TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 04.2024
Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
04.2008

Xem hình
Ảnh minh họa
Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là quá trình nâng cao vai trò định hướng, chỉ đạo, quản lý và đầu tư ngày càng tăng của Nhà nước cho quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục, nhưng trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để huy động sự đóng góp về trí lực, nhân lực, vật lực, tài lực của xã hội phát triển sự nghiệp giáo dục.

Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, công tác XHHGD tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Ngân sách Nhà nước chi cho giáo dục hằng năm đều tăng. Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học, trong bốn năm qua, Chính phủ huy động các nguồn 5.223 tỷ đồng và ngân sách các địa phương đóng góp 3.174 tỷ đồng để xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 60 nghìn phòng học kiên cố.

Trong cơ cấu chi cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước đã bố trí ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới hải đảo. Do đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục phát triển, số người đi học không ngừng tăng lên, củng cố và giữ vững kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS.

Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước là chính, ngành giáo dục còn nhận được sự đầu tư, hỗ trợ về các mặt từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

Sự hỗ trợ đó góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học, thư viện, nhà ở công vụ cho giáo viên, mua sắm các thiết bị hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, v.v. Mỗi địa phương đều có cách làm sáng tạo để huy động nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục. Các trường đại học cũng đã có nhiều biện pháp huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp nước ngoài tài trợ cho các hoạt động đào tạo.

Hệ thống các trường học ngoài công lập phát triển khá với tỷ lệ học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ đáng kể. Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đổi mới, mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo. Các trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục từ xa phát triển mạnh.

Như vậy, XHHGD đã góp phần tạo ra được phong trào học tập tương đối sâu rộng trong nhân dân bước đầu hình thành xã hội hóa học tập; tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục; nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm phục vụ tốt hơn việc học tập của nhân dân.

Tuy nhiên, XHHGD vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương XHHGD chưa được thực hiện đúng mức, dẫn tới một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn quan điểm của Ðảng, Nhà nước về XHHGD. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác XHHGD chậm được ban hành. Một số mô hình chuyển đổi và mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục được khẳng định, nhưng khó nhân rộng. Chất lượng giáo dục - đào tạo ở các cấp, bậc học không cao.

Nhìn chung các chỉ tiêu định hướng vào năm 2010 nêu ra trong Nghị quyết số 05 của Chính phủ khó có thể thực hiện. Nguyên nhân do công tác tổ chức triển khai của ngành giáo dục thiếu một tổ chức và bộ phận cán bộ chuyên trách. Nhiều địa phương còn thụ động, trông chờ vào sự hướng dẫn từ cấp trên. Nhiều cán bộ, giáo viên của ngành năng lực về kiến thức XHHGD còn hạn chế.

XHHGD là vấn đề có nội dung lớn, phức tạp và nhạy cảm, chưa được chú ý nghiên cứu một cách đầy đủ, thỏa đáng. Các cơ sở giáo dục và đào tạo của nước ta được hình thành khác nhau, điều kiện mỗi địa phương khác nhau, cho nên khó có mô hình chung cho các loại hình nhà trường ở mọi địa phương. Nhiều vấn đề liên quan đội ngũ nhà giáo, liên quan tài sản nhà trường là những vấn đề nhạy cảm cần có thời gian và cơ sở thực tiễn mới giải quyết được.

Những năm tới, để góp phần đẩy mạnh XHHGD có hiệu quả, trước hết, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trong toàn xã hội về chủ trương, nội dung XHHGD của Ðảng và Nhà nước. Công tác này cần làm thường xuyên, sinh động, đa dạng và có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, cơ quan, xí nghiệp, sinh hoạt đoàn thể, thôn xóm và tổ dân phố, v.v. từ đó tạo nên sự đồng thuận sâu sắc và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân và cộng đồng xã hội trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Trong đó, cần chú ý đúng mức công tác vận động và tuyên truyền ở các doanh nghiệp và nhà hảo tâm.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp trong học sinh trung học và trong xã hội. Nắm vững học lực, nguyện vọng, sở trường và hoàn cảnh của mỗi học sinh, cũng như nhu cầu lao động của xã hội, mà giáo dục hướng nghiệp.

Cần tiếp tục mở rộng mô hình trường dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực. Ðây là mô hình dạy nghề thiết thực cho việc cung cấp nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời rất có tác dụng hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho các nhà trường trong việc tự chủ tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và hoạt động giáo dục - đào tạo. Thực tiễn cho thấy, nhiều trường học được giao quyền tự chủ về tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự và các hoạt động của mình đều phát huy được sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, uy tín và thương hiệu của nhà trường được khẳng định trong xã hội.

Thứ tư, tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác XHHGD. Trên nền tảng phát triển kinh tế, tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm làm rõ đặc điểm và nội hàm XHHGD trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chú trọng nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm hay của những nước có nền giáo dục phát triển và tương đồng với hoàn cảnh của nước ta, đồng thời thường xuyên tiến hành tổng kết thực tế những địa phương, đơn vị và nhà trường làm tốt công tác này. Ngành giáo dục cần có ban chỉ đạo và bộ phận thường trực chuyên trách nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thực tiễn và tham mưu công tác XHHGD.

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác XHHGD. Nền giáo dục nước ta là nền giáo dục XHCN, nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Các chủ trương, chính sách XHHGD liên quan trực tiếp và gián tiếp quyền và lợi ích của gần một triệu nhà giáo và hàng chục triệu học sinh, sinh viên - con em các tầng lớp nhân dân. Do đó, trong quá trình thực hiện XHHGD vừa cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, vừa bảo đảm sự quản lý thống nhất của chính quyền Nhà nước, giữ vững mục tiêu giáo dục và đào tạo.


TS PHẠM VĂN THANH (Công đoàn Giáo dục Việt Nam)

BBT (Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.204 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.