TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Bản nghèo giữ chân cô giáo trẻ
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 04.2024
Bản nghèo giữ chân cô giáo trẻ
12.2007

Xem hình
"Bỏ" thị trấn cô giáo Hiếu băng rừng đến với học sinh
"Bỏ" thị trấn, cô giáo Hiếu băng rừng đến với học sinh.

Nhỏ nhắn, xinh xắn, ít ai nghĩ rằng Ngần Thị Minh Hiếu có thể vượt qua quãng đường hàng chục km đường rừng, dốc thẳng đứng để trụ vững ở ngôi trường trên đỉnh núi suốt 3 năm liền. Dân bản gọi Hiếu bằng một từ bình dị nhưng rất đỗi thân thương: “Cô giáo”!

Gian nan đường em đi

Hiếu là cô giáo trường THCS Pù Bin, Mai Châu, Hòa Bình. Cô là người Thái, gia đình đều sống ở thị trấn Mai Châu. Sau khi tốt nghiệp CĐSP Hòa Bình, cô giáo Hiếu về với học sinh xã Pù Bin.

Thời gian đầu về trường, nhiều khi cô giáo trẻ tuổi 20 tưởng như mình không thể vượt qua nổi. Quãng đường từ nhà lên tới trường, nếu đi đường mòn thì phải tới 15km, đường chỉ có đá và bụi, dốc cao vút, nhiều khi xe cộ không thể nào qua nổi; còn nếu đi đường tắt qua rừng phía sau nhà chỉ có 5km, đường không có một người đi, vách núi cheo leo và cũng phải mất tới 3-4 tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Đã có những lúc cô giáo Hiếu mệt đến mức cứ 10 bước là lại phải nghỉ một lần và bao phen phải khóc giữa đường vì tủi thân.

Vậy mà cô giáo trẻ cũng đã ở lại trường học trên đỉnh núi được 3 năm. Cô giáo Hiếu tâm sự: “Có những thời gian thực sự khó khăn không chỉ với Hiếu mà còn với cả học sinh và người dân. Những lúc trời quang mây tạnh thì không sao nhưng hễ mưa hay lũ thì thực sự rất cực. Cuối tuần từ nhà lên trường mình vừa đi vừa cầm cuốc dọn đường. Hàng chục cây số như vậy mới đi nổi. Nhưng giờ quen rồi”.

Tuy nhiên, với địa hình khó khăn, cuộc sống của giáo viên vùng cao cũng còn nhiều thiếu thốn. Các thầy cô ít khi được xuống núi nên cũng phải chăn nuôi, trồng trọt để có thức ăn. Nhiều khi phải đi đến các nhà xin thực phẩm hoặc học sinh thương cô thầy mang lên biếu.

Rất nhiều người đã lên với Pù Bin nhưng không thể chịu được sự khắc nghiệt của cuộc sống đã phải bỏ cuộc. Cô giáo Hiếu chuyện trò: “Có nhiều hôm trời rét, thầy cô nào cũng phải mặc 2-3 quần, đi 2-3 cái tất mới thấy tạm đủ ấm. Ở đây không có nổi điện thoại bàn nói gì đến di động, không mạng nào có sóng hết. Nhiều thầy cô thấy vất vả, buồn chán đã không thể chịu đựng được”.

“Học sinh còn vất vả hơn bọn mình nhiều”

Đó là những lời của cô giáo Hiếu khi được hỏi về những thiếu thốn khi dạy ở vùng cao. Vất vả, khó khăn là thế nhưng cô giáo Hiếu luôn mỉm cười. Cô tâm sự: “Trường ở trên đỉnh núi mà nhà các em lại rải rác khắp các nơi trong núi nên đường đi học không dễ dàng gì. Quãng đường 4-5 km, nhiều em còn xa hơn. Có những em lên đến lớp chỉ có ngồi thở, mệt quá không học được”.

“Điều kiện cơ sở vật chất ở đây cũng thiếu thốn nên thiệt thòi cho các em. Có lần Hiếu dạy một bài liên quan đến chiếc xe đạp, học sinh không thể hiểu nổi “xe đạp” là gì. Cả đời các em có biết đến phương tiện này đâu.

Cả trường có 5 phòng học, 4 phòng xây rồi nhưng một phòng vẫn nhà gỗ mục. Nhiều hôm mưa đá cả cô lẫn trò đều phải chui xuống bàn. Gặp trời mưa nền nhà bùn nhão chẳng em nào dám thò chân xuống dưới, đấy là chưa nói đến bàn ghế cũ kỹ không đảm bảo. Nhìn các em thương lắm” - cô giáo kể tiếp.

Đi dạy, thấy nhiều học sinh không có quần áo mặc, mỗi bận được về nhà là Hiếu lại tranh thủ “rinh” đi một ít cho các em. Sau khi Bộ GD-ĐT đề ra chính sách “nói không với ngồi nhầm lớp”, tình trạng bỏ học của trường Hiếu tăng nhanh. Hiếu lại cùng các thầy cô tất bật đến từng nhà, từng bản động viên các em quay lại lớp.

Có lần, một học sinh lớp 9 của cô, em Ngần Thị Mức, bản Nã Lụt không đủ tiền đóng lệ phí thi tốt nghiệp. Cô giáo Hiếu đã tới tận nhà, đến nơi cô gần như phát khóc. Quen với cảnh nghèo nhưng khi thấy cậu em trai của Mức mới hơn 1 tuổi, đói quá không có gì ăn phải nhấm nháp bắp ngô già quá mùa mà người ta phơi cho bò ăn cô đã không kìm nổi nước mắt.

“Mình thương học trò, thương người dân ở đây quá. Chính điều đó đã giữ mình ở lại với trường”, Hiếu nói khe khẽ.

Đứng trên trường THCS Pù Bin, nhìn xung quanh chỉ thấy tứ bề là núi, đi chơi thì cũng thích nhưng nghĩ đến chuyện ở lại một vài ngày có lẽ không ít những người ngại ngùng. Vậy mà những người như cô giáo Hiếu vẫn miệt mài cõng con chữ lên rẻo cao. Ở rất nhiều nơi trên đất nước, vẫn còn những người như cô giáo Hiếu.

Hà Phương

Admin (Theo Điện tử Dân trí)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.184 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.