TẠI SAO PHẢI ĐI HỌC

Đăng lúc: Thứ năm - 10/02/2011 10:12 - Tác giả bài viết: THAC SY LƯƠNG VĂN LẮM
Bài trao đổi với sinh viên huyện Vĩnh Thạnh trong ngày họp mặt 27 Tết của Thạc sỹ Lương Văn Lắm tốt nghiệp cao học luật tại Đại học Nagoya, Nhật Bản. Hiện là giảng viên môn Luật Dân sự, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh

TẠI SAO PHẢI ĐI HỌC

Đặt vấn đề:

1. Để trả lời câu hỏi tại sao phải đi học, chắc chắn có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau bởi nhiều chuyên gia và các nhà khoa học. Trên thực tiễn, có nhiều con đường đi đến thành công, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình, xã hội và phụng sự tổ quốc. Bên cạnh những người nổi tiếng, những người thành đạt được đào tạo với trình độ học vấn cao, có nhiều người không được thông qua đào tạo chính qui tại các trường đại học, cao đẳng, nhưng họ vẫn đi đến tương lai tươi sáng, trở thành người hữu ích và đóng góp rất nhiều cho xã hội. Trong đó, Bill Gates là một trong những tỷ phú thành công nhất nước Mỹ, mặc dù năm 1975 ông đã nghỉ học ở trường Đại học Harvard và ông dành thời gian cho việc thành lập Microsoft, một trong những hãng nổi tiếng nhất về lãnh vực phần mền máy tính hiện nay.

            2. Thật vậy, những người thành đạt ấy không chỉ học tập từ nhà trường mà còn từ một xã hội tri thức với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và mặt bằng dân trí tương đối đồng đều. Định hướng đến xã hội hóa việc học tập, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác đang học tập các hình mẫu từ những quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Singapore … Thật vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng tốt luôn là những động lực rất quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Cách thức giải quyết được bài toán “xã hội hóa giáo dục” và “học tập là suốt đời” cần có sự quan tâm đúng mức của Đảng, Nhà nước, của xã hội và gia đình đối với chất lượng giáo dục và đào tạo. Trong phạm vi bài viết, tác giả muốn chia sẻ những thông tin liên quan đến các vấn đề học để làm gì, ai có thể học, cơ hội nghề nghiệp và những hỗ trợ cho việc học tập.

Quan điểm của Việt Nam về “Xã hội học tập” và “Học tập là suốt đời”:

            Việt Nam, xã hội học tập và học tập suốt đời đang là những khái niệm mới, cho nên chúng ta cần phải học các nước bạn về xây dựng chính sách cũng như cả về những khái niệm, quan niệm, cách làm thế nào để có sự phối hợp với nhau, hướng cho người dân, cán bộ có ý thức về học tập suốt đời, học tập suốt đời có một ý nghĩa rất to lớn, mọi người dân Việt Nam đều có thể tranh thủ cơ hội mọi lúc, mọi nơi để mà học tập.

Việt Nam chúng ta sẽ tổng kết 5 năm xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 và xây dựng đề án mới “Xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời” giai đoạn 2011-2020. Đây chính là một cơ hội tốt cho nền giáo dục nước ta, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để phát triển đề án, mà khó khăn nhất hiện nay là ý thức học tập thường xuyên của cán bộ, của người dân chúng ta chưa hình thành thực sự. 

 

(1)_Thạc sĩ Luật, tốt nghiệp Cao học Luật tại Đại học Nagoya, Nhật Bản niên khóa 10/2008-10/2010. Tác giả là giảng viên bộ môn Luật Dân sự, trường Đại học Luật Tp.HCM từ năm 2004 đến nay. Bên cạnh đó ông Lắm còn là cố vấn pháp lý cho nhiều Cty liên doanh Việt-Nhật và là phó chủ tịch Hiệp hội sinh viên Việt Nam, tại vùng Aichi, Nhật Bản, cũng là Trưởng đại diện trong khu vực Miền Nam Việt Nam trong việc tư vấn, hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp Aichi, Nhật Bản vào thị trường Việt Nam.

(2)_Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bill_Gates

     3.Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người:

      - “Trồng người là khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng.

 

      - Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa; và

 

      - Chiến lược trồng người là trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội”.

      4.“Trồng người” là công việc “trăm năm” không thể nóng vội “một sớm một chiều”. không phải một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện đến đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề là có nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời của mỗi người, trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.

HồChí Minhcho rằng: “ Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”.

      5.Như vậy học tập để làm gì? Tác giả cho rằng có 2 khía cạnh chính:

            - Cho bản thân, gia đình người học: Là một công cụ kiếm sống suốt đời. Nghề nghiệp được ví như là “cần câu cơm”. Trong tương lai có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp, việc tham gia vào các lãnh vực như thương mại, dịch vụ … khác phải có khả năng, học vấn nhất định. Học tập là một trong những biện pháp quan trọng để cải thiện đời sống, hoàn thiện chính mình.

            - Cho xã hội, đất nước: Góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế-xã hội, động lực góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

            Ai có thể vào đại học?

            Điều này không tùy thuộc hoàn toàn vào gen di truyền, khả năng bẩm sinh mà nó tùy thuộc vào phần lớn khả năng tự phấn đấu, rèn luyện của mỗi người. Tài chính chỉ là yếu tố cần mà không phải là đủ. Động lực học tập phải được vui đắp thường xuyên với những quyết tâm cao. Là các nhà chức trách phải có sự chỉ đạo, quan tâm và đầu tư đúng mức cho học tập. Người đi trước, thầy cô, cha mẹ, những người thân trong gia đình, nên có định hướng đúng đắn. Bản thân tác giả, với tư cách là công dân, tôi cảm thấy rằng mình có trách nhiệm và nên phải chia sẻ những thông tin mà mình nắm được. Các thông tin là cần thiết, việc tiếp cận và khai thác các thông tin còn quan trọng hơn để quyết định lựa chọn trường cao đẳng, đại học hay học nghề phù hợp với năng lực.

            Sẽ làm gì nếu không thể học tiếp lên cao đẳng, đaị học?        

            Trong trường hợp không thể tiếp tục lên cao đẳng hoặc đại học hãy tìm cho mình một nghề nghiệp thích hợp: Phải học nghề tương thích với khả năng của bạn. Tôi đồng ý quan điểm của nhiều tác giả khác về quan niệm học đại học: “Có rất nhiều con

            (3)_Trích lời Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển Nguồn: http://thanhgiong.vn/Home/Trithuc-moi/NewsDetails.aspx?id=661;13/12/2010.

            (4)_ Hồ Chí Minh : Toàn tập, Tập 9, tr.222.

            (5)_ Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009 tr.286.

 

đường khác để chúng ta lập nghiệp, điều quan trọng là chúng ta phải biết lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với khả năng của mình. Các bạn hãy chọn cho mình một con đường mà ở đó bạn có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Và ở đó chắc chắn bạn sẽ thành công theo năng lực của bạn.

6. Đã đến lúc chúng ta cần có sự nhìn nhận đúng đắn hơn, sát thực hơn trong việc hướng nghiệp cho bản thân hiện nay học đại học cũng chỉ là một trong những hướng đi chứ hoàn toàn không phải là con đường duy nhất, học đại học sẽ là hướng đi đúng với những ai thực sự có khả năng, có nhận thức sâu sắc về nghề nghiệp, khi quá trình xã hội hóa giáo dục phát triển thì việc học đại học cũng chỉ là một nơi để đào tạo nghề. Chúng ta không nên coi học đại học là cái gì đó cao siêu mà hễ cứ ai vào đó ắt sẽ có cuộc sống sung sướng.     

7.Cơ hội nghề nghiệp: Từ kinh nghiệm bản thân?

Hành trình học Thạc sỹ Luật tại Đại học Nagoya, Nhật Bản:

- Quá trình vào đại học: Tác giả xuất thân từ thành phần nông dân, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn từ những năm 1998 đến 2005. Tác giả từng vay tiền từ gia đình, người thân để quyết tâm vào đại học. Kết quả đạt được khi tuyển thẳng vào Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh. Tác giả cho rằng đi đến với Đại học Luật là một lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Bên cạnh việc học chuyên môn, tác giả luôn trau dồi khả năng ngoại ngữ, vi tính, kết hợp với các hoạt động phong trào thanh niên-sinh viên, học tập nhiều kỹ năng khác;

- Quá trình công tác tại Đại học Luật Tp.HCM: Khi tốt nghiệp năm 2004, được giữ lại trường làm Giảng viên Đại học đến nay, tác giả luôn tự rèn luyện bản thân và quyết tâm học tiếp lên cao học tại nước ngoài, nơi mình có nhiều cơ hội tiếp cận nền giáo dục hiện đại. Khả năng ngoại ngữ luôn là một thách thức lớn bởi xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, tác giả đã vượt qua chính mình và hoàn thành chương trình học tập đúng tiến độ với kết quả cao. Cơ hội khi học cao đẳng, đại học hoặc có một nghề nghiệp ổn định trong tay: Mức lương phù hợp với năng lực đảm bảo nuôi sống bản thân, gia đình. Hiện tại, không có mức giới hạn tối đa về thu nhập, điều này còn tùy vào khả năng đóng góp của mỗi người cho nơi bạn làm việc, có tạo ra các giá trị thực sự cho người sử dụng lao động và sự đóng góp của bạn cho xã hội.

Kết quả: Bước đầu đạt được vị trí công tác phù hợp và mức lương mơ ước. Tuy nhiên, nó chỉ là bước khởi đầu của sự phấn đấu không ngừng.

Các hỗ trợ đối với việc học tập?

- Hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam: Hiện nay đã có chương trình hỗ trợ vay vốn để tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên;

- Học bổng từ nhà trường: Việc phấn đấu đạt kết quả cao trong nhà trường sẽ được miễn giảm, học bổng và nhận nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp;

- Từ việc làm thêm: Hiện nay cơ hội làm thêm để tăng thu nhập, trang trải cho cuộc sống cho học sinh, sinh viên là rất lớn, đặc biệt ở các đô thị lớn; và

- Hỗ trợ từ gia đình và người thân: Đầu tư cho giáo dục, học tập là một đầu tư lâu dài, không đơn thuần từ lợi ích trước mắt. Việc hỗ trợ từ gia đình trong giai đoạn đầu có ý nghĩa hết sức quan trọng, là động lực tài chính, tinh thần vô cùng quan trọng.

Thay lời kết: các yếu tố chính cho thành công:

- Quan tâm định hướng, chỉ đạo xuyên suốt từ Đảng, Nhà nước trong công tác hướng nghiệp, đánh thức tâm lý xã hội học tập và học tập là suốt đời cho toàn xã hội;

- Sự quan tâm, hỗ trợ thỏa đáng từ gia đình và những người thân thích khác trong sự nghiệp học tập của con em;

- Quyết tâm. kiên nhẫn. không ngừng nỗ lực của bản thân người học;

- Hãy chia sẻ thông tin mình biết, hãy hỏi người khác khi mình không thể tìm được câu trả lời; và

- Đặc biệt chúng ta nên tránh những cách nhìn nhận sai lệch về tỷ lệ thất nghiệp hiện nay sau khi tốt nghiệp đại học, điều đó chỉ tạm thời và phổ biến ở hầu hết quốc gia trước biến động kinh tế. Bên cạnh việc học chuyên môn, vai trò của ngoại ngữ, vi tính và kỹ năng giao tiếp khác: là một công cụ không thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế. Thật sự, nó là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được những ước mơ./.

Tác giả bài viết: THAC SY LƯƠNG VĂN LẮM
Nguồn tin:
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 36 trong 10 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 34
  • Hôm nay: 2424
  • Tháng hiện tại: 370645
  • Tổng lượt truy cập: 12831942