TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Văn Hóa-Đời sống | Nghệ An: Chi tiền tỷ xây phòng đọc sách miễn phí cho trẻ em
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Văn Hóa-Đời sống 07.2025
Nghệ An: Chi tiền tỷ xây phòng đọc sách miễn phí cho trẻ em
05.2018

Xem hình
“Tổ hợp” phòng đọc, khu thể thao, giải trí 4 tầng được ông Đặng Khắc Dũng đầu tư với số tiền hàng tỷ đồng. Đặc biệt, công trình này phục vụ hoàn toàn miễn phí cho nhu cầu đọc sách của các cháu học sinh và nhân dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

Thời đại “cái gì không biết thì tra Google” nên khi ông Đặng Khắc Dũng (SN 1962, trú xóm Thái Sơn, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) quyết định dành mảnh đất đắc địa, đầu tư hơn 1 tỷ đồng để xây dựng thư viện sách, nhiều người đã lên tiếng can ngăn. Thậm chí, có người còn bảo ông là gàn.

Tòa nhà 4 tầng ở bám mặt đường lớn được ông Đặng Khắc Dũng dành để làm phòng sách thân thiện, phục vụ nhu cầu đọc của các cháu học sinh
Tòa nhà 4 tầng ở bám mặt đường lớn được ông Đặng Khắc Dũng dành để làm phòng sách thân thiện, phục vụ nhu cầu đọc của các cháu học sinh
 

Nhưng ông Dũng “gàn” vẫn quyết thực hiện ý định của mình. “Ngày trước nhà tôi nghèo, đông anh em nên riêng sách giáo khoa anh chị học trước, giữ gìn cẩn thận để lại cho em, nói gì đến sách nâng cao, sách tham khảo. Nhiều khi mượn được cuốn sách, cuốn truyện hay là đọc ngấu nghiến quên cả ăn. Bởi vậy, tôi luôn ước ao có thật nhiều sách để đọc.

Với lại, giờ cái gì người ta cũng tra google, rồi điện thoại, ti vi… trẻ con cũng ít đứa thích thú với việc đọc sách. Tôi muốn các cháu biết rằng, đọc sách cũng có cái thú của nó. Mỗi trang sách sẽ đọng lại trong trí nhớ chứ không trơn tuột, đọc rồi quên ngay như trên mạng”, ông Dũng tâm sự.

Ý tưởng thì có từ lâu, khi ông Dũng đưa ra bàn bạc với lãnh đạo địa phương, ai cũng ủng hộ. Ngặt nỗi, quỹ đất của xã lại không có. Ông Dũng quyết định “ôm” gần 1 tỷ đồng mua mảnh đất rộng 200m2 để chuẩn bị mặt bằng. Có đất rồi, ông lại gom tiền tích lũy từ bấy lâu nay, vay mượn thêm để hiện thực hóa ước mơ của mình.

Ông Dũng trực tiếp hướng dẫn các cháu chọn sách
Ông Dũng trực tiếp hướng dẫn các cháu chọn sách
 

Sau mấy tháng thi công, công trình 4 tầng của ông Đặng Khắc Dũng đã hoàn thành. Trong đó, tầng 1 được thiết kế làm phòng đọc sách, được trang bị 10 bộ bàn ghế phục vụ độc giả. Tầng 2 là phòng Ngoại ngữ – Tin học, được trang bị máy tính để khách có thể học và tra cứu thông tin. Tầng 3 được thiết kế là khu thể thao với bàn cờ vua, bóng bàn. Tầng 4 là khu vực giải trí, nghỉ ngơi và phục vụ ăn nhẹ, giải khát.

Trong thời gian chờ ngôi nhà hoàn thành, ông Dũng đi tìm kiếm các loại sách. Trước hết là ưu tiên các cháu học sinh tiểu học bởi với ông, khơi gợi niềm yêu thích đọc sách cần phải thực hiện khi còn nhỏ. Với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, ông tìm mua các loại sách nâng cao, sách tham khảo và các tác phẩm văn học, truyện tranh, truyện lịch sử phù hợp với tâm lí lứa tuổi các cháu. Tìm được trên 4.000 cuốn sách, ông Dũng lại tự mình phân loại, làm thẻ đánh dấu…

“Tôi muốn biến nơi đây thành nơi giao lưu học hỏi, giúp các em học sinh, đặc biệt là học sinh nghèo trong xã có cơ hội được đọc sách miễn phí, bà con nhân dân địa phương có thêm cơ hội để nâng cao dân trí. Vì vậy, phòng đọc sách của tôi không thu một đồng tiền nào của mọi người. Mọi người cứ an tâm cho con em đến đây, đọc sách không bao giờ là thừa cả”, ông Dũng tâm sự.

Học sinh tìm đến Phòng đọc thân thiện của ông Đặng Khắc Dũng để tìm đọc những cuốn sách yêu thích
Học sinh tìm đến "Phòng đọc thân thiện" của ông Đặng Khắc Dũng để tìm đọc những cuốn sách yêu thích

Ngày 30/4 vừa qua, “Phòng sách thân thiện” của ông Dũng đã chính thức khai trương, mở cửa đón khách. Đây thực sự là một sự kiện “chưa có trong tiền lệ” ở làng quê này. Không chỉ thu hút trẻ em trong vùng đến đọc sách, thư viện của ông Dũng còn là địa chỉ tin cậy của các phụ huynh. Nhiều ông bố, bà mẹ đưa con đến đây, với sự hướng dẫn và chia sẻ chân tình của ông đã bắt đầu rời smatphone để tìm đến những cuốn sách.

Háo hức với cuốn truyện tranh về các vị anh hùng dân tộc, em Nguyễn Tuấn Minh (9 tuổi) nói: “Thư viện của ông Dũng rất nhiều sách, nhiều truyện tranh. Cháu thì tự tìm sách để đọc còn các em nhỏ hơn được ông hướng dẫn nên chọn cuốn nào. Ông cũng thường xuyên nhắc nhở chúng cháu bảo quản sách để những người sau cũng có sách để đọc”.

Văn hóa đọc đã thực sự lan tỏa rộng rãi, ngày càng nhiều các cháu nhỏ và phụ huynh tìm đến “Thư viện ông Dũng”. Để phục vụ nhu cầu đọc của người dân và các em học sinh, thư viện mở cửa tất cả những ngày trong tuần và kéo dài đến 21h đêm. Một mình làm không hết việc, ông Dũng phải thuê thêm nhân viên phục vụ.

Phòng đọc thân thiện của ông Dũng trở thành điểm đến thú vị của học sinh và phụ huynh trong khu vực
"Phòng đọc thân thiện" của ông Dũng trở thành điểm đến thú vị của học sinh và phụ huynh trong khu vực

Hiện tại “Phòng sách thân thiện” mới chỉ hoàn thiện cơ bản phòng đọc, nhiều khó khăn vẫn đang ở phía trước.

“Sách thì tôi vẫn đang tiếp tục vận động từ bạn bè, người thân và con em Nghi Thái xa quê. Mỗi người một tay thì phòng đọc sẽ có sách đa dạng hơn cho các cháu. Còn phòng học ngoại ngữ, tin học, khu vui chơi giải trí thì vẫn còn thiếu thốn khá nhiều, rồi tiền trả lương cho các nhân viên nữa. Vẫn phải tiếp tục cố gắng thôi, sức mình cố được đến đâu sẽ làm đến đó…”, ông Dũng nói.

Nói về việc người dân tự bỏ tiền tỷ xây thư viện miễn phí, ông Đặng Văn Phương - Chủ tịch UBND xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc cho hay: “Ông Đặng Khắc Dũng không phải là người có kinh tế nhất xã, nhưng ông là người có tâm và có công lớn trong việc lan tỏa văn hóa đọc đến các cháu học sinh. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn có người mua đất xây nhà chỉ để mở phòng đọc miễn phí. Chính quyền xã hết sức ghi nhận sự đóng góp và cái tâm của ông Dũng”.



"Ban đầu, nhiều bạn bè của tôi không hiểu, cũng nói ra nói vào, chẳng qua là vì họ lo cho tôi thôi. Hai đứa con tôi thì rất ủng hộ bố", ông Dũng nói.

Hoàng Lam - Dân trí



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Dòng họ Mùa khơi ngọn lửa tri thức miền biên viễn
Hội Khuyến học tỉnh Hoà Bình bàn giao 2 khu "nhà khuyến học" - nhà ở công vụ cho trường học
Thái Bình tổ chức Hội thảo “Nhà bác học Lê Quý Đôn – Di sản trí tuệ Việt Nam”
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp


Thời gian mở trang: 0.134 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.