TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Tinh thần vượt khó của những học sinh mồ côi Sóc Trăng
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Tinh thần vượt khó của những học sinh mồ côi Sóc Trăng
05.2014

Xem hình
Em Trần Minh Đăng
Được sự giới thiệu của thầy Nguyễn Văn Giáp, Phó chủ tịch Hội Khuyến học huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng), chúng tôi tìm đến những học trò nghèo nơi đây và lòng đầy xót xa, thương cảm cho hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ, chỉ sống với sự đùm bọc, cưu mang của bà con xóm làng… Thế nhưng, bằng nghị lực vượt khó, tinh thần hiếu học, các em đã trở thành những nghị lực sống cho học sinh vùng “ sông nước cù lao ” noi theo.

Vượt gần 10 Km từ thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung), chúng tôi tìm đến nhà em Trần Minh Đăng, học sinh lớp 9, trường THCS An Thạnh Đông là gương điển hình vượt khó học tốt nhiều năm liền.
 
Học khá, chăm ngoan, lễ phép với thầy cô, hòa đồng, thân thiện với bạn bè. Tất cả những phác họa đó khiến chúng ta hình dung về một học sinh bình thường như bao học sinh khác. Nhưng nếu ai đã từng biết về cuộc sống khốn khó của Đăng sẽ càng trân trọng hơn những nỗ lực, quyết tâm và ý chí phấn đấu của cậu học trò nghèo này.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà lá tuềnh toàng khoảng 4 m2, không có vật giá trị ngoài cái giường và 1 cái bàn cóc, đèn dầu được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàn đến vắng lặng như cuộc sống đơn độc của em trong bao năm qua. Và từ đó câu chuyện đời của em bắt đầu…
 
Sinh ra không biết mặt cha. Tuổi thơ của Đăng là những tháng ngày rong ruổi cùng mẹ lam lũ làm thuê, kiếm sống qua ngày. Tằn tiên mãi mẹ em mới dành dụm dựng được nhà lá trên nền đất của bà con cho mượn, với cột cây, lá… được hàng xóm cho, để làm nơi tá túc cho hai mẹ con. Nhà dựng xong, mẹ lại tiếp tục với cuộc mưu sinh, đi làm thuê tại tỉnh Bình Dương và Đăng bắt đầu cuộc sống tự lập của mình.
 
Hơn 3 năm qua, căn nhà này duy chỉ có em thui thủi ra vào, tự lo toan mọi sinh hoạt trong cuộc sống. Hằng ngày, sau giờ học em tất tả trở về chuẩn bị cho bữa cơm trưa. Hôm nào học hai buổi thì chỉ kịp ăn vội gói mì cho đỡ đói rồi tiếp tục đến trường. Thức ăn hàng ngày là mớ rau tập tàng quanh nhà, vài con cá kiếm được dưới ao. Có khi chỉ là cơm chan với nước lả, hột muối, nước mắm. Nhiều bữa không có tiền mua gạo, Đăng phải qua nhà cô bác mượn tạm gạo để sống qua ngày. Đối với em, những thiếu thốn về vật chất, những bữa ăn đạm bạc, đơn sơ cũng không buồn bằng sự hiu quạnh trong căn nhà nhỏ; thèm lắm một bàn tay xoa đầu của cha, một lời hỏi han, rầy la của mẹ, mỗi bữa cơm chỉ có em đối diện với chính mình.
 
Nhà nghèo, sớm ý thức được những vất vả của mẹ phải chịu đựng, em chủ động tranh thủ ngoài giờ học đi làm cỏ bờ thuê, vác mía hom... để tự trang trải cho mình. Còn những tháng nghỉ hè, em theo mẹ lên Bình Dương làm phụ hồ, kiếm tiền để phục vụ việc học tập. Vóc dáng nhỏ bé nhưng đã sớm dãi dầu mưa nắng, trông em toát lên da đen sạm đầy vẻ cương nghị, rắn rỏi và chững chạc hơn hẳn cái tuổi hồn nhiên. Tâm sự với chúng tôi, em nói: Cuộc sống tự lập một mình đã dạy cho em tính tự lập và nghị lực để vững bước; em sẽ phấn đấu học thật tốt để sau này tự lo cho mình và phụ giúp mẹ, trở thành người hữu ích cho xã hội.
 
Quả thật, con đường phía trước còn lắm gian nan, chông gai nhưng bằng nghị lực phấn đấu, tôi tin chắc rằng em sẽ thành đạt trong mai sau.
 
Còn em Diệp Thị Bích Tuyền (học sinh lớp 9A2, trường THCS & THPT An Thạnh 3) lại đáng buồn và xót xa hơn. Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì cha mẹ phải tất bật mưu sinh. Năm lên 11 tuổi, mẹ qua đời sau cơn bệnh nặng. Một năm sau, cha cũng lập gia đình mới và bận rộn với những lo toan riêng. Kể từ đó Bích Tuyền đối diện với cuộc sống tự lập trong căn nhà quạnh quẽ, đơn độc…


Em Diệp Thị Bích Tuyền
 
Mấy năm nay, bà con ở ấp An Hưng, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung đã quen với hình ảnh cô học trò nhỏ bé, gầy gò Diệp Thị Bích Tuyền lặng lẽ đi về. Từ nhỏ đã không có cha mẹ bên cạnh, em đã tập cho mình tính tự lập, tự đương đầu với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
 
Sống tự lập ở tuổi còn ăn chưa no, lo chưa tới như Bích Tuyền không tránh khỏi những thiếu thốn về vật chất. Lắm khi, nhà hết gạo, bữa cơm hàng ngày được thay bằng tô mì gói ăn cho qua bữa. Thương cháu vất vả, bà ngoại luôn động viên, an ủi, dành dụm được chút tiền cũng gửi cho em. Thương cô bé sớm xa mẹ vắng cha, bà con lối xóm khi thì đem qua mớ rau, con cá, lúc thì cá kho, tô canh để bữa cơm của em được no ấm hơn.
 
Những tình thương của ngoại, sự đùm bọc của bà con xóm làng cũng không thể lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn của cô bé đang khát khao tình thương của cha mẹ, sự hạnh phúc của mái ấm gia đình. Nỗi đau buồn ấy theo lẽ không phải dành cho em, cô bé chưa tròn 15 tuổi? . Bích Tuyền tâm sự: Nhiều khi thấy bạn bè có cha mẹ bên cạnh, thấy tủi thân lắm,cha có gia đình mới, rất ít khi về thăm nhưng em không giận cha vì cha cũng cần có người chăm sóc, cần có một gia đình riêng, bên cạnh em còn có bà ngoại động viên, an ủi, có thầy cô, bà con làng xóm giúp đỡ nên em cũng được an ủi phần nào. Thầy Nguyễn Văn Kính, Giáo viên Chủ nhiệm lớp 9A2 cho biết: “trong lớp học Bích Tuyền học rất là chăm, rất chuyên cần, chịu khó, hòa đồng với bạn bè. Tuy nhiên, vì cuộc sống tự lập từ nhỏ, nên em có phần rắn rỏi, chững chạc hơn”.
 
Không có cha mẹ cận kề để đôn đốc, bảo ban, em tự lập thời khóa biểu và phân chia thời gian hợp lý cho từng công việc trong ngày. Tối đến, không đợi ai nhắc nhở, em tự ngồi vào bàn học và  chăm chú với sách vở đến khi xong bài mới nghỉ ngơi. Bên góc học tập của Tuyền là những tờ giấy khen, đặc biệt còn có một câu nói được treo trang trọng như một lời nhắc nhở: “Phải cố học hành sẽ trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội”. Tuy câu nói ấy rất giản dị, nhưng ẩn chứa một niềm tin và quyết tâm rất lớn của cô học trò này.
 
Mỗi em học sinh mà chúng tôi tiếp xúc, gặp gỡ và hỗ trợ học bổng đều có những hoàn cảnh riêng biệt, nhưng tất cả đều có chung về nghị lực vượt khó vươn lên giữa nghịch cảnh. Câu chuyện đời của Trần Minh Đăng, Diệp Thị Bích Tuyền đã làm cho chúng tôi là những người làm công tác khuyến học thật xúc động và đầy cảm phục. Qua đó, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ tích cực hơn nữa của các lực lượng xã hội, của những người tâm huyết với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, vì thế hệ tương lai của đất nước.
                            
LÂM SAO




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.227 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.