VĨNH THẠNH THẮP SÁNG TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC

Đăng lúc: Thứ tư - 29/12/2010 17:08 - Tác giả bài viết: Đặng Phúc Minh

Vĩnh Thạnh là một huyện mới được thành lập vào đầu năm 2004.

Đây là một huyện thuần nông với hơn 100.000 dân. Vì thế đời sống người dân nơiđây còn nhiều khó khăn, đi lại cũng không thuận tiện. Ngày đó huyện chỉ có quốc lộ 80 đi qua dài khoảng 25km có thể đi lại bằng xe bốn bánh, còn lại phương tiện giao thông chính là xe hai bánh và ghe đò.

Ngày 12 tháng 05 năm 2004, hội Khuyến Học huyện Vĩnh Thạnh được thành lập trong sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo huyện. Tôi còn nhớ rõ trong ngày ra mắt hội, ông Tô Văn Vốn, Bí thư Huyện Ủy huyện Vĩnh Thạnh đã căn dặn anh em “Đừng để một em nào bỏ học vì nghèo đói. Nếu em bỏ học, lỗi đó là do hội khuyến học và chính quyền địa phương”.

Đó là một thuận lợi lớn đối với hội. Một thuận lợi nữa là các anh em trong thường trực huyện hội rất tâm huyết với vấn đề khuyến học, khuyến tài. Anh em lại có ba năm kinh nghiệm làm việc ở hội khuyến học thị trấn Thạnh An từ năm 2001 đến năm 2004 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Sau khi nhận nhiệm vụ, công việc đầu tiên của hội là khảo sát thực trạng của huyện trong các lãnh vực liên quan đến công việc khuyến học, khuyến tài. Kết quả sau khi tìm hiểu là huyện chỉ có một thị trấn Thạnh An có hội khuyến học, còn lại chín xã khác chưa có hội khuyến học. Trong hai trường THPT và 09 trường THCS, chỉ THPT Thạnh An là có hội  khuyến học, còn lại là chưa có. Số học sinh nghèo toàn huyện cần giúp đỡ khoảng 3000 em trên 28.000 học sinh các cấp. Có khoảng 150 sinh viên cần trợ cấp trên 1.500 sinh viên của huyện.

Điểm đặc biệt khó khăn là trong số 1.500 sinh viên trong huyện thì 03 xã Thạnh Thắng, Thạnh An và Thị Trấn Thạnh An đã có tới khoảng 1.200 sinh viên. 07 xã còn lại dân số gấp 02 lần 03 xã trên  chỉ có khoảng 300 sinh viên. Ít nhất là xã Thạnh Lộc chỉ có 11 sinh viên. Độ chênh lệch về dân trí tính theo số sinh viên giữa các xã lên tới hơn 30 lần (400 sinh viên / 10.000 dân, và 12 sinh viên / 10.000 dân).

Đứng trước một thực trạng vô cùng khó khăn như thế anh em thường trực luôn suy nghĩ và bàn luận làm cách nào để giúp các cháu nghèo được tiếp tục học, và vấn đề lớn nhất là làm sao giảm sự chênh lệch về dân trí giữa các xã.

Trong suy nghĩ và bàn luận anh em luôn vận dụng Điều lệ hội Khuyến Học Việt Nam vào thực tiễn của huyện. Đặc biệt là điều 3 với ba nhiệm vụ: giúp học sinh nghèo, thưởng học sinh giỏi, chú tâm thầy cô giáo và nhà trường, lắng nghe ý kiến người dân và các nhà khoa học để góp ý với chính quyền hầu giáo dục được phát triển. Ngoài ra hội thực hiện 05 nhiệm vụ cụ thể mà hội khuyến học thành phố đề ra là: tổ chức hội, gây quỹ hội, gia đình hiếu học, tuyên truyền quảng bá hội, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng.

Với một quyết tâm cao không ngại khó khăn, một ngày có thể đi về khoảng 80km khi đến các xã xa. Ngay trong năm 2004, 100%  xã đã có hội khuyến học. Hội cũng đã làm tốt các công việc gây quỹ hội, tuyên truyền quảng bá hội, xây dựng gia đình hiếu học và dòng họ khuyến học, cũng như tổ chức trung tâm học tập cộng đồng đến khắp các xã.

Nhìn chung, hàng năm 3000 cháu học sinh kho khăn đều được cấp tập vở bút mực. Những em nghèo thì nhận học bổng từ 200.000đ đến 1.000.000đ một em. Các em giỏi cấp thành phố và quốc gia đều được huyện Hội thưởng. Thầy cô giáo xuất sắc được Hội khen thưởng. Thầy cô giáo khó khăn Hội thăm hỏi, tặng quà.

Thường trực hội suy nghĩ muốn giảm sự chênh lệch về dân trí giữa các xã, Hội phải có những phương pháp làm việc táo bạo hơn, sáng tạo hơn nữa mới mong có kết qủa. Vì đây, theo thường trực hội đánh giá là một việc cực kỳ khó khăn không thể giải quyết một ngày, một năm mà phải chờ kết quả sau một hoặc hai nhiệm kỳ, từ 05 năm đến 10 năm, nếu có phương thức làm việc sáng tạo và đúng đắn.

Từ nhận định trên,Hội đã thực hiện cho in tập 100 trang có logo riêng của hội. Nổi bật nhất là ý tưởng mà tục ngữ Việt Nam đã có từ bao đời “ngày nay học tập, ngày mai giúp đời

Đến nay hội đã in được khoảng 700.000 cuốn tập, mẫu mã đẹp với ý tưởng hướng đến tương lai. Báo Dân Trí đã gọi đây là tập “kỳ vọng”. Báo Cần Thơ thì cho rằng “Đó là phương pháp tuyên truyền độc đáo của hội Khuyến Học huyện Vĩnh Thạnh”.

Tập dùng phát thưởng cho hoc sinh giỏi, tặng học sinh nghèo và học sinh bổ túc trong huyện. Các trường cũng dùng tập này để phát thưởng Giá tập lại thấp hơn thị trường từ 500đ đến 800đ/ tập

Ngoài việc in tập, hội tổ chức họp mặt sinh viên hàng năm vào ngày 27 tết âm lịch liên tục từ 2004 đến 2010 (07 lần) Ngày nay, họp mặt sinh viên đã trởthành ngày  truyền thống của huyện. Ngày họp mặt, mỗi xã, thị trấn chọn về huyện từ 12 đến 15 sinh viên học khá mà khó khăn. Năm đầu tiên xã Thạnh Lộc chỉ có 11 sinh viên. Trong khi xã Thạnh Thắng, Thạnh An có cả 400 sinh viên. Sở dĩ hội mời đồng đều giữa các xã như thế không theo tỉ lệ là muốn nâng đỡ các xã còn ít sinh viên. Trong mỗi lần họp mặt, hội mời từ 03 đến 04 người trong huyện đã vượt khó khăn trong học tập thành đạt về nói chuyện và khích lệ các em. Đó có thể là Bác sĩ, Nhà báo, kỹ sư, Tiến sĩ, Thầy giáo, Giảng viên Đại học..v..v.. ở mọi lãnh vực của xã hội. Trong ngày họp mặt, các sinh viên được nhận trợ cấp từ 200.000đ đến 1.000.000đ cùng với 20 cuốn tập của hội và dùng bửa tiệc đón xuân.

Hội thường xuyên xuống các xã Thạnh Lộc, Thạnh Phú… dù đi về cả 70 – 80km, để tác động đến người dân nơi đây. Tôi còn nhở như in lần đầu tiên xuống Thạnh lộc có ông cụ đã hỏi chúng tôi “ Sao các ông cho xã chúng tôi ít sinh viên thế?” phải mắt bao thời gian và công sức để trả lời giúp người dân hiểu được: số sinh viên ở mỗi xã nhiều hay ít không phải do huyện cho, mà chính gia đình họ định đoạt. Sau nhiều lần giải thích, người dân nơi đây đã hiểu và cố gắng cho con em họ học tập ngày càng cao hơn.

Trong hai năm qua, huyện hội đã trao 335 xe đạp học sinh chăm học xa trường, nghèo giúp 335 em không bị bỏ học. Báo Dân Trí  nhận định: “Đường đến trường của các em nay đã gần hơn”.

Hơn sáu năm trời với cách làm việc đầy nhiệt huyết và sáng tạo, Hội đã hoàn thành 05 nhiệm vụ mà thành hội giao phó, Hội còn thực hiện được nhiệm vụ vô cùng khó khăn của huyện, mà ngày nhận nhiệm vụ tưởng như không thể nào thực hiện được.

Thay mặt hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh chúng tôi vui mừng thông tin: sự chênh lệch về dân trí ở các xã hơn 30 lần trước 2004, ngày nay đã giảm xuống còn khoảng 5 lần. Xã Thạnh Lộc từ 11 sinh viên năm 2004 nay đã có 145 sinh viên đang học ở các trường Đại học và Cao đẳng.

Từ năm 2004 đến nay, huyện đã có thêm 05 Tiến sĩ, có 06 cháu du học Nhật Bản do hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh giới thiệu với hội khuyến học thành phố đưa đi.

Có được một kết quả trên chúng tôi suy nghĩ có nhiều yếu tố đan quyện và nâng đỡ nhau mới đem đến thành quả.

Trước tiên hội khuyến học ra đời là đáp lại nguyện vọng chính đáng và thiết tha của người dân hằng mong ước. Hội nối tiếp và khơi dậy rồi làm bùng cháy tinh thần hiếu học, truyền thống hiếu học đã có từ ngàn đời của dân tộc ta. Trước đây 300 năm nhà bác học Lê Quí Đôn (1726- 1784) đã nói “ Phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt, phi công bất phú, phi trí bất hưng”. Ông đã coi trọng việc học.

Ngày nay việc làm của hội khuyến học các cấp rất phù hợp với văn hóa văn minh của nhân loại là: Coi trọng sự học, tôn trọng người tài, UNESCO đã đưa ra 4 cột trụ của việc học: Học để biết, học để làm việc, học để sống chung và học để làm người, và 12 giá trị sống của con người mà ngành Giáo Dục nước nhàđang áp dụng từng phần, từng bước, đó là: Hòa Bình, Tôn Trọng, Yêu Thương, Trách Nhiệm, Hạnh Phúc, Hợp Tác, Trung Thực, Khiêm Tốn, Khoan Dung, Giản Dị, Đoàn Kết, Tự Do.

Hoạt động của hội khuyến học luôn nhận được sự ủng hộ từ các tôn giáo như: Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Thiên Chúa Giáo. Ởhuyện Vĩnh Thạnh với gần 40 xứ đạo, việc khuyến học khuyến tài đã thật mạnh mẽ và rất hiệu quả, bởi lẻ Thiên Chúa Giáo đã chủ trương “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào” thư chung Hội đồng Giám mục Việt Nam 1980.

Một yếu tố quan trọng nữa là sự chỉ đạo sâu sắc, sự hổ trợ kịp thời của lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh trong gần 07 năm qua đã giúp cho thường trực hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh có điều kiện thực hiện được kế hoạch, chương trình của Hội. như việc tổ chức họp mặt sinh viên hàng năm, in tập, tặng xe đạp v.v.

Sau cùng phải kể đến bầu nhiệt huyết của thường trực hội cùng với cách làm việc dân chủ, công khai minh bạch, vô vụ lợi, sáng tạo và khoa học. Những việc đó đã được toàn xã hội đồng tình ủng hộ và hội khuyến học thành phố Cần Thơ luôn theo sát để chỉ đạo và uốn nắn kịp  như đã nêu trên.

Bên những thành quả đạt được trong gần 10 năm qua, hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh hôm nay không phải không gặp những khó khăn, đồng thời hội vẫn mơ ước thực hiện cao hơn, xa hơn.

Trước tiên là một vài khó khăn. Các hội khuyến học ở các xã và thị trấn không thật bền vững do cán bộ luôn thay đổi, thiếu cán bộ tâm huyết với công tác khuyến học.

Một khó khăn khác là huyện Vĩnh Thạnh năm 2009 mới tiếp nhận xã Vĩnh Bình từ quận Thốt Nốt chuyển sang. Vĩnh Bình gần 10.000  dân chỉ có 08 sinh viên. Vĩnh Bình ngày nay cũng khó khăn như xã Thạnh Lộc năm 2004.

Nhìn về  tương lai, Hội mong ướckhông những học sinh Huyện Vĩnh Thạnh mà cả22 triệu học sinh Việt Nam đều thuộc lòng và nuôi ước mơ thực hiện câu tục ngữ của cha ông để lại: “ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” cung những đức tính quý báu: Khiêm Tốn, Thật Thà, Dũng Cảm như Hồ Chủ Tịch đã dạy.

 Được như vậy tương lai của Việt Nam sẽ sáng ngời, sánh vai kịp với các cường quốc năm châu./.

 

Ngày 04 tháng 08 năm 2010

 

Đặng Phúc Minh

Tác giả bài viết: Đặng Phúc Minh
Nguồn tin:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 26
  • Khách viếng thăm: 24
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 8341
  • Tháng hiện tại: 365611
  • Tổng lượt truy cập: 12826908