TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Văn Hóa-Đời sống | Chữa đau bụng, khó tiêu
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2025
T2T3T4T5T6T7CN
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31            
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Văn Hóa-Đời sống 03.2025
Chữa đau bụng, khó tiêu
06.2007

Quả Bưởi
Quả Bưởi
Để chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh, lấy lá Bưởi non luộc chín hay nướng chín đắp vào rốn khi còn nóng.
Bưởi là cây đa năng, lá, hoa, quả đều có thể dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: “Bưởi làm cho thư thái, trị được nôn nghén khi có thai, chữa lười ăn, đau bụng, tích rượu ăn không tiêu”; “vỏ Bưởi có trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, đau ruột, tiêu phù thũng, khi dùng bỏ cùi trắng lấy vỏ vàng sao dùng”.

Chữa đau dạ dày: Lấy một vốc hạt Bưởi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh, rót nước sôi vào, đậy kín, sau 2 - 3 giờ lấy nước uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục nhiều ngày.
Chữa đau bụng, ăn không tiêu: Sắc nước vỏ Bưởi uống, ngày dùng 4 - 12g dưới dạng thuốc sắc.
Chữa trĩ: Rễ Bưởi đào rửa sạch, thái nhỏ (20g/ngày) sắc uống.
Chữa sa bìu tinh hoàn, bìu đau tức: Bưởi non mới hình thành hạt 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ nấu nước uống. Dùng vài ngày.
Chữa đau bụng do lách to: Vỏ Bưởi 12 g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục một tuần.

Ngoài ra, nước ép múi Bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C. Tầm gửi cây Bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.
Lưu ý: Nước ép Bưởi khi dùng chung với thuốc tây có thể không tốt cho sức khỏe vì nó chứa furanocoumarin - một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyên không đánh răng ngay sau khi ăn Bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axít nên dễ làm yếu men răng và gây mòn cổ răng.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Chuyên mục Sức khỏe - Đời sống của website này là nơi sưu tầm và tổng hợp các bài thuốc quý trong dân gian để giới thiệu lại với các Hội viên. Rất mong được sự cảm thông của tác giả. Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều bài viết của tác giả và những kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian của các Hội viên. Hãy ủng hộ chúng tôi, vì sức khỏe cộng đồng.

Lại Thành Đức



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Học tập suốt đời
Vinh danh các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Một số nhiệm vụ trọng tâm của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2025
Hội Khuyến học Việt Nam tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, nâng cao hiệu quả hoạt động
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 7 khóa VI, nhiệm kỳ 2021-2026
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: 'Cần có quyết sách thích đáng cho phong trào khuyến học bước vào kỷ nguyên mới'
Tạp chí Công dân và Khuyến học xếp loại tốt chuyển đổi số báo chí năm 2024
Cụm thi đua Khuyến học các tỉnh Bắc Trung Bộ: Tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khảo sát Trung tâm học tập cộng đồng và trao học bổng Học không bao giờ cùng tại Thái Bình
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam - GS. TS Nguyễn Thị Doan dự Đại hội Hội Khuyến học Ninh Bình
Cụm khuyến học Tây Bắc giao ban công tác khuyến học 2024
Cụm thi đua Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổng kết công tác khuyến học 2024
Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Cao Bằng lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Toạ đàm "Một số giải pháp khuyến khích nữ sinh viên - học sinh vượt khó học giỏi"
Kỷ niệm 16 năm Ngày Khuyến học Việt Nam: Không ngừng nỗ lực vì sự nghiệp trồng người
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam phát động Giải thưởng "Nhân tài Đất Việt năm 2025"
Hội Khuyến học Việt Nam sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận 49-KL/TW
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan nhân kỷ niệm 16 năm Ngày Khuyến học Việt Nam
Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: "Thiên tai và nghịch cảnh khiến con người càng coi trọng việc học"
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: Vận dụng tư tưởng của Bác về phát triển con người vừa Hồng vừa Chuyên

 Tiêu điểm 
Học tập suốt đời


Thời gian mở trang: 0.168 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.