Chiến lược Khuyến học góp phần phát triển xây dựng xã hội học tập từ cơ sở
08.2007
A. Hội Khuyến học các cấp quán triệt vai trò quan trọng, nội dung và các giải pháp xây dựng xã hội học tập từ 2006 - 2010
1. Vai trò của Hội Khuyến học Việt Nam Hội Khuyến học Việt Nam là người khởi xướng, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đề án xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trình TW Đảng và Chính phủ xét duyệt (1999 - 2005). Ngay từ năm 2002, Hội Khuyến học Việt Nam đã chủ đông xây đựng và triển khai thực hiện có kết quả bước đầu đề án "Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập".
Sự nghiệp xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của Đảng Nhà nước, của tất cả các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức văn hóa - luân tế - xã hội và mọi người. Hội Khuyến học Việt Nam dựa vào 3 nhiệm vụ của mình đã nêu trong Điều lệ, tiếp tục làm nòng cất trong việc tư vấn và phối hợp với các lực lượng xã hội đẩy mạnh hoạt động khuyến học - khuyến tài - khuyến đức góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Vai trò quan trọng của Hội Khuyến học đã được ghi rõ trong Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ : "Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đặc biệt cần phát huy vai trỏ quan trọng của Hội Khuyến học Việt Nam trong việc tổ chức các hoạt động khuyến học và tham gia tích cực vào các hoạt động khác nhằm đẩy mạnh phong trào cả nước trở thành một xã hội học tập".
Hội Khuyến học các cấp cần nắm vững và vận dụng các văn bản pháp lý sau đây để xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.
- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, X về giáo dục và đào tạo Nghị quyết TW 7 (khóa IX) mở cuộc vận động toàn dân xây dựng xã hội học tập.
- Quyết định 112/20051QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010.
- Chương trình phối hợp hành động giữa Bộ GD&ĐT và Hội Khuyến học Việt Nam triển khai thực hiện QĐ số 112/2005 QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010 (Văn bản số 4769!BGDĐT - HKHVN ngày 8/6/2006).
- Đề án Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập (BCH TW Hội Khuyến học Việt Nam thông qua ngày 27/3/2002).
- Công văn số 198 ngày 26/5/2005 của TW Hội Khuyến học Việt Nam hướng dẫn đẩy mạnh hoạt động khuyến học thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập của Chính phủ.
2. Quán triệt bản chất, nhiệm vụ và các giải pháp xây dựng xã hội học tập
2.1. Bản chất của xã hội học tập Quyết định 112/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: "Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập".
Có thể nói một cách ngắn gọn, dễ nhớ. Bản chất của xã hội học tập là xây dựng, chấn hưng nền giáo dục nhân dân; nhà nước đóng vai trò tổ chức và quản lý, cùng nhân dân tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người đều được học và tự học thường xuyên, liên tục, suất đời trong các trường học và ở bên ngoài nhà trường; đồng thời mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền lợi và nghĩa vụ học tập, tham gia xây dựng, phát triển giáo dục và đào tạo.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ quan niệm về xây dựng xã hội học tập, mục tiêu cần đạt giai đoạn 2005 - 2010, 5 nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp thực hiện và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện của các bộ, ban, ngành, đoàn thể và UBND các địa phương.
Riêng với Hội Khuyến học các cấp cần lưu ý các điểm chính sau đây của Quyết định 112/20051QĐ-TTg:
2.2. Về nhiệm vụ chủ yếu
- "Thiết lập và thực hiện các nội dung, biện pháp, cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, ngành giáo dục, các tổ chức -chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các đoàn thể từ TW đến các cấp cơ sở để triển khai, tổ chức các hoạt động nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập".
- "Khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động khuyến học - khuyến tài nhằm huy động, thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập, góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Năm phát triển lành mạnh, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa từng bước tiếp cận trình . độ tiên tiến của thế giới; khắc phục những hạn chế, yếu kém, ngăn chặn tiêu cực tạo cơ hội và điều kiện cần thiết cho việc học tập ...". - "Nhân rộng và phát huy tính hiệu quả của các mô hình ,'gia đình hiếu học", "dòng họ khuyến học", "tổ dân phố, làng văn hóa", "xã, phường, thị trấn khuyến học" với những nội dung, tiêu chí xác định, cụ thể, thiết thực...". - "Phát triển bền vững và nhân rộng mô hình trung tâm học tập cộng đồng trên các địa bàn xã, phường, thị trấn".
2.3. Về các giải pháp thực hiện
- "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ... đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phân công trách nhiệm rõ ràng, cổ cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chính quyền, các cấp, các ngành ... đặc biệt cần phát huy vai trò quan trọng của Hội Khuyến học Việt Nam ...".
- "Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên..." - "Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý chặt chẽ, bảo đảm tính liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên." - "Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ...". - "Nhà nước dành ngân sách để hỗ trợ phát triển giáo dục thường xuyên".
B. Hội Khuyến học cơ sở xã, phường, thị trấn đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài với các đối tượng ở trong các trường học và các đối tượng ở bên ngoài nhà trường để góp phần xây dựng. xã hội học tập từ cơ sở
a: Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy tốt, học tôi với các đối tượng trong các trường học đóng trên địa bàn
1. Phối hợp với nhà trường và Ban -đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ giáo viên dạy tốt, chống lưu ban, bỏ học. Vận động học sinh đi học đúng độ tuổi, thực hiện phổ cập THCS, tiến đến phổ cập bậc trung học, phát triển mạnh dạy nghề, THCN, CĐ - ĐH; vận động giáo viên bồi dưỡng cho học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Chống việc dạy thêm, học thêm tràn lan tiêu cực.
2. Hỗ trợ nhà trường phòng chống HIVIAIDS, tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác xâm nhập học đường; tham gia quản lý, giáo dục những học sinh, sinh viên đã mắc nghiện ma túy và các tệ nạn xã hội khác; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
3. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương tạo môi trường giáo dục lành mạnh; hỗ trợ nhà trường quản lý sinh hoạt của học sinh tại thôn, xóm, tổ dân phố trong những ngày nghỉ học; góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. . ' .
4. Bàn bạc với chính quyền vận động nhân dân thực hiện kiên cố hóa trường học , xét cấp thêm đất để nhà trường xây dựng trường học, vườn trường, phòng thí nghiệm thực hành, sân chơi, bãi tập ... đạt tiêu chuẩn quy định của trường chuẩn quốc gia; trồng cây trong khuôn viên nhà trường tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
5 .Phối hợp với nhà trường vận động các bậc cha mẹ và học sinh giữ gìn, sử dụng sách giáo khoa trong nhiều năm, xây dựng tủ sách tại lớp, chuyển giao sách giáo khoa từ học sinh lớp trên cho học sinh lớp dưới vào cuối năm học.
6. Phối hợp với cha mẹ học sinh và nhà trường thực hiện hướng nghiệp dạy nghề phô thông và phân luồng học sinh sau THCS, THPT.
7. Vận dụng nguồn tài chính và người hảo tâm trực tiếp giúp đỡ những học sinh khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó học tập, động viên khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh giỏi.
8. Cùng nhà trường và các đoàn thể địa phương vận động nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. Giúp đỡ những giáo viên chưa có nhà ở, nhất là giáo viên miền xuôi lên miền núi dạy học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
9. Động viên giáo viên, học sinh tích cực tham gia công tác khuyến học ở địa phương, tham gia xây dựng giảng dạy ở các trung tâm học tập cộng đồng. Thành lập Chi hội khuyến học ở trường mầm non, tiểu học, THCS.
10. Tư vấn với nhà trường động viên giáo viên đương chức và hưu trí, cha mẹ học sinh và những người có uy tín, am hiểu và quan tâm đến sự nghiệp giáo dục đóng góp ý kiến về nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giáo dục và giảng dạy; đóng góp cho địa phương về quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường học đóng trên địa bàn.
Ngoài những hoạt động nêu trên, tùy theo yêu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, có thể tập trung vào hoạt động này hay hoạt động khác, hoặc đề xuất thêm những hoạt động mới nhằm hỗ trợ nhà trường dạy tết, học tốt, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò và đến lượt mình, nhà trường lại phát huy tác dụng tích cực đến phong trào khuyến học ở địa phương, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
b. Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập thường xuyên trong nhân dân
Đối tượng người cần học thường xuyên, liên tục ở ngoài nhà trường thuộc các xã phường thị trấn thường chiếm 314 dân số, bao gồm tất cả những người hiện đang không học ở trong các loại trường học như các cán bộ, đảng viên ở địa phương, nhân dân lao động, người cao tuổi, người khuyết tật, thanh thiếu niên thất học, trẻ em chưa đến nhà trẻ, mẫu giáo.
Sau đây là những công việc Hội Khuyến học cơ sở có thể và cần phải tác động để góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở.
1. Phát động phong trào thi đua nêu gương sáng "người người học và tự học" thường xuyên, liên tục, suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi trình độ; học văn hoá, khoa học - kỹ thuật, nghề nghiệp, lối sống văn minh; học để biết, để làm việc, để làm người, để chung sống và phát triển cộng đồng.
2. Tiếp tục nhân rộng và tôn vinh "gia đình hiếu học" là tế bào của XHHT với 3 tiêu chí: chăm lo cho con cháu học tập tết, những thành viên trong gia đình đều học tập và chăm lo phong trào khuyến học ở địa phương.
3. Mở rộng phong trào xây dựng dòng họ khuyến học ở những nơi nhiều người có quan hệ huyết thống, họ hàng với 3 tiêu chí:
- Có trên 50% gia đình dòng dòng họ là gia đình hiếu học. - Tạo điều kiện, giúp đỡ cho mọi trẻ em trong độ tuổi đi học đỡ được đến trường học, không có trẻ em lưu ban, bỏ học. - Thành lập được Ban khuyến học dòng họ, có Quỹ khuyến học dông họ để giúp đỡ các thành viên trong họ vượt qua khó khăn học tết; biểu đương khen thưởng người học giỏi, đỗ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
4. Xây dựng "xóm (tổ dân phô) khuyến học" với 4 tiêu chí: - Có ít nhất 50% gia đình trong địa phương đạt gia đình hiếu học. - Trên 60% người lớn tham gia học tập (tham dự tập huấn, học chuyên đề, nghe thời sự, chính sách ở TTHTCĐ hoặc do cơ quan, đoàn thể tổ chức). - Thành lập được Tổ khuyến học. - Góp phần giáo dục, quản lí học sinh trong hè và những ngày nghỉ.
5. Xây dựng "thôn (làngl khú phô) khuyến học" với 4 tiêu chí: - Cổ ít nhất 50% xóm, tổ dân phố đạt "xoắn tổ dân phố khuyến học"; - "Trên 60% người lớn tham gia học tập (tham dự tập huấn, học chuyên đề, nghe thời sự, chính sách ở TTHTCĐ hoặc do cơ quan, đoàn thể tổ chức).
Thành lập được Chi hội khuyến học và đi vào hoạt động có nền nếp. - Góp phần giáo dục quản lý học sinh trong hè và những ngày nghỉ. 6. Xây dựng "xã phường thị trấn khuyến học" Với 4 tiêu chí: - Có ít nhất 50% số thôn (làngl khu phô) đạt thôn làng khu phố khuyến học; Hệ thống trường học (mầm non, tiểu học, THCS ...) theo hướng đạt chuẩn quốc gia, xanh - sạch - đẹp, trước hết phải tạo điều kiện đạt được tiêu chuẩn về đất xây dựng trường tính theo đầu học sinh (trung bình 10 m2 / học sinh). - Thành lập được TTHTCĐ đi vào hoạt động có nề nếp. - Có Quỹ khuyến học ngày càng lớn.
7. Phối hợp góp phần thúc đẩy việc thành lập, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ xã phường thị trấn với 5 tiêu chí:
- Tham gia thành lập TTHTCĐ - Tham gia quản lý TTHTC Đ - Tham gia tìm hiểu nhu cầu học tập của nhân dân, từ đó tham gia xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học ở TTHTCĐ cho sát thực tiễn.
- Tham gia, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lực lượng giảng dạy hướng dẫn viên của TTHTCĐ. - Tham gia gia vận động nhiều người đến học ở THTCD.
8. Động viên, khuyến khích, hỗ trợ các tập thể, cá nhân có tâm huyết và điều kiện mở các lớp học XMC, lớp học tình thương, các trường lớp ngoài công lập (mầm non, tiểu học, THCS, THPT, dạy nghề, cao đẳng, đại học ...)
9. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Chính quyền cơ Sở, Chủ động liên kết, phối hợp với ngành giáo dục và các đoàn thể xã hội xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp hoạt động hằng năm hoặc 2 - 3 năm để huy động các tiềm năng trí tuệ và vật chất của các lực lượng xã hội xây dựng XHHT từ cơ sở.
- Phối hợp giữa Hội Khuyến học cơ sở với các trường học đóng trên địa bàn, thành lập Chi hội khuyến học ở các trường học .
- Phối hợp song phương hoặc đa phương giữa Hội Khuyến học với MTTQ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ:
Thành lập các Ban khuyến học đồng hương bao gồm những người làm ăn sinh sống, học tập ở xa quê (trong nước hoặc nước ngoài)
10. Động viên, khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị, các nhà sản xuất, địch vụ, kinh doanh mô rộng các hoạt động khuyến học khuyến tài.
- Thành lập Ban Khuyến học của đơn vị. - Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ do cơ quan mở theo hình thức học tại chức, học từ xa. - Có nhiều hình thức khuyến học khuyến tài động viên con cháu học tốt, rèn luyện tốt. 11. Vận động các cơ quan nhà nước, lực lượng công an, quân đội đóng trên địa bàn (nếu có) tích cực tham gia, hỗ trợ địa phương đẩy mạnh các hoạt động khuyến học khuyến tài.
Vận động các chức sắc tôn giáo, nhà chùa, nhà thờ làm từ thiện, nuôi dưỡng, giúp đỡ trẻ em nghèo, cơ nhỡ, khuyết tật được học hành.
12. Vận động xây dựng Quỹ khuyến học - khuyến tài có số dư ngày càng lớn, sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng với hiệu quả cao và thiết thực để làm phương tiện và điều kiện góp phần xây dựng XHHT từ cơ sở.
admin |