TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Vị sư trẻ nặng lòng với đồng bào dân tộc Tây Nguyên
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Vị sư trẻ nặng lòng với đồng bào dân tộc Tây Nguyên
04.2009

Xem hình
Thầy Tấn và các em học sinh trong buổi lễ nhận chứng chỉ tin học
Bỏ Sài Gòn phồn hoa, thầy Thích Niệm Tấn lặn lội về buôn Kõ Tam, xã Eatu, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk bỏ tiền túi ra để mở lớp dạy ngữ văn và vi tính cho các em nhỏ ở đây.

Từ những chuyến đi

Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đi dọc Quốc lộ 26 theo hướng về thành phố biển Nha Trang, được sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con, chúng tôi dễ dàng tìm được tịnh Thất Pháp Đạt - Ngôi chùa nhỏ do vị sư trẻ Thích Niệm Tấn trụ trì.

Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên trước đống gạch, cát, đá… trước Tịnh Thất, anh Nguyễn Kim Hùng - người thợ xây, cho biết: “Chúng tôi đang giúp thầy Tấn xây dựng lớp học tình thương cho các cháu học sinh. Chắc cũng khoảng 1 tuần nữa là xong đó anh ạ!”. Vừa nói anh Hùng vừa chỉ tay về hướng đám thợ đang mải mê với công việc, cạnh đó là bóng áo nâu của một vị tu hành. Nói đoạn anh dẫn chúng tôi vào sâu bên trong.

Tiếp chúng tôi là một người thầy trong bộ đồ tu hành, đôi mắt sáng và giọng nói rất trong. Đó là thầy trụ trì Thích Niệm Tấn. Thấy tôi băn khoăn với câu hỏi vì sao Thầy không ở lại Sài Gòn mà lại về vùng núi cao nguyên xa tít mù này để xây chùa, mở lớp. Thầy chậm rãi kể câu chuyện ngược về quá khứ…

Trước đây, khi còn tu hành ở Chùa Pháp Trí (Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TPHCM), thầy làm Chánh thư kí cho sư phụ trụ trì ở đây. Nhiều lần lên Đăk Lăk cùng các sư huynh đệ khác làm từ thiện, thầy thấu hiểu cuộc sống cực khổ của bà con dân tộc nơi đây. Từ đấy, thầy thầm nhủ lòng phải làm gì đó có ích cho bà con”.

Cách đây hơn 3 năm, Thầy cùng một vị huynh đệ rời xa đất Sài Gòn phồn hoa để về với vùng đất đỏ bazan này thực hiện tâm niệm của mình.

Trước khi có quyết định mạo hiểm như vậy, Thầy cũng đã từng được sư phụ trụ trì can ngăn. Ấy vậy mà, tình yêu đồng bào, yêu cuộc sống và phong cảnh của vùng đất bình lặng này đã thôi thúc thầy lên đường không một chút do dự.

Ngày trở lại Tây Nguyên, người tu hành trẻ gặo không ít khó khăn. Hầu hết người dân ở đây là người dân tộc thiểu số, vốn sống khép kín trong các thôn buôn. Không những trình độ nhận thức xã hội còn kém mà họ còn lưu giữ biết bao hủ tục lâu đời.

Khoảng thời gian gần 2 năm đầu, nói là tịnh thất nhưng Thầy không được phép tụng kinh, gõ mõ vì luật của Buôn không cho phép người lạ làm “chuyện lạ trong buôn”. Rồi biết bao khó khăn nữa nhưng cũng không làm nản lòng vị sư trẻ.

Chính những ước nguyện chân thành và lòng quyết tâm của Thầy đã dần lấy được niềm tin đối với đồng bào dân tộc trong buôn.

Lớp tin học giữa núi rừng


Hằng ngày, thấy các cháu nhỏ trong buôn ngoài việc nương rẫy chỉ quanh quẩn với ba trò chơi mèo đuổi chuột…, thầy nghĩ, rồi chúng lớn lên, cuộc sống của chúng sẽ ra sao?!. Thế là, thầy đi đến quyết định táo bạo, bên cạnh dạy đạo đức, thầy còn mở lớp dạy ngữ văn cho các cháu. Với những cháu tiến bộ, thầy lại phá cách khi mở lớp dạy vi tính.

Lớp học ngữ văn và tin học cho các em học sinh nghèo trong buôn thì Tịnh Thất ngày càng được nhiều người biết tới, lan nhanh khắp nơi trong buôn và các vùng lân cận. Thậm chí những phật tử ở các vùng xa xôi cũng lặn lội về đây xin được quy y tại chùa. Lớp ngữ văn do chính Thầy đứng lớp còn lớp tin học là do một thầy giáo chuyên môn được Thầy mời về đảm trách.

Vẻ mặt rạng ngời, Thầy cho chúng tôi xem những bức ảnh chụp buổi lễ nhận bằng của các em học sinh. Gần 30 em đã vượt qua kì thi Chứng chỉ B Tin học Quốc gia vừa qua.

Tiếng lành đồn xa, số học sinh đăng kí các lớp học tiếp theo giờ đã vượt trên con số 100 nên Thầy phải liên hệ với một số cửa hàng vật liệu xây dựng mua chịu vật liệu để xây dựng phòng học cho các cháu.

Thầy dự định sẽ vừa đào tạo tin học vừa dạy Anh ngữ cho các cháu.

Trên nền đất rộng hơn 65m2, Thầy dự định đầu tư khoảng 15 chiếc máy vi tính ước tính lên tới 130 triệu đồng. Hiện tại, toàn bộ chi phí do tự Thầy bỏ ra và đi vạy nợ chứ chưa hề có nguồn tài trợ nào khác. Ngoài ra, ước mong của Thầy là xây dựng một Trung tâm ngoại ngữ - tin học để không những đào tạo cho các con em người dân tộc thiểu số ở đây mà còn giúp đỡ cho các cháu học sinh người Kinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn không có điều kiện đi học tiếp.



Để có người trực tiếp đứng lớp, Thầy đã liên hệ với các thầy cô giáo là những giảng viên của Trường Đại học Tây Nguyên để hỗ trợ. Thầy còn mời giáo viên phụ đạo cho các cháu học sinh lớp 6 đến lớp 9 các môn Toán, Lý, Hóa.

Dẫn chúng tôi ra xem phòng học đang trong giai đoạn xây dựng, Thầy cho biết, nghe tin thầy mở lớp dạy chữ, nhiều Phật tử đã không quản ngại khó khăn về đây phụ giúp thầy xây trường. Hàng ngày có khoảng 15 đến 20 người đến đây phụ giúp, khi đông nhất cũng có khoảng trên 30 người. Thậm chí có đồng bào ở tận Buôn Hồ hay nhiều cháu học sinh sau giờ học cũng tới đây khuân gạch, xây tường phụ giúp.

“Thay vì cho tiền thì mình cho kiến thức để các cháu tự nuôi sống mình sẽ có ý nghĩa hơn. Bởi lẽ, tiền xài thì cũng sẽ hết mà đôi khi nó còn làm hại các cháu nữa, nhưng còn kiến thức thì có thể nuôi sống các cháu được cả đời” - Thầy tâm sự.

Công Quang - Kim Dung

(Theo dantri)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.212 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.