TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Nhân tài Đất việt | Nông dân nghèo Hà Kim Tới và sáng chế “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08”
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Nhân tài Đất việt 07.2025
Nông dân nghèo Hà Kim Tới và sáng chế “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08”
09.2019

Xem hình
Ngày 10/9/2019, Đoàn cán bộ thẩm định “Giải thưởng Nhân tài Đất Việt về Khuyến học, Khuyến tài” năm 2019 của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam do ông Phạm Hoàng Be, Phó Chủ tịch, Trưởng đoàn đã về thẩm định sáng chế “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08” của ông Hà Kim Tới, Hội viên Hội Khuyến học Việt Nam, sinh hoạt tại Khu 8, xã Võ Lao, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Đoàn công tác đã đến thẩm định thực tế Đề án sáng chế “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08” của ông Hà Kim Tới, với sự chứng kiến của Liên hiệp các Hội Khoa học&Kỹ thuật tỉnh; Sở Khoa học &Công nghệ, Sở Giáo dục&Đào tạo, Hội Nông dân tỉnh, Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh, Hội Khuyến học các cấp tỉnh, huyện, xã; đại diện lãnh đạo UBND huyện Thanh Ba.


Tại buổi làm việc, tác giả sáng chế, ông Hà Kim Tới đã báo cáo tóm tắt quá trình học tập, nghiên cứu, hình thành và phát triển các sáng chế, trong đó có Công trình sáng chế “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08”. Ông sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo của miền trung du Phú Thọ, nhà nghèo ông làm đủ mọi nghề kiếm kế sinh nhai, ông vốn sáng dạ lại cần cù chịu khó, làm thợ cơ khí, sản xuất dịch vụ, cho đến cả làm nghề ảnh.v.v. sau đó ông tập trung  tìm tòi nghiên cứu về thiết bị liên quan đến sắn tươi. 

Là một người nông dân với trình độ văn hóa lớp 7/10 trực tiếp trồng, chế biến sắn củ tươi do có sự đam mê đối với lĩnh vực cơ khí, trong hàng chục năm bản thân ông đã luôn tự học hỏi và tìm tòi nghiên cứu để tạo ra những dụng cụ thiết bị để nạo sắn vừa để giúp cho công việc nạo sắn của bản thân, gia đình, người dân trồng sắn đỡ vất vả và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Trải qua quá trình tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi các kỹ năng về cơ khí và với sự kiên trì ông đã thiết kế và tạo ra được những dụng cụ, thiết bị nạo sắn củ tươi từ thủ công đến bán tự động chạy bằng động cơ điện và xăng hiện nay. Từ nạo bằng bàn tay thủ công đến nạo bằng bàn nạo thủ công, cải tiến thành bàn nạo quay tay cho đến bằng máy ruôi sắn TS -08. 
   
Đối với nạo thủ công bằng tay năng suất rất thấp, chỉ nạo được 1 tạ sắn tươi trong 1 ngày và rất nặng nhọc và dễ làm trượt xước tay khi nạo; với nạo bằng bàn nạo thủ công năng suất đã tăng gấp 3 lần so với nạo thủ công bằng tay đạt 3 tạ củ sắn tươi/ngày, song vẫn không nạo triệt để vẫn còn phần chót củ sắn, không nạo được và hay xảy ra thương tích cho các ngón tay trượt vào bàn nạo. Đến bàn nạo quay tay năng suất lại được tăng lên đạt 7-8 tạ củ sắn tươi trong 1 ngày song vẫn phải tiến hành cạo sạch vỏ gỗ và đất cát bám quanh củ và nếu với lượng sắn củ tươi lớn thì không kịp cho việc phơi sấy khi thời tiết thuận lợi. Máy ruôi sắn bán tự động TS – 08 năng suất nạo bằng máy ruôi sắn TS08: một người 1 ngày nạo được 60-70 tạ củ sắn tươi và không phải tiến hành cạo vỏ gỗ trước khi nạo đáp ứng với lượng sắn củ tươi lớn kịp cho việc phơi sấy khi thời tiết thuận lợi không phải sấy bằng lò tốn công và củi. 
       

Ông Phạm Hoàng Be, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thông báo kết quả thẩm định

Sau khi nghe tác giả báo cáo, ý kiến của các sở, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở. Ông Phạm Hoàng Be, Trưởng đoàn thẩm định thông báo kết quả thẩm định của Đoàn công tác. Theo các quy định của Trung ương Hội, sáng chế đã đạt các hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường và hiệu quả của sử dụng.v.v. 

Về khoa học kỹ thuật. Loại máy ruôi bán tự động sử dụng động cơ điện hoặc động cơ xăng, kiểu máy tròn theo chiều ngang làm việc liên tục. Tạo ra thiết bị ruôi sắn bán tự đông TS-08 đạt công suất cao sử dụng các động cơ điện và động cơ xăng. Thiết bị làm việc liên tục để dễ dàng cơ giới hóa, tự động hóa được 1 phần khâu sơ chế sắn củ tươi và đã khắc phục được các hạn chế khi sử dụng bàn nạo quay tay ở trên.
 
Về công nghệ. Sản phẩm sợi sắn sau nạo có độ đồng đều cao và không bị lẫn vỏ gỗ và đất cát. Đã tách được vỏ gỗ và các sản phẩm còn lại của củ khi ruôi bằng bàn thủ công và bàn nạo quay tay. Sợi sắn ruôi đều hơn so với ruôi thủ công và đưa năng suất tăng gấp 10 – 20 lần so với nạo thủ công bằng tay (60- 70 tạ /3-7 tạ).
 
Máy ruôi sắn TS08 là thiết bị cơ khí chưa từng được chế tạo ở Việt Nam, lần đầu tiên được áp dụng tại Phú Thọ và Việt Nam đặc biệt là máy đã tách được vỏ gỗ riêng với các phần hữu ích còn lại của củ sắn và củ sắn được ruôi triệt để (không mất công tách vỏ gỗ và tận dụng tối đa toàn bộ phần hữu ích của củ sắn đưa vào nạo). Giải pháp áp dụng các nguyên tắc chế tạo cơ khí, đĩa, lưỡi nạo được chế tạo và chuyển động liên tục trong quá trình vận hành thiết bị. Thao tác vận hành thiết bị đơn giản, an toàn, chỉ cần 1 người thực hiện vận hành máy làm giảm chi phí nhân công. Truyền động đơn giản trong quá trình sản xuất vận hành lắp đặt thiết bị. Thiết bị gọn nhẹ, dễ di chuyển, lắp đặt ngay tại các nương, đồi sắn. 

Hiệu quả kinh tế: máy TS08 đưa năng suất tăng gấp 20 lần so với bàn nạo thủ công và gấp 10 lần so với bàn nạo quay tay, chất lượng sợi sắn ruôi bằng máy TS08 cao hơn giá thành sản phẩm sắn ruôi bằng thủ công từ 5-10%. 

Về mặt xã hội. Tạo việc làm cho 20 – 25 lao động tại địa phương có thu nhập ổn định bình quân 5 triệu đồng 1 tháng. Giúp giải phóng sức lao động cho người nông dân, nâng cao hiệu quả trồng và sơ chế sắn. Thúc đẩy cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới. Máy ruôi sắn TS08 có độ vận hành an toàn cao, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏecho người vận hành. 

Trong quá trình vận hành máy chạy ổn định, ít hỏng hóc, các thiết bị hỏng hóc có thể dễ dàng tháo lắp, thay thế với giá thấp. Giá bán máy hiện nay tại cơ sở là 1 triệu đồng/1 thiết bị máy hoàn chỉnh (có kèm theo phụ tùng riêng để thay thế hoặc theo yêu cầu của khách hàng  như đĩa, lưỡi...), phù hợp với các hộ gia đình có trồng và chế biến sắn kể cả những nơi không có nguồn điện. Máy đã được bán để sử dụng trong tỉnh và ở các vùng (như Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ngãi... và 1 số nước ngoài đã đặt mua máy như Lào, Campuchia;. Khi hết mùa sơ chế sắn củ có thể sử dụng động cơ lắp vào các thiết bị khác để sử dụng như máy bơm nước, máy đốn cành chè, tách hạt ngô... 

Ông Hà Kim Tới là một trong những tấm gương người cao tuổi tự học, tự nghiên cứu, học tập suốt đời và tạo lập công trình “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08” và một số sáng chế khác. Ông đã được nhận các giải thưởng: Đạt giải nhì cuộc thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2012 – 2013, giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2012 -2013, Danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2015, Danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018, Danh hiệu CCB sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh năm 2018 và nhiều Bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ và các Bộ ngành TW. 
       
Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và lãnh đạo UBND huyện dự hội nghị đều nhất trí đề nghị Hội đồng xét Giải thưởng “Nhân tài Đất Việt năm 2019” xét trao giải cho công trình sáng chế “Máy ruôi sắn củ tươi TS 08” của ông Hà Kim Tới./.


Thanh Xuân



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Dòng họ Mùa khơi ngọn lửa tri thức miền biên viễn
Hội Khuyến học tỉnh Hoà Bình bàn giao 2 khu "nhà khuyến học" - nhà ở công vụ cho trường học
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Thái Bình tổ chức Hội thảo “Nhà bác học Lê Quý Đôn – Di sản trí tuệ Việt Nam”
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp


Thời gian mở trang: 0.148 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.