TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Nghị lực vươn lên của cô học trò nhỏ
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Mười 2023
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 10.2023
Nghị lực vươn lên của cô học trò nhỏ
06.2007

Xem hình
(Dân trí) - Ngồi trước mặt tôi là một cô gái đã ở tuổi 18, nhưng Nguyễn Thị Tình quắt lại như một em bé mới lên 10. Căn bệnh quái ác khiến cho các khớp xương của em to dần, đau đớn, lưng còng xuống. Dù không còn đi lại được trên chính đôi chân của mình, nhưng trong em, niềm hi vọng về một tương lai tốt đẹp chưa bao giờ tắt…

 Theo chân thầy Lê Xuân Thạnh - Hiệu trưởng trường THPT Đăk Hà (huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) chúng tôi vượt quãng đường dài trên 10km để đến Xóm 1, khối phố 9, thị trấn Đăk Hà, nơi có cô bé tật nguyền nhưng giàu nghị lực vượt khó Nguyễn Thị Tình… 

Từ một buổi chiều định mệnh

Mẹ em, bà Nguyễn Thị Tho (53 tuổi) kể lại trong làn nước mắt dàn dụa. Ấy là vào một buổi chiều mùa mưa tầm tã của đất trời Tây Nguyên năm 1995, cô bé Tình 6 tuổi đang một mình chơi trước sân nhà bỗng thấy bàn tay tê cứng, mặc dù em rất cố gắng cử động nhưng các ngón tay đã không theo sự điều khiển của trí não. Hoảng sợ, em chạy vào nhà ùa vào lòng mẹ và…khóc. Kể từ đó, các đốt khớp xương tay, xương chân của em cứ to dần rồi lan rộng ra ở các đốt khớp xương khác trên toàn thân khiến Tình ngày càng đau đớn, đi lại làm việc khó khăn. 

Năm 2000, gia đình vay mượn ít tiền đưa em ra Hà Nội chữa trị hơn 2 tháng, nhưng cuối cùng phải quay trở về do hết tiền, với kết luận của bác sỹ: em bị khớp lớn trước tuổi! Từ đó, Tình ngày càng quắt người lại, lưng còng xuống và…gần 7 năm nay em đã không thể đi lại trên chính đôi chân của mình nữa!

Mọi sự di chuyển của Tình đều cần phải có người giúp đỡ.

 

 

Nghị lực vươn lên

 

Từ trường THPT Đăk Hà đến nhà của Tình, đồng hồ công-tơ-mét chỉ 10km có dư. Bố mẹ Tình quê tận Vũ Thư-Thái Bình dắt díu nhau vào Kon Tum lập nghiệp từ năm 1987. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhất là sau khi em Tình ngã bệnh. Ông Nguyễn Quang Thăng (52 tuổi) bố của em Tình nói: “Con bé tật nguyền nhưng ham học quá nên nhiều lúc muốn cho con nghỉ học lại không nỡ”. 

Địa chỉ giúp đỡ em Tình: Ông Nguyễn Quang Thăng, Xóm 1, khối phố 9, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.

 

 

Gần 7 năm ròng, trời nắng cũng như mưa, ông ngày 2 buổi đèo con vượt hơn 10km để đến trường bằng xe đạp. Buổi trưa, Tình phải ở lại trường và ăn cơm nắm mẹ chuẩn bị cho từ sáng trước khi đi học. Thầy Hiệu trưởng Lê Xuân Thạnh nói, vì lớp học của Tình ở tầng 3 nên việc lên xuống cầu thang đều trông nhờ vào các bạn nam cõng.

 



Lại Thành Đức (Theo Nguồn tin từ báo Dân trí)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Đẩy mạnh tuyên truyền Ngày Khuyến học Việt Nam
Thi viết về gương điển hình tiên tiến năm 2023: Tạp chí Công dân & Khuyến học nhận Bằng khen của thành phố Hà Nội
Bạc Liêu: Trao hơn 4 tỉ đồng học bổng và quà tặng hàng nghìn học sinh, sinh viên vượt khó
Lâm Đồng: Trao hỗ trợ của Quỹ Khuyến học Việt Nam đến con, gia đình chiến sĩ hy sinh khi cứu nạn
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: Cần thúc đẩy và tạo cơ hội để người lớn học tập
Quỹ Khuyến học Việt Nam hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi tham gia cứu nạn
Khẳng định vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập
Gia đình, dòng họ là nòng cốt, khởi nguồn để phát triển văn hóa dân tộc
Ninh Bình: Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương các dòng họ học tập tiêu biểu giai đoạn 2014 - 2023
Hội Khuyến học Việt Nam trao 250 suất học bổng
Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội 6 (2021-2026)
Sẽ có Nghị quyết chuyên đề của Thành ủy Hà Nội về khuyến học – khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Các tỉnh Bắc miền Trung dành hơn 550 tỉ đồng cho khuyến học - khuyến tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2023 trong lĩnh vực công nghệ số: Kết nối dữ liệu - Kiến tạo giá trị
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2023
Lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam chúc mừng Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam chúc mừng Tạp chí Công dân và Khuyến học nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Phát động phong trào 'Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030'
Hội Khuyến học Việt Nam tiếp tục làm nòng cốt thúc đẩy xây dựng xã hội học tập
Toàn văn Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về các vấn đề quan trọng trong công tác khuyến học

 Tiêu điểm 
Đẩy mạnh tuyên truyền Ngày Khuyến học Việt Nam
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan: Cần thúc đẩy và tạo cơ hội để người lớn học tập
Thi viết về gương điển hình tiên tiến năm 2023: Tạp chí Công dân & Khuyến học nhận Bằng khen của thành phố Hà Nội
Lâm Đồng: Trao hỗ trợ của Quỹ Khuyến học Việt Nam đến con, gia đình chiến sĩ hy sinh khi cứu nạn
Bạc Liêu: Trao hơn 4 tỉ đồng học bổng và quà tặng hàng nghìn học sinh, sinh viên vượt khó


Thời gian mở trang: 0.135 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.