TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin nổi bật | Đạo đức Hồ Chí Minh - Phần II. Đạo đức cách mạng
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin nổi bật 04.2024
Đạo đức Hồ Chí Minh - Phần II. Đạo đức cách mạng
06.2007

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực về đạo đức cách mạng, bao gồm một hệ thống giá trị làm người gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, dành độc lập tự do cho đất nước, đấu tranh chống sự bóc lột của phong kiến và đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa. Tuy nội dung đạo đức cách mạng mà Người nêu lên là hoàn toàn mới, song việc giải thích lại được vận dụng từ những giá trị đạo đức mà Nho giáo chủ trương.

Chúng ta biết rằng, từ thời Hậu Lê, Việt Nam lấy Nho học làm nền tảng luân lý, hướng con người vào trật tự xã hội phong kiến. Ba quan hệ chủ yếu được xây dựng lúc đó, gọi là “Tam Cương” gồm “Vua-Tôi; Cha - Con; Vợ - Chồng” và xây dựng năm đức cơ bản là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

Đạo đức Nho giáo lấy sự thuận hòa, thái bình, hòa mục làm nền tảng để xây dựng xã hội, xác lập các quan hệ và trật tự xã hội phong kiến. Quan hệ Vua - Tôi “Trung quân ái quốc” đã trói buộc con người dưới quyền uy của vua chúa, thần quyền, làm mất tự do và dân chủ đối với sự phát triển của cá nhân, xây dựng quan điểm nam tôn, nữ ty (trọng nam khinh nữ).

Trong mọi gia đình, con cháu đều được răn dạy “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”, cảm nhận lẽ chuyển dịch vi hằng của mối quan hệ “Trời - Đất - Người” (Thiên - Địa - Nhân hợp nhất). Ở bái đường Văn Miếu - Quốc tử giám, đại quan Tư nghiệp Quốc tử giám Thăng Long Nguyễn Nghiêm (thân phụ đại thi hào Nguyễn Du) còn để lại bức đại tự “CỔ KIM NHẬT NGUYỆT” (ý nói, từ xưa đến nay, mặt trời mặt trăng luôn soi sáng, ai làm điều khuất tất, trời đất đều biết cả) như một lời dạy về THIỆN TÂM cho muôn thuở.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng cách hiểu truyền thống trên đây vào cuộc sống hiện tại - cuộc sống đấu tranh cách mạng của nhân dân do Đảng lãnh đạo.

Người viết:
“Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm.
Nói tóm tắt, tính tốt đó gồm có 5 điều : Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

a. NHÂN là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều làm được.

b. NGHĨA là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì phải dấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.

c. TRÍ vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xem việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian.

d. DŨNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng. Nếu cần thì có gan hi sinh cả tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

đ. LIÊM là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không tham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì ?”
Từ việc trình bày quan điểm về đạo đức cách mạng trên đây, chúng ta hiểu rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là cái gốc, cái cốt lõi, cái căn bản trong giá trị làm người.

Với cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh Đạo đức cách mạng như một phẩm chất nhân cách có ý nghĩa quan trọng nhất.

"Trời có bốn mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Băc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người."

Đây là một tổng kết tài tình sau mấy năm Người lãnh đạo toàn dân đánh thắng “giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói”. Bốn đức nói trên là cái cốt lõi trong nhân cách người cán bộ đảng viên, và có đủ bốn đức đó thì mới chống được 3 kẻ thù địch:

Kẻ địch thứ nhất : Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc.
Kẻ địch thứ hai : Thói quen và truyền thống lạc hậu.
Kẻ địch thứ ba : Chủ nghĩa cá nhân.

Kẻ địch thứ nhất là rất nguy hiểm, kẻ địch thứ hai là rất to, còn kẻ địch thứ ba là đồng minh của hai kẻ địch kia.
Để giải thích bốn đức mà cán bộ, đảng viên cần tu dưỡng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng những điển tích, rất cụ thể, những lời lẽ rất dễ hiểu.

CẦN là siêng năng, chăm chỉ, làm việc dẻo dai.
Siêng học tập thì mau tiến.
Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.
Siêng làm thì nhất định thành công.
Siêng hoạt động thì sức khoẻ.
Với lập luận ấy, Người kết luận :
- Người siêng năng thì mau tiến bộ.
- Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.
- Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.
- Cả nước siêng năng thì nước giàu mạnh.

KIỆM là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
Cần và kiệm giống hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì giống như đổ nước vào cái thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì như cái thùng đựng nước không bao giờ đổ thêm, nước rồi cũng cạn hết.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên làm nhiều, tiêu đúng mức qua dẫn lời Khổng Tử “Người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít, làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luôn đầy đủ”. Khuyên tiến kiệm thời giờ, Người dẫn lời Thánh hiền “Một tấc bóng là một thước vàng”.
LIÊM là trong sạch, không tham lam.

Để làm rõ chữ Liêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫm lời nói của cụ Khổng Tử : “Người mà không Liêm, không bằng súc vật” và của cụ Mạnh Tử “ Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”, và kết luận : Không Kiệm thì không Liêm và dân dại sẽ sinh quan tham.

CHÍNH là thẳng thắn, đứng đắn.
Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người thực hành Cần, Kiệm, Liêm nhưng không Chính thì vẫn chưa hoàn toàn. Bất Chính sẽ rơi vào tà.
Từ việc nêu 4 đức của cán bộ Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận rằng, đạo đức Cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Người viết : “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích gì khác ... Vì mục tiêu hiện nay của Đảng là đấu tranh thống nhất nước nhà, để thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; làm cho cả nước không còn ai bị bóc lột, xây dựng một xã hội mới, trong đó mọi người được sung sướng ấm no” . Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải chống chủ nghĩa cá nhân vì chủ nghĩa cá nhân ngược với đạo đức cách mạng, vì nó là vết tích xấu xa của xã hội cũ trong tư tưởng, trong thói quen... cần phải gạt bỏ. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí. Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, khiến họ làm gì cũng chỉ xuất phát từ lòng tham.

Người còn căn dặn rằng : Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.

Về tư tưởng và quan điểm nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có thể khái quát rằng, cái cấu trúc cơ bản là Đức và Tài, thể hiện trong công việc là Hồng và Chuyên, có Tài phải có Đức, nhưng Đức phải có trước Tài. Trong hoạt động, luôn phải gắn công tác chuyên môn với đấu tranh chính trị và tư tưởng, trong đó, chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác, có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn.

Luận điểm về nhân cách con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tập trung ở tư tưởng giáo dục của Người: “Muốn chủ nghĩa xã hội, phải có người xã hội chủ nghĩa. Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”

Nói chuyện với Thầy và Trò trường phổ thông cấp III Chu Văn An, Người đã nêu vấn đề này và giải thích : Tư tưởng xã hội chủ nghĩa trái hẳn với cá nhân chủ nghĩa. Cái gì không phải xã hội chủ nghĩa là cá nhân chủ nghĩa. Người nhấn mạnh : Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân. “Cuộc đấu tranh đó không giày xéo lên lợi ích cá nhân”, mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình mình. Nếu những lợi ích đó không trái với lợi ích tập thể thì không phải là xấu. Nhưng lại phải thấy rằng chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”

Do vậy, trong giáo dục con người, với thế hệ trẻ, không chỉ giáo dục tri thức phổ thông, giáo dục đạo đức công dân, mà cũng phải giáo dục đạo đức cách mạng. Với cán bộ, đảng viên thì luôn luôn phải đặt ra vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng : “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp gì được ai”

GS-TS Phạm Tất Dong



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.196 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.