TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Những nhà nông đưa con vào đại học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 05.2024
Những nhà nông đưa con vào đại học
05.2008

Vừa qua, Hội Khuyến học tỉnh Ðồng Nai tổ chức lễ tuyên dương 118 gia đình hiếu học và năm dòng họ khuyến học tiêu biểu. Mỗi nhà mỗi hoàn cảnh, nhưng đều có một điểm chung là sự quan tâm, đầu tư cho chuyện học của con em mình. Và, rất nhiều người trong số họ đã đưa con vào đại học từ những hạt đậu, cọng rau, con cá với sự cần mẫn của nhà nông...

Câu chuyện của chị Hoàng Thị Bình, ở ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, người mẹ một mình nuôi năm con ăn học trong suốt gần 20 năm qua - chỉ có thể đếm bằng những nhọc nhằn khó khăn. Người phụ nữ dân tộc Nùng đang mang thai đứa con út thì mất chồng vì nhiễm trùng uốn ván.

Chị nói, khi đó chị mới 31 tuổi và đó là thời điểm hết sức khó khăn, chị chỉ có thể nghĩ mỗi chuyện chạy lo cái ăn cái mặc cho các con thôi. "Tôi có thể cần mẫn, chăm chỉ làm lụng nhưng rất vụng tính. Chút ít nương rẫy của hai vợ chồng có được cùng sự phụ giúp của bên nhà nội là nguồn sống cho mấy mẹ con dù rất chật vật. Những đứa con đến tuổi đến trường thì sự khó khăn ngày càng chồng chất. Hầu như ngày nào tôi cũng ở rẫy, không làm cho nhà mình thì làm thuê cho nhà khác, kiếm tiền cho mấy đứa nhỏ ăn học. Mấy đứa nhỏ biết phận nên cũng cố làm lụng và chăm chỉ học hành để đổi đời".

Chị cười thật hạnh phúc khi kể về những đứa con: con trai đầu lòng Huỳnh Hiệp Tương, sinh năm 1981, từng đậu ba trường đại học, hiện là sinh viên năm thứ tư Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh; Huỳnh Tường Tam, sinh năm 1987, sinh viên Trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng (TP Hồ Chí Minh); Huỳnh Tiến Ðạt, sinh viên Trường đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí minh; Huỳnh Thành Danh và Huỳnh Ngọc Tân, học sinh Trường THPT Thanh Bình (huyện Tân Phú).

Trong khi đó, chuyện ăn học của năm người con của ông Nguyễn Chi và vợ là bà Nguyễn Thị Sáu (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc) lại gắn với một số nợ. Ðó là năm chỉ vàng mà vợ chồng ông vay mượn ngay từ ngày gia đình ông rời huyện Ðại Lộc (Quảng Nam) đặt chân đến chân núi Chứa Chan. Ông sang lại mảnh đất và trồng đủ thứ: khoai mì, đậu phộng, bắp, đậu xanh. Tiền thu được ông bà tích cóp mua gà rồi bán gà mua bò, mua rẫy trồng chuối... và dành dụm đợi đến ngày con cái đi học. Ông bà có năm người con thì tất cả đều vào đại học.

Ông Chi nói, học vấn của con cái là gia sản quý giá mà ông bà ky cóp được chứ không phải là trâu bò hay ruộng đất. Người con gái lớn Nguyễn Thị Hồng Yến tốt nghiệp Trường đại học Ngân hàng năm 1995; Nguyễn Quang Tú tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Hồng Phương tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 1997; Nguyễn Quang Ðạt tốt nghiệp Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Quang Ðiền, sinh viên năm cuối Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.

Chuyện học, khuyến học của nhiều gia đình đã là lối mở cho nhiều người trẻ ở các vùng quê. Ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, ông Kiều Dương Tân và vợ là bà Lê Thị Nghi Trang được nhiều người biết đến không chỉ có bốn người con học rất giỏi mà vì câu chuyện nuôi con của ông bà. Hàng xóm cho biết, ít ai vùng này làm được như ông bà Tân, dù chịu cực mấy nhưng không bao giờ cho con bỏ học. Bất kể mưa nắng, hai ông bà đều đi bắt từng con còng, con cáy làm mắm, chèo chống buôn bán khắp nơi kiếm tiền cho con ăn học.

Ông Tân kể: "Những năm con cái dắt díu vào đại học, nhà lại càng khó khăn. Một người quen biết chuyện đã giúp vợ chồng tôi một tay lưới để mưu sinh. Ngày thì đi làm mướn, cắt lúa, cuốc đậu, trồng mía, đêm thì vợ chồng tôi kéo ghe đi chài lưới, đóng đáy. Ðồng tiền kiếm được thiệt khó nhưng vì chuyện học của con mình đâu thể dừng được". Ðổi lại, con cái nhà ông lần lượt được vào đại học.

Và chuyện con đầu lòng của ông bà là Kiều Lê Vũ Thụy trở thành bác sĩ đang theo học sau đại học ở Trường đại học Y dược TP Hồ Chí Minh; Kiều Lê Thủy Chung đang tu nghiệp tiến sĩ địa chất tại Nhật Bản; Kiều Lê Triều Dương đang học thạc sĩ ngành điện tử viễn thông tại Nhật Bản; Kiều Lê Thuần Nhu, sinh viên năm cuối Trường đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh là những câu chuyện rất lạ, rất đáng tự hào khi có ai hỏi đến chuyện học ở ấp 2, xã Phước Khánh.

BN

BBT (Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.157 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.