TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Bà tiên cho chữ
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Bà tiên cho chữ
07.2013

Xem hình
Cô Kính trong giờ lên lớp
76 tuổi đời, 55 năm đem từng con chữ đến cho bao trẻ em nghèo ở huyện Kế Sách, cô Trần Thị Kính ở ấp An Thành, thị trấn Kế Sách (Sóc Trăng), đã góp phần không nhỏ trong công tác xóa mù chữ cho con em địa phương. Người dân nơi đây gọi cô là "Bà tiên cho chữ".

Tâm huyết với trẻ nghèo

Chiếc xe đạp đã cùng cô Kính 21 năm qua đi vận động biết bao gia đình cho con em được đi học. Khoảng 700 học trò từ “lớp học tình thương” của cô Kính đã trưởng thành và trong số ấy phần lớn các em đều có việc làm và cuộc sống tốt hơn trước rất  nhiều. Cô Kính tâm sự: “Hiện giờ điều duy nhất tôi có thể đóng góp cho xã hội là cái chữ. Vận động các con em nhà nghèo không được đi học đến tôi dạy chữ, cho các em biết chữ mai này  vào đời.”

Vốn là người giàu lòng từ tâm, từ năm 1990, khi nhìn thấy các em vì hoàn cành gia đình khó khăn không thể cho con em mình đến trường, kể cả những người nhỏ tuổi đến người lớn có nhiều người không biết chữ, cô Kính đã tự đứng ra tổ chức “lớp học tình thương” cho người lớn và trẻ nhỏ trong vùng. Cô Kính nhớ lại, mấy đứa trẻ trong xóm nghèo đi mò cua bắt ốc, đi bán vé số, lượm ve chai mỗi lần ngang qua nhà thầy cô dạy học cho người lớn, chúng thích thú đứng xem hàng giờ. Một lần, có đứa trẻ chạy đến hỏi: “Tụi con rất muốn học chữ, cô dạy tụi con học chung với cha mẹ nghe” - cô Kính kể lại.

Cũng từ đó, ngoài lớp xóa mù chữ cho người lớn, cô Kính phải kiêm luôn vai trò cô giáo phổ cập tiểu học cho lũ trẻ. Thời gian cứ vậy trôi qua, hết khóa này đến khóa khác, lớp học của cô lúc nào cũng vang tiếng trẻ nhỏ. “Tôi không sao quên được lúc tụi nhỏ đến học. Cầm những bàn tay chai sần của lũ trẻ do suốt ngày mò cua, đi lượm ve chai để rèn từ nét chữ mà lòng xót xa. Lớp học thì thiếu thốn đủ bề; sách, vở, tập viết đều do tôi đi xin các nhà hảo tâm về phát cho các em học. Tuy vậy, lòng tôi vẫn vui vì lũ trẻ ham học. Mưa cũng như nắng, không ngày nào chúng bỏ lớp” - cô Kính xúc động tâm sự.

Những ngày đầu, lớp học được mở ngay trong con ngõ chật hẹp của gia đình cô Kính. Bàn ghế, bảng thiếu, nhưng bằng tình thương và sự chịu khó của cô, lớp học vẫn được mở ra và học sinh nghèo nơi đây đã được học chữ. Cô Kính chia sẻ: “Thấy trẻ em quê mình nhiều em con nhà nghèo nên không được đến trường đi học tôi muốn giúp các em biết chữ để không phải khổ và lam lũ như cha mẹ các em. Lúc đầu đứng ra mở lớp tất cả còn khó khăn.

Với đồng lương ít ỏi, tôi dành dụm để mua bàn ghế sách vở cho các em hết. Phải đến tận nhà vận động phụ huynh cho con đi học. Có khi trời mưa gió tôi phải đứng ngoài cổng dầm mưa, có khi hết tiếng chó sủa mới được người nhà cho con em đến trường.  Những ngày đầu không có lớp học, tôi phải dạy tại nhà chật chội lắm, sau được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm thì mới có lớp học tình thương như ngày hôm nay”.

Hiện tại “lớp học tình thương” mà cô đang dạy có hơn 25 học sinh, trong đó hết 15 em là người dân tộc Khmer, mỗi em mỗi hoàn cảnh khác nhau và tất cả đều nghèo khó… nhưng trong mắt các em vẫn rạng ngời sự khát khao được học, được viết…  chăm chú lắng nghe, như nuốt từng lời của cô giáo với mái tóc bạc trắng đang say sưa giảng bài… Các em vì sớm bươn chải kiếm sống nên tính tình thất thường, dễ mặc cảm… Cô Kính không chỉ uốn nắn từng âm vần, từng nét chữ, mà còn nhẫn nại uốn nắn học trò vào nề nếp, nuôi dưỡng đạo đức cho các em… Cô nói:  “Hạnh phúc là học trò của cô khi thành đạt, đi làm tứ xứ, nhưng vẫn nhớ về thăm cô, thăm lớp, các em góp thêm viên phấn, quyển tập, cây bút cho nhiều học trò nghèo thế hệ sau”.  

Em Trần Thị Bích Vân – một học sinh của lớp học tình thương bày tỏ: “Dù con không có điều kiện đi học nhưng cô vẫn dạy con cho biết chữ, nên con rất biết ơn và thương cô nhiều lắm.” Cô Trần Thị Kính chia sẻ thêm: “Mình muốn làm từ thiện mà không có tiền, nên tôi nghĩ, mình còn cái chữ thì mình cho chữ, giúp trang bị hành trang và mở mang kiến thức cho các em có thể tự thay đổi cuộc sống của mình trong tương lai.” Trong 21 năm xóa mù chữ cho trẻ em nghèo, có hai học trò của cô Kính nay đã thành đạt có công ăn việc làm ổn định là Sơn Ngọc Quý, Châu Ngọc Đan. Hiện tại cả hai đã trở thành kĩ sư công nghệ thông tin.

Nhiệt tình trong các công tác xã hội

Hơn 10 năm qua cô Kính còn tích cực tham gia Hội người cao tuổi và được bầu làm Chi hội trưởng người cao tuổi ấp An Thành, thị trấn Kế Sách. Để Hội hoạt động hiệu quả bằng những phong trào thiết thực, cô Kính đã đến với từng hội viên động viên hỗ trợ lúc khó khăn… Sự chân thành và tình thương người từ trẻ em cho đến người già của cô đã lan tỏa trong cộng đồng, thu hút nhiều người sẵn sàng chung tay với cô làm tốt công tác xã hội cho địa phương…

Như mô hình se nhang (se hương) được 2 chi hội liên kết thực hiện mà người khởi xướng cách làm và vận động người cao tuổi tham gia vào tổ se nhang là cô Kính. Đây là mô hình phù hợp với sức khỏe và khả năng của hội viên, góp phần tăng thu nhập cho người cao tuổi ở chi hội ấp An Thành và An Khương. 

55 năm dạy chữ - rèn người cho không biết bao nhiêu lớp học tình thương, cô Trần Thị Kính là tấm gương sáng cho những giáo viên yêu nghề noi theo và cô là người cao tuổi tiêu biểu trong phong trào “Tuổi cao – Gương sáng”. Ghi nhận những đóng góp cho hoạt động của cô Trần Thị Kính, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho cô như Huy chương Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam… Bằng khen của T.Ư Hội người cao tuổi Việt Nam, của Uỷ Ban dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em, UBND tỉnh Sóc Trăng. Cô là đại biểu người cao tuổi tỉnh Sóc Trăng được tuyên dương toàn quốc về người cao tuổi trên lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ và y tế.

Bà Lê Thị Tuyết Lan - Phó chủ tịch UBND thị trấn kế Sách nhận xét: “Cô Kính là một tấm gương sáng để thế hệ con cháu và mọi người học hỏi theo để cùng chung tay làm những việc tốt giúp ích cho xã hội.”

Theo Giáo dục và Thời đại





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.215 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.