TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | Các tỉnh Tây Nguyên quan tâm đầu tư phát triển giáo dục trong đồng bào dân tộc thiểu số
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 04.2024
Các tỉnh Tây Nguyên quan tâm đầu tư phát triển giáo dục trong đồng bào dân tộc thiểu số
08.2014

Xem hình
Các tỉnh Tây Nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng đã chú trọng đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục trong con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, không những góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xã hội mà còn bảo tồn văn hóa, tiếng nói, chữ viết cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay, phần lớn các thôn, buôn, làng, các xã ở các tỉnh Tây Nguyên đều có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở thu hút ngày càng đông các cháu trong độ tuổi (học sinh là người dân tộc tộc thiểu số, người Kinh) đến trường. Phần lớn các trường học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đều được xây dựng kiên cố, bán kiên cố không còn tranh tre, nứa lá, không còn tình trạng học 3 ca mà số trường tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày ngày càng tăng lên.

Các tỉnh Tây Nguyên còn đầu tư xây dựng kiên cố 54 trường phổ thông dân tộc nội trú khang trang, sạch, đẹp, với đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phục vụ tốt yêu cầu dạy và học cho học sinh dân tộc thiểu số. Các tỉnh Tây Nguyên cũng xây dựng mới gần 80 trường phổ thông dân tộc bán trú ở các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa đến trường.

Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 100% huyện, thị xã, thành phố đều có trường phổ thông dân tộc nội trú được xây dựng kiên cố, khang trang, với nhiều phòng chức năng đáp ứng tốt yêu cầu dạy và học. Các tỉnh Kom Tum, Gia Lai là những địa phương đầu tư xây dựng nhiều trường học phổ thông dân tộc bán trú, trong đó, tỉnh Kon Tum hiện có 46 trường, tỉnh Gia Lai có 16 trường, chủ yếu các trường này nằm ngay tại các địa bàn đặc biệt khó khăn của các huyện như Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum), huyện Kbang, Krông Chro, Mang Yang, Chư Sê (Gia Lai)…

Các tỉnh Tây Nguyên cũng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, biên soạn nhiều tài liệu, sách giáo khoa thực nghiệm…bằng tiếng dân tộc thiểu số (tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu sốc có đông dân số nhất ở từng địa phương) đưa vào giảng dạy ở các trường tiểu học tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, các trường phổ thông dân tộc nội trú. Tỉnh Đắk Lắk hiện có bộ sách giáo khoa tiếng Êđê bậc tiểu, gồm 9 quyển từ sách bài học, bài tập cho học sinh đến sách dành cho giáo viên. Tỉnh Đắk Lắk đã đưa tiếng Êđê vào giảng dạy ở 92 trường tiểu học, 13 trường phổ thông dân tộc nội trú thu hút trên 15.000 học sinh dân tộc thiểu số theo học. Tỉnh Gia Lai cũng đã đưa tiếng Jrai, Bahnar vào giảng dạy ở gần 100 trường tiểu học ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ…

Các tỉnh Tây Nguyên thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số như cấp miễn phí sách giáo khoa, vở học sinh, đồ dùng học tập, bảo hiểm y tế…nhằm tạo điều kiện cho học sinh dân tộc yên tâm đến trường.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, dự kiến năm học mới 2014-2015, các tỉnh Tây Nguyên có trên 1,4 triệu học sinh các cấp đến trường, trong đó có trên 461.000 học sinh dân tộc thiểu số, chiếm trên 32% trong tổng số học sinh trong toàn vùng./.

Theo TTXVN




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.155 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.