TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin khuyến học địa phương | Hội Khuyến học Kiên Giang 10 năm thành lập và phát triểni
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin khuyến học địa phương 05.2024
Hội Khuyến học Kiên Giang 10 năm thành lập và phát triểni
09.2011

Hội Khuyến học tỉnh Kiên Giang được thành lập muộn hơn so với các tỉnh thuộc Khu vực ĐBSCL. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, phong trào khuyến học tỉnh nhà đã có bước phát triển khá nhanh ngang tầm với các tỉnh bạn và có những mặt hoạt động tiêu biểu, được lãnh đạo tỉnh và Trung ương Hội Khuyến học VN đánh giá tốt.

********

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; diện tích tự nhiên 6.346km2, có 200km bờ biển, 58km đường biên giới tiếp giáp vương quốc Campuchia. Kiên Giang có địa hình đa dạng, bao gồm cả đồng bằng, rừng núi và hải đảo. Toàn tỉnh có 13 huyện, 01 thị xã (Hà Tiên) và 01 thành phố (Rạch Giá) với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 06 huyện thuộc vùng sâu, 02 huyện đảo, 01 huyện và 1 thị xã biên giới. Dân số khoảng 1,7 triệu người; trong đó có hơn 13% đồng bào Khmer và 2,7% dân tộc Hoa. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Kiên Giang có tiềm năng kinh tế phong phú về Nông nghiệp, Công nghiệp, Thủy sản, Dịch vụ - Du lịch. Nhìn chung trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng dân trí của cả nước.

 I. Quá trình hình thành và phát triển của Hội khuyến học : 

  Hội khuyến học tỉnh Kiên Giang được thành lập ngày 15/4/2002

- Tháng 3/2003, Hội khuyến học 13/13 huyện, thị (chưa có huyện mới U Minh Thượng và Giang Thành) đã được thành lập; tháng 9/2003 tổ chức Hội cơ sở đã được thành lập ở 125/125 xã, phường, thị trấn và đã tổ chức Đại hội lần thứ I – Nhiệm kỳ 2003 – 2005 đối với Hội cơ sở. Đồng thời, Đại hội đại biểu HKH cấp huyện – Nhiệm kỳ 2003 – 2008 cũng được tổ chức, tiến tới Đại hội đại biểu HKH tỉnh Kiên Giang lần thứ I – Nhiệm kỳ 2003 – 2008 được tổ chức thành công ngày 24/10/2003. 

- Sau khi có Quyết định thành lập Hội khuyến học các cấp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Thông tri 01/TTr-TU ngày 21/8/2002 và UBND tỉnh có Chỉ thị 18/CT-UB ngày 23/8/2002 về phát triển tổ chức Hội khuyến học các cấp trên địa bàn tỉnh. Ngày 29/8/2002, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 50/CT-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 29/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Điều lệ Hội khuyến học Việt Nam, Quy chế về tổ chức và hoạt động của HKH tỉnh Kiên Giang… 

II. Những giai đoạn phát triển và hoạt động của Hội khuyến học KG

GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (10/2003 – 10/2008) 

1. Xây dựng và phát triển tổ chức Hội, hội viên

Báo cáo tổng kết năm 2003 (Năm đầu nhiệm kỳ Đại hội lần thứ I), tổ chức Hội được thành lập 125/125 xã, phường, thị trấn; 13/13 huyện, thị và có 958 Chi hội ấp, khu phố, trường học với 29.331 hội viên. Tính đến nửa cuối năm 2007, tỉnh có thêm một huyện mới (H. U Minh Thượng) và số xã được chia tách từ 125 đến 139 và đến 142 xã, phường, thị trấn…

Sau 5 năm hoạt động, tổ chức Hội luôn được củng cố và phát triển đều khắp ở 142/142 xã, phường, thị trấn; 14/14 huyện, thị, thành Hội. Phát triển mới 501 Chi hội ấp, khu phố - đạt 100%; 503/504 Chi hội trường Tiểu học, THCS – đạt 99,8% và có 27 Chi hội chùa Khmer, 2.371 tổ NDTQ có tổ chức Hội hoạt động – Ban khuyến học ở cơ quan HCSN, Cty – Doanh nghiệp có 179 Ban. 

Nếu năm 2003 mới có 29.331 hội viên – bằng 2,09% so dân số thì sau 5 năm đã phát triển được 42.577 hội viên mới, nâng tổng số hội viên lên 71.908 hội viên – đạt 4,22% so dân số tỉnh.

Thành Hội Rạch Giá có số lượng hội viên dẫn đầu toàn tỉnh : 17.506 h/v – đạt 8,5% so dân số TP. Rạch Giá. 

2. Phong trào thi đua khuyến học gắn với 3 cuộc vận động do TW Hội phát động

2.1/ Cuộc vận động xây dựng và biểu dương “Gia đình hiếu học” (GĐHH)

Tỉnh Hội đã triển khai cuộc vận động xây dựng GĐHH từ tháng 7/2003, coi đây là một nội dung thi đua quan trọng để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở cơ sở, tạo ra một chất lượng mới về sự chăm lo của từng gia đình cho giáo dục, nhằm tăng cường mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường–gia đình và xã hội.

Tháng 12/2005, Hội khuyến học tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương GĐHH tiêu biểu lần thứ I. Dự Hội nghị có 79 gia đình được bình chọn từ các huyện, thị, thành Hội; trong đó có 12 GĐHH xuất sắc, tiêu biểu được UBND tỉnh tặng Bằng khen và 65 gia đình xuất sắc được nhận Giấy khen của tỉnh Hội. Tỉnh Hội đã chọn 02 GĐHH xuất sắc tiêu biểu nhất đi dự Đại hội toàn quốc các GĐHH tiêu biểu tại Thủ đô Hà Nội và 02 gia đình đã được nhận Bằng khen của TW Hội. Đó là ông Dương Hồng Xuân – thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng và bà Trần Ngọc Loan – phường Vĩnh Bảo, Tp. Rạch Giá. 

Tháng 11/2007 Hội nghị biểu dương GĐHH tiêu biểu lần thứ II được tổ chức; đủ 14/14 huyện, thị, thành Hội đã mở Hội nghị biểu dương cấp huyện và chọn cử 120 GĐHH xuất sắc, tiêu biểu về dự cấp tỉnh và có :

+ 05 GĐHH được chọn đi dự Đại hội biểu dương GĐHH xuất sắc tiêu biểu toàn quốc lần thứ II, được nhận Bằng khen của TW Hội và UB Trung ương MTTQ VN.

+ 09 GĐHH xuất sắc tiêu biểu nhận Bằng khen của UBND tỉnh Kiên Giang

+ 106 GĐHH xuất sắc được Hội khuyến học tỉnh tặng Giấy khen

+ Năm gia đình tiêu biểu đi dự Hội nghị toàn quốc đó là : các GĐHH ông Đỗ Xuân Chính - ấp Xẻo Lá, xã Tân Thạnh, huyện An Minh; ông Nguyễn Minh Thắng – Khu phố I, phường Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá; ông Danh Chuỗi - ấp Tân Thành, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành; cô giáo Nguyễn Thị Thắm – xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất và bà Trần Thị Như Thúy – xã Tân Thành, huyện Tân Hiệp… mỗi gia đình, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều giống nhau về ý chí không chịu đói nghèo, siêng năng lao động, kể cả phải bươn chải, tìm mọi cách vượt lên hoàn cảnh để chăm lo nuôi dạy con học hành thành đạt và họ đều tích cực tham gia công tác khuyến học ở địa phương. 

Tính đến cuối năm 2008, tổng số gia đình đạt 3 tiêu chí GĐHH là : 41.942 gia đình – đạt tỷ lệ 13,4% so số hộ toàn tỉnh. 

2.2/ Kết quả cuộc vận động xây dựng Trung tâm HTCĐ

Trung tâm HTCĐ luôn được xác định là công cụ thiết yếu để thực hiện chủ trương xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Tính đến 31/12/2007, toàn tỉnh đã xây dựng được 142/142 xã, phường, thị trấn có TT HTCĐ – đạt 100% kế hoạch phủ kín TT HTCĐ trên phạm vi toàn tỉnh. 

2.3/ Cuộc vận động xây dựng và sử dụng Quỹ khuyến học, khuyến tài

Hội khuyến học các cấp hàng năm luôn nhận được sự ủng hộ tích cực của các tổ chức, các Cty-Dnghiệp, cá nhân trong, ngoài tỉnh và ngoài nước để xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài, cấp phát học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học và học sinh giỏi các cấp học, bậc học.

- Theo báo cáo chưa đầy đủ của các đơn vị, trong giai đoạn I (Nhiệm kỳ I) các cấp Hội đã vận động được 8.484.716.000đcộng với hiện vật (Tập viết, sách giáo khoa, quần áo, xe đạp – ước trị giá : 1.229.378.000đ; Nhân dân hiến đất xây dựng trường : 445.198m2 đất – tương đương : 9.338.637.000đ.

 Cộng chung vận động Quỹ khuyến học : 19.053.031.000đ

 Cũng trong giai đoạn I, một số đồng chí lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo ở Trung ương người thuộc tỉnh Kiên Giang cùng với Hội khuyến học tỉnh đã vận động các Cty-Dnghiệp trong và ngoài tỉnh tài trợ xây dựng 19 ngôi trường từ Mầm non đến Tiểu học, THCS, THPT và 5 Trung tâm HTCĐ với số tiền 33.362.000.000đ (từ 2003 đến 2007).

Từ các nguồn quỹ (tiền mặt và hiện vật) thu được, Hội khuyến học các cấp đã giúp đỡ học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; học sinh giỏi và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn – dạy giỏi, có nhiều cống hiến đối với nhà trường. Tổng số suất học bổng và giải thưởng đã cấp phát 78.046 suất – tương đương 6.343.580.000đ

- Chi hỗ trợ nhà trường sửa chữa, nâng cấp trường số tiền 3.136.045.000đ

3. Kết quả phong trào thi đua giai đoạn I :

- Danh hiệu Cờ thi đua, Bằng khen TW Hội

+ 02 năm nhận Cờ thi đua (2006 và 2008) : Hội khuyến học tỉnh KG

+ 31 Bằng khen từ 2003 – 2008 : gồm tập thể và cá nhân các cấp Hội, GĐHH tỉnh Kiên Giang

- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học” :

+ 185 KNC từ 2004 – 2008 : gồm các đ/c lãnh đạo tỉnh, huyện và CB Hội.

- Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, Chiến sĩ thi đua và Bằng khen UBND tỉnh

+ 02 năm đạt tập thể LĐXS (2005 và 2007) : Văn phòng tỉnh Hội

+ 02 năm đạt Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh : đ/c Chủ tịch HKH tỉnh

+ 61 Bằng khen tập thể của UBND tỉnh tặng : gồm các cấp Hội có thành tích xuất sắc

+ 68 Bằng khen cá nhân của UBND tỉnh tặng : gồm CB Hội có thành tích xuất sắc

+  186 Giấy khen tập thể và 503 Giấy khen cá nhân của Chủ tịch UBND tỉnh. 

GIAI ĐOẠN THỨ II (11/2008 đến nay) 

1.     Xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Hội, hội viên

Tổ chức Hội đã xây dựng luôn được củng cố; trong đó phát triển tổ chức Hội đến tổ NDTQ có 5.207/9.680 tổng số tổ NDTQ – đạt 53,8% tổ Hội. Số chùa Khmer có tổ chức Hội 48/62 chùa; Ban khuyến học ở các cơ quan HCSN, các Cty-DN, lực lượng vũ trang phát triển chậm – đạt trên dưới 60%.

Tổng số hội viên hiện có : 113.624h/v – bằng 6,68% so dân số tỉnh 

2. Toàn Hội thực hiện 3 cuộc vận động lớn do TW Hội phát động

2.1/ Xây dựng Gia đình hiếu học :

Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 50.660 gia đình đạt chuẩn GĐHH – đạt 13,6% so số hộ.

Năm 2011 tổ chức Hội nghị biểu dương GĐHH tiêu biểu cấp xã và huyện, chuẩn bị cho cấp tỉnh và Đại hội biểu dương GĐHH, DHHH tiêu biểu toàn quốc năm 2012. 

2.2/ Củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của Trung tâm HTCĐ

Có 145/145 TT HTCĐ được thành lập, phủ kín 100% xã, phường, thị trấn toàn tỉnh. Hầu hết các Trung tâm đã được củng cố về tổ chức, có tư cách pháp nhân, từng bước ổn định hoạt động theo tinh thần Quy chế 09 của Bộ GD&ĐT. 

2.3/ Vận động xây dựng Quỹ khuyến học gồm:

    + Tiền mặt, hiện vật và dân hiến đất (qui ra tiền) = 18.893.231.000đ 

* Cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi, thày cô giáo dạy giỏi: 88.772 suất. 

3. Kết quả phong trào thi đua khuyến học trong giai đoạn II:

- Hội khuyến học tỉnh nhận : 01 Cờ thi đua của UBND tỉnh

- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp khuyến học” : 326 KNC

- Bằng khen TW Hội : có 8 Bằng khen tập thể và 13 Bằng khen cá nhân

- Bằng khen UBND tỉnh : có 69 Bằng khen tập thể và 119 B.khen cá nhân

- Giấy khen của tỉnh Hội : có 216 Giấy khen tập thể và 414 G.khen cá nhân 

III. Đánh giá chung về phong trào khuyến học và sự phát triển của Hội Khuyến học tỉnh sau 10 năm hoạt động 

1. Hội Khuyến học tỉnh Kiên Giang được thành lập muộn hơn so với các tỉnh thuộc Khu vực ĐBSCL, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, và chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, phong trào khuyến học tỉnh nhà đã có bước phát triển khá nhanh ngang tầm với các tỉnh bạn và có những mặt hoạt động tiêu biểu, được   lãnh đạo tỉnh và Trung ương Hội Khuyến học VN đánh giá tốt.

2. Hội đã kịp thời triển khai có hiệu quả các Chỉ thị của Đảng và Chính phủ về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” như Chỉ thị 50/CT-TW, Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 29/CT-TTg, Chỉ thị 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, và các Thông tư, Chương trình hành động do Tỉnh ủy và UBND ban hành về công tác khuyến học, khuyến tài.  Những Chỉ thị đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng – Nhà nước đối với công tác khuyến học của cả nước và các địa phương nhằm xây dựng XHHT trên phạm vi cả nước để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế…

3. Trong từng bước phát triển đi lên của Hội Khuyến học Kiên Giang, chúng ta đã xây dựng được những mô hình rất căn bản của xã hội học tập. Đó là:

+ Mô hình GĐHH (được xây dựng từ năm 2003 đến nay và có 2 lần tổ chức thành công Hội nghị biểu dương…)

+ Mô hình Khu dân cư hiếu học (ở ấp, khu phố, tổ NDTQ) tuy còn mới nhưng đã có.

+ Mô hình Dòng họ hiếu học (do đặc điểm địa lý - Dân cư…) Kiên Giang có Dòng họ hiếu học, nhưng ít.

+ Mô hình TT HTCĐ (được xây dựng từ năm 2004 đến nay). Tại đây đáp ứng “Cần gì học nấy”!

 Những mô hình nói trên đang tiếp tục được củng cố, kiện toàn về tổ chức theo hướng hoạt động có chiều sâu, hiệu quả và bền vững để làm hạt nhân và công cụ thiết yếu của XHHT từ cơ sở.

4. Nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển của HKH Kiên Giang, chúng ta đã có tổ chức Hội hoạt động ở 100% huyện, thị, thành Hội; xã, phường, thị trấn; ấp, khu phố, trường học và trên 50% tổ NDTQ, các Ban Khuyến học…

Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn về tổ chức Hội các cấp rất cần được tiếp tục củng cố, bổ sung để kiện toàn ổn định bộ máy tổ chức Hội, nhất là yêu cầu về Hội có tính chất đặc thù và Hội cơ sở có vai trò làm nền tảng xây dựng xã hội học tập ở cơ sở. 

5. Cùng với việc củng cố, ổn định tổ chức Hội, việc phát triển hội viên sớm đạt 10% so với dân số và vận động Quỹ Khuyến học đạt được 10.000đ/người dân là những việc cần làm ngay. 

Toàn thể cán bộ, hội viên HKH trong tỉnh, tự hào về sự phát triển 10 năm của HKH Kiên Giang cùng với sự phát triển 15 năm của Hội Khuyến học Việt Nam. Đồng thời với tâm huyết của người làm khuyến học, chúng ta càng thấy trách nhiệm cao quý của mình trong việc xây dựng Hội phát triển toàn diện bền                                         

bền vững./.

 

                         

 Vũ Chí Cao (Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Kiên Giang)     

 





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.244 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.