thao và xem phim... vào các giờ nghỉ, ngày nghỉ... Từ đó tạo điều kiện cho các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp- một trong những điểm yếu của học sinh dân tộc hiện nay.


Ðến nay đã hơn 20 năm, kể từ ngày mô hình nội trú dân nuôi được hình thành đầu tiên ở Yên Minh, mô hình này đã góp phần rất lớn trong công tác giáo dục của tỉnh, làm thay đổi căn bản cơ cấu mặt bằng dân trí; trở thành một trong những động lực quan trọng để tạo cú hích ban đầu cho các huyện trong tỉnh. "Dù còn nhiều khó khăn, nhưng đã có không ít những học sinh trưởng thành từ mô hình ấy. Họ đều tốt nghiệp các trường cao đẳng, trung cấp trong và ngoài tỉnh. Nhiều người trở về công tác tại quê hương và giữ một vị trí nhất định...".


Anh Võ khẳng định. Cái được lớn nhất mà mô hình này đem lại là người dân đã nhận thức rất rõ sự cần thiết phải cho con em mình, cũng như bản thân học chữ, học văn hóa đến nơi đến chốn, nhiều gia đình đã xác định dù nghèo đói cũng không để con em mình thất học. Ðây cũng chính là khẩu hiệu hành động thể hiện quyết tâm của toàn Ðảng bộ, nhân dân tỉnh Hà Giang đối với sự nghiệp "trồng người" của tỉnh. Ðến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có mô hình trường nội trú dân nuôi, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi từ 6-14 tuổi được huy động tới trường chiếm gần 100%. Số trẻ tốt nghiệp trung học cơ sở từ mô hình nội trú dân nuôi trong toàn tỉnh chiếm hơn 60%. Ðây là một tỷ lệ khá cao mà nhiều địa phương khác trong cả nước chưa đạt được.


Thầy giáo Trần Ngọc Luyện, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Phú Nam, huyện Bắc Mê tâm sự: Trường có 104 học sinh nội trú dân nuôi. Mặc dù trong số đó tỷ lệ học sinh giỏi, khá chưa nhiều (chỉ chiếm 6%), nhưng điều đáng mừng nhất là khi được ở tập thể, lực học của các em được cải thiện rõ rệt, từ chỗ học yếu, kém, nhiều em vươn lên thành học sinh tiên tiến, điển hình như: Nông Thị Háo; Hoàng Thị Hè; Lộc Thị Thúy, Ánh Thị Khai... Tôi tin với đà này, chắc chắn tỷ lệ học sinh yếu kém trong các trường sẽ giảm hẳn...


Mặc dù vậy, nhưng chỉ khi được "mục sở thị" những lớp học ở nơi vùng cao heo hút, nhà tranh vách nứa đơn sơ, chúng tôi mới thấu hiểu hết được cái "vòng kim cô" nghiệt ngã của sự đói nghèo, mới cảm nhận hết tình nghĩa thầy trò ngày đêm bền bỉ trên từng con chữ. Qua đó càng thấy được những giá trị của những thành quả mà Hà Giang đã đạt được trong sự nghiệp trồng người nhiều năm qua.


Bài và ảnh: HOÀNG THANH

(Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.186 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.