TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Văn bản của Trung ương Hội | Bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Văn bản của Trung ương Hội 04.2024
Bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam
09.2011

Sáng 28/9/2011, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của các cấp Hội và Bạn đọc, chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên văn bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và bài phát biểu của Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ tại buổi lễ:

PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM NGUYỄN MẠNH CẦM TẠI LỄ KỶ NIỆM 15 NGÀY THÀNH LẬP HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM
(Hà Nội, ngày 28/9/2011)


- Thưa đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành TW Đảng.

- Thưa đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Thưa các đồng chí lãnh đạo và nguyên đ/c lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Thưa các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội.

- Thưa các vị trong đoàn Ngoại giao.

- Thưa các đồng chí và các bạn.


Hôm nay trong không khí cả nước tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng, các Ngành các cấp ra sức phấn đấu quyết tâm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng cường an sinh xã hội trong điều kiện vô cùng khó khăn phức tạp, chúng ta họp mặt tại đây để mừng Ngày Khuyến học Việt Nam (2/10) ; long trọng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập HộiKhuyến học Việt Nam (2/10/1996 - 2/10/2011) kết hợp với việc tổng kết 15 năm, một giai đoạn rất đáng ghi nhớ của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Chúng ta vui mừng và vô cùng phấn khởi chào mừng Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh Ủy viên Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, lãnh đạo các Ban nghành, các Tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp đã đến dự buổi lễ trọng thể này, mang đến cho chúng ta những tình cảm thân thiết.

Sự có mặt của các đồng chí, các bạn và các vị khách quí trong đó các vị khách quốc tế là niềm vinh dự lớn đối với Hội Khuyến học, là nguồn động viên vô giá, sự cổ vũ mạnh mẽ phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của đất nước.

Thay mặt Ban Chấp hành TW Hội Khuyến học Việt Nam tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí, các bạn và các vị khách quý về sự tham dự buổi lễ trọng thể hôm nay và về tình cảm cũng như sự động viên mà các đồng chí các bạn và các vị khách quý dành cho những người làm khuyến học Việt Nam.

Thưa các đồng chí và các bạn.

15 năm trước đây, trên cơ sở thành tựu quan trọng của gần 10 năm đổi mới, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996) quyết định " đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá " phấn đấu để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do nước ta chủ yếu là một nước nông nghiệp, trước yêu cầu có nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một số đồng chí lãnh đạo tiền bối gợi ý cần thành lập một tổ chức xã hội hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Sau một thời gian vận động ngày 2/10/1996 Hội Khuyến khích và hỗ trợ giáo dục Việt nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) ra đời với số hội viên khoảng 100.000 người. Tính đến nay Hội vừa tròn 15 năm tuổi. 15 năm qua những người sáng lập và các hội viên ban đầu của Hội đã phấn đấu liên tục, bền bỉ, lấy sự học của dân làm mục tiêu hoạt động, lấy tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục làm động cơ thúc đẩy, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, "vác tù và hàng tổng", phần đấu hết mình vượt qua mọi thử thách, đặc biệt là khắc phục mọi khó, thiếu thốn của những năm tháng ban đầu để từ không làm nên có, vượt qua giai đoạn "vạn sự khởi đầu nan", đưa phong trào phát triển từng bước vững chắc, đi từ điểm đến diện, từ một số địa phương mở rộng ra phạm vi cả nước. Và chỉ hơn 10 năm Hội đã có mặt tại tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, tại 100% Huyện, thị, quận, trên 98% xã, phường, thị trấn, đồng thời nhanh chóng lan toả xuống tận thôn, làng, bản, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, nhà chùa, xứ đạo....với số chi hội hiện nay lên tới gần 300.000. Nói một cách cụ thể Hội đã có mặt ở tất cả mọi địa bàn dân cư từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, từ miền bãi ngang đến các hải đảo. Những năm gần đây Hội đã bắt đầu phát triển trong cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Hội đã nhanh chóng trở thành một Hội quần chúng sâu rộng với tổng số hội viên hiện nay lên đến trên 8 triệu người, được Chính phủ công nhận là Hội đặc thù. Với nhiệm vụ "khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập" mà Ban Chấp hành TW Đảng đã giao, được ghi bằng những giòng chữ vàng trên bức trướng tặng Hội tháng 12/2005 nhân Đại hội lần thứ III của Hội, một phong trào rộng lớn đã được phát động, phủ khắp cả nước, lôi cuốn tất cả các ngành, các giới, các lực lượng xã hội tham gia. Do đó mọi hoạt động của Hội đều được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

Về khuyến học, Hội đã xuất phát từ tình hình đặc thù và truyền thống của dân tộc phát động xây dựng "gia đình hiếu học", "dòng họ hiếu học" và "cụm dân cư hiếu học" được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Các mô hình đặc thù Việt Nam này không những có tác dụng động viên mọi người học tập mà còn hỗ trợ nhà trường trong giáo dục học sinh về đạo đức, khắc phục lưu ban, bỏ học, góp phần thực hiện phong trào "hai không" và phong trào "nhà trường thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Cùng với ngành giáo dục đào tạo Hội đã xây dựng được hơn 10.600 Trung tâm học tập cộng đồng (chiếm 96% tổng số xã, phường, thị trấn trong cả nước). Trung tâm hoc tập cộng đồng - thiết chế giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân. Thiết chế giáo dục này cũng là cơ sở của xã hội học tập đang xây dựng.

Về khuyến tài Hội đã giành một phần quỹ khuyến học để cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, thưởng những thủ khoa trong các kỳ thi tốt nghiệp và thi vào đại học, cao đẳng, hoặc được giải trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế.

Đặc biệt từ 5 năm nay, Hội đã có sáng kiến tổ chức kỳ thi "Nhân tài đất Việt" hàng năm (nay gọi là "Giải thưởng nhân tài đất Việt"), động viên tinh thần nghiên cứu sáng tạo của ngày càng nhiều người tham gia, nhất là thanh niên đạt kết quả tốt đẹp mà nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gọi là "vườn ươm nhân tài cho đất nước".

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quỹ khuyến học đã được thành lập ở các cấp chủ yếu để cấp học bổng, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên nghèo được đi học, thực hiện công bằng trong giáo dục. Nhiều địa phương đã phát huy sáng kiến tạo ra những hình thức gây quỹ rất độc đáo như phong trào "heo đất khuyến học", "hàng cây khuyên học", "ao cá khuyến học", phong trào hỗ trợ học sinh nghèo theo công thức 1+1 (tức mỗi gia đình cưu mang 1 em, phát triển thanh 1+2+3+4+5...), có những phong trào với tên gọi rất hấp dẫn như "học bổng PTI - vun đắp ước mơ xanh", "ngôi nhà mơ ước", "đèn đom đóm" vv...Mỗi năm Quỹ Khuyến học đã cấp học bổng cho trên 3 triệu lượt học sinh, sinh viên nghèo, học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi, trong đó có các em vùng sâu, vùng xa, con em các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các em nhiễm chất độc do cam, các em khuyết tật vv...

Những mô hình tạo được trong phong trào khuyến học, khuyến tài là tiền đề, những thành tố của xã hội học tập mà nước ta đang xây dựng. Kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam, đánh dấu việc mở đầu giai đoạn ra sức phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng "đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời".

Đạt được những thành tựu quan trọng trong 15 năm phấn đấu là nhờ có sự lãnh đạo sát sao của Đảng từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cấp uỷ Đảng ở địa phương , sự chỉ đạo tích cực của các cấp chính quyền, sự động viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp, sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của các Bộ, Ban, ngành, trước hết là của Bộ giáo dục đào tạo, của các đoàn thể, các tổ chứcchính trị, xã hội..sự giúp đỡ của các mạnh Thường quân, những cá nhân và doanh nghiệp thành đạt và cuối cùng là sự tận tình và tinh thần sáng tạo của các cán bộ, hội viên của Hội.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng bảo đảm thành công trong giáo dục, đào tạo cũng như trong phong trào khuyến học, khuyến tài, đó là sự duy trì và phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và những yếu tố nêu trên, chúng ta tin tưởng vững chắc rằng công cuộc xây dựng nước ta thành một xã hội học tập để mong muốn của bác Hồ lúc sinh thời về việc dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái, nước ta sẽ sánh vai cường quốc năm châu sẽ được hiện thực hóa.

Với niềm tin đó tôi xin tuyên bố khai mạc Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam. Xin chân thành cám ơn các đồng chi, các bạn và các vị khách quý./.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.188 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.