TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Tài trợ & Học bổng | Doanh nhân Lê Văn Kiểm - Tài năng và tấm lòng nhân ái
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Tài trợ & Học bổng 10.2024
Doanh nhân Lê Văn Kiểm - Tài năng và tấm lòng nhân ái
07.2007

Xem hình
Cảm nhận đầu tiên của chúng tối khi tiếp xúc và làm việc với ông Lê Văn Kiểm, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Golf Long Thành là ở Ông luôn toát lên một phong cách hoạt bát, thông minh, nhạy cảm, được thể hiện lên gương mặt tươi sáng, điềm tĩnh và nhân hậu... Song, tất cả những điều đó cũng chưa thể nói lên điều gì, nếu chưa biết nhiều về một cuộc đời nhiều sóng gió thăng trầm, nhiều thử thách cam go, nhưng lúc nào cũng giầu lòng nhan ái của cựu chiến binh - doanh nhân Lê Văn Kiểm.

Ông cất tiếng chào đời tại cố đô Huế vào năm ất Dậu 1945, trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Theo gót ông bà nội và ngoại, cha mẹ ông cùng lên chiến khu tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1949, cha ông đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sống cảnh đời "mẹ góa con côi" chịu nhiều nỗi buồn khổ, thiệt thòi từ năm lên 4 tuổi, ông cùng mẹ đã trải qua bao tháng ngày vất vả, thương đau. Dù được nhiều đồng đội của cha mẹ và bà con thân thiết chở che, đùm bọc, nhưng nỗi đau và lòng thương nhớ người cha yêu quý của mình thì mãi mãi không có gì có thể bù đắp. Chính lòng thương nhớ xen lẫn tự hào về người cha thân yêu của mình đã khích lệ ông nỗ lực vươn lên trong học tập...



Năm 1969, sau khi tốt nghiệp Đại học thủy lợi, chàng kỹ sư trẻ Lê Văn Kiểm về nhận công tác tại Ty Thủy lợi tỉnh Hải Hưng. Dù được hưởng chính sách miễn trừ nghĩa vụ quân sự do là con duy nhất của gia đình liệt sĩ, nhưng dòng máu yêu nước và tinh thần cách mạng được nuôi dưỡng từ thế hệ ông cha vẫn thôi thúc trong ông. Sau vài lần đề đạt nguyện vọng xin nhập ngũ để được trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận không được chấp nhận, Lê Văn Kiểm đã quyết định viết một lá đơn tình nguyện bằng chính dòng máu của mình. Trong lá đơn thiêng liêng này, ông đã lý giải rằng: “ Đất nước còn bóng giặc xâm lược và bom đạn chiến tranh thì không một ai có cuộc sông bình yên. Đối với riêng tôi, không những phải đền nợ nước mà còn phải trả thù nhà... ". Và, năm 1 971 , chàng thanh niên, kỹ sư Lê Văn Kiểm đã trở thành anh giải phóng quân, cùng đồng đội trải qua những chặng đường hành quân đầy gian nguy vất vả, vào trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường miền Đông Nam bộ, cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng...



* CÓ PHÚC CÓ PHẦN


Sau ngày đất nước thống nhất không lâu, Lê Văn Kiểm chuyển ngành hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh. Vốn là một người năng động trong tư duy sáng tạo và mạnh dạn thể nghiệm những ý tưởng của mình, ông Kiểm đã cùng vợ là kỹ sư hóa Trần Cẩm Nhung bán đi chiếc xe máy - phương tiện duy nhất của gia đình lúc bấy giờ để dồn vốn mua máy sản xuất thức ăn gia súc. Rối từ thức ăn gia súc, ông bà Kiểm đã tái đầu tư mở rộng sản xuất đầu tư từ nguyên liệu chính là hạt cao su, phục vụ kỹ nghệ sơn và phân bón. Thành công ban đầu đã tạo tiền đề cho gia đình ông phát triển lên thành Công ty may mặc và xây đựng Huy hoàng, giải quyết công ấn việc làm cho 2.000 lao động. Vào thời điểm đất nước bắt đầu đấy mạnh công cuộc đổi mới và phát triển, Công ty Huy Hoàng đã trúng thầu xây dựng và mở rộng nút giao thông Hàng Xanh (TP. HCM). Tuy công ty còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, nhưng ông bà Lê Văn Kiểm vẫn quyết định dành toàn bộ số tiền lai từ công trình này ủng hộ xây dựng công trình "Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược" Củ Chi. Với nghĩa cử này, ông Kiểm đã giải thích với nhiều người rằng: "Đóng góp xây dựng Đền liệt sĩ Bến Dược là việc làm "Đền ơn đáp nghĩa", nếu không tham gia sẽ không còn cơ hội...”



Ngoài nghĩa cử cao đẹp này, ông bà Lê Văn Kiểm còn tham gia nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác như: tặng nhà Cửa nghĩa cho các gia đình chính sách, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng, tặng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào vùng bão lụt vụ may mặc xuất khẩu... đã đẩy nhiều doanh nghiệp tới bờ vực phá sản, trong đó có Công ty Huy Hoàng. Nhưng, với bản lĩnh của một doanh nhân trung thực, có tầm nhìn xa, trông rộng, ông đã phân tích tình hình, đề ra giải pháp khắc phục và gửi đơn giải trình lên Trung ương Đảng, Chính phủ xin cho ông có thời gian để thực hiện đề án khắc phục sự thua lỗ, củng cố và phát triển doanh nghiệp của mình. Sự ủng hộ kịp thời và rất cần thiết của Trung ương, đã góp phần khích lệ ông và gia đình vào những dự án đầu tư mới, mà trên thực tế là những thử thách không kém phần cam go, quyết liệt trên thương trường. Giống như một phép nhiệm màu, chẳng bao lâu sau, cái tên Lê Văn Kiểm lại nổi lên gắn liền với những công trình và doanh nghiệp mới đã và đang không ngừng phát triển. Đó là sân Golf Long Thành (Đồng Nai), khu du lịch nghỉ mát Thùy Dương (Bà Rịa - Vũng Tầu) và rất nhiều hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa trên khắp miền đất nước. Sự hồi sinh diệu kỳ đã giúp doanh nghiệp của gia đình ông trả hết nợ vay ngân hàng, thực hiện tết nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước với số tiền trên 20 tỷ đồng; đồng thời tạo ra một nguồn vốn và xu thế phát triển bền vững. Điều đáng mừng nữa là những dự án đầu tư mới của gia đình ông Kiểm không những giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động; mà còn tạo ra những công trình xây dựng có kiến trúc độc đáo, mang tính văn hóa cao, ngày càng hấp dẫn khách hàng và du khách trong, ngoài nước... Thật đúng là "có phúc có phần" như ông bà ta đã dạy.


* THUẬN VỢ THUẬN CHỒNG DỐC LÒNG LO VIỆC THIỆN

Chỉ cần nhìn vào bản tổng hợp nhiều hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa và khuyến học của gia đình ông Lê Văn Kiểm từ năm 1980 đến đầu năm 2007 với tổng giá trị lên đến con số 30 tỷ 313 triệu đồng, cũng có thể ghi vào sách kỷ lục Việt Nam về thành tích đóng góp nhân đạo hiếm có của một gia đình. Điều đó cũng nói lên sự đồng thuận cao cả của vợ chồng doanh nhân Lê Vãn Kiểm và Trần Cẩm Nhung. Hầu như mọi hình thức trong lĩnh vực hoạt động nhân đạo đều có sự tham gia của gia đình ông. Từ xây tặng nhà tình nghĩa, tình thương, cá công trình tưởng niệm, ghi công ơn liệt sĩ, các khu di tích cách mạng đến việc phụng dưỡng mẹ VNAH, chăm sóc, giúp đỡ các gia đình TBLS, gia đình cựu chiến binh gặp khó khăn; từ tài trợ mổ mắt miễn phí cho người mù nghèo, mồ tim cho các cháu bị bệnh tim bẩm sinh, tặng xe lăn cho người tàn tật, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam đến tài trợ học bổng cho học sinh nghèo khuyết tật, tặng sách vở xe đạp, quần áo, máy vi tính xây dựng trường học cho học sinh vùng sâu, vùng xa; từ tặng quà cho đồng bào nghèo nhân dịp lễ Tết tặng bò hay ủng hộ tiền cho các chương trình xóa đói giảm nghèo v.v.. đều có sự góp mặt của ông bà Lê Văn Kiểm. Riêng đối với tỉnh Đồng Nai, gia đình ông đã đóng góp một khoản tiền lên đến hơn 6 tỷ đồng cho các chương trình nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa. Trong đó, ông đã dành cho các hoạt động khuyến học của huyện Long Thành, xã Phước Tân và Hội Khuyến học tỉnh nhiều nghĩa cử như. tặng 100 triệu đồng để góp phần xây nhà ở cho giáo viên vùng sâu, vùng xa, tặng 40 suất học bổng cho chương trình “tiếp sức sinh viên " (mỗi suất 1 ,2 triệu đồng) /năm và nhiều hoạt động khác với số tiền gần 2 tỷ đồng...



Công ly Golf Long Thành trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong khối doanh nghiệp tư nhân toàn tỉnh về tham gia đóng góp nhân đạo và ủng hộ cho hoạt động khuyến học trên địa bàn.



Với những nỗ lực và thành công trong đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như những đóng góp nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa và ủng hộ cho hoạt động khuyến học, doanh nghiệp và cá nhân ông Lê Văn Kiểm đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, được Hội Khuyến học Vệt Nam tặng bằng khen và Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Khuyến học" cùng rất nhiều phần thường có giá trị khác của các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương trong cả nước.



Cuối cùng, cho phép chúng tôi được dẫn lời bộc bạch của ông Lê Văn Kiểm nói về nghĩa cử nhân đạo, để kết thúc bài viết này: "Tôi và gia đình luôn cảm thây mình còn nặng nợ đối với đồng đội và đồng bào, nên hễ có chút đỉnh là muốn được sẻ chia theo tinh thần đền ơn đáp nghĩa và tham gia các chương trình nhân đạo góp phần cứu giúp những mảnh đời bất hạnh. Còn việc tài trợ cho khuyên học, chúng tôi luôn coi là một hướng đầu tư cho tương lai. Giúp được một chút vượt .qua khó khăn, học hành thành đạt là một niềm vui và hạnh phúc đối với cả gia đình... ".



Lê Hương Thơm



Theo Giáo dục và Khuyến học số 18 - Sở Giáo dục đào tạo và Hội Khuyến học Đồng Nai

admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Cao Bằng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Toạ đàm "Một số giải pháp khuyến khích nữ sinh viên - học sinh vượt khó học giỏi"
Kỷ niệm 16 năm Ngày Khuyến học Việt Nam: Không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp trồng người
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát động Giải thưởng "Nhân tài Đất Việt năm 2025"
Hội Khuyến học Việt Nam sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 49-KL/TW
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan nhân kỷ niệm 16 năm Ngày Khuyến học Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: "Thiên tai và nghịch cảnh khiến con người càng coi trọng việc học"
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: Vận dụng tư tưởng của Bác về phát triển con người vừa Hồng vừa Chuyên
Hội Khuyến học Việt Nam góp phần đào tạo bồi dưỡng người công dân tốt trong thời kỳ mới
Tạp chí Công dân và Khuyến học phát động cuộc thi viết “Gia đình học tập”
Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định trao học bổng không bao giờ cùng 2024
Hội Khuyến học Việt Nam ký kết phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bão số 3
Hỏi - Đáp về công tác Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Giáo sư Nguyễn Thị Doan: Học sinh "đắm mình" trong công nghệ, giáo viên phải đổi mới không ngừng để thích ứng
Chủ trương xây dựng và phát triển xã hội học tập ở Việt Nam
Nhà báo, Nhà văn Huỳnh Dũng Nhân: 70 tuổi tôi vẫn tự học, kể cả học từ học trò của mình
Đẩy mạnh các mô hình, không gian phục vụ học tập suốt đời
Long An: Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt nhiều kết quả nổi bật

 Tiêu điểm 
Kỷ niệm 16 năm Ngày Khuyến học Việt Nam: Không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp trồng người
Hội Khuyến học Việt Nam ký kết phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát động Giải thưởng "Nhân tài Đất Việt năm 2025"
Hội Khuyến học Việt Nam sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 49-KL/TW
Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Cao Bằng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Hội Khuyến học Việt Nam góp phần đào tạo bồi dưỡng người công dân tốt trong thời kỳ mới
Trao giải cuộc thi viết "Sức khỏe học đường - Vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước"
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: Vận dụng tư tưởng của Bác về phát triển con người vừa Hồng vừa Chuyên
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan nhân kỷ niệm 16 năm Ngày Khuyến học Việt Nam
Tạp chí Công dân và Khuyến học phát động cuộc thi viết “Gia đình học tập”


Thời gian mở trang: 3.759 giây. Số lần truy cập CSDL: 10
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.