BÁC CHƯƠNG KHUYẾN HỌC

Đăng lúc: Thứ tư - 22/12/2010 08:41 - Tác giả bài viết: Thúy Ưu
Ở huyện Thăng Bình có một người làm công tác khuyến học mà rất nhiều gia đình nghèo có con đã và đang theo đuổi sự học đều biết đến và gọi với cái tên rất thân mật là Bác Chương "Khuyến học".

Đặc biệt, đối với người mẹ mù nghèo đơn thân Nguyễn Thị lập sống tại thôn Linh Cang xã Bình Phú thì bác Phạm Văn Chương hiện đang là chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thăng Bình chính là ân nhân của gia đình chị. Bằng cả một tấm lòng, bác đã vận động công ty Khoáng sản Quảng Nam tiếp sức cho con trai duy nhất của chị là em Vũ Tự Sinh đến trường từ năm em học lớp 10 THPT đến khi tốt nghiệp Đại Học Bách khoa Đà nẵng. Giờ đây em Sinh đã có việc làm ổn định và đang tiếp tục học chương trình sau Đại học. Chị Lập xúc động nói" "Nếu không có sự giúp đỡ của Bác Chương thì giờ đây con tôi sẽ không được học hành như ngày hôm nay. Tôi biết ơn Bác ấy nhiều lắm".

Bác Chương năm nay bước sang tuổi 82 nhưng trí tuệ vẫn còn minh mẫn và dáng đi vẫn nhanh nhẹn. Tính đến nay Bác đã có trên 10 năm tham gia công tác khuyến học của huyện Thăng Bình và đang giữ chức Chủ tịch Hội Khuyến học huyện. Bác tâm sự: "Khi còn đương chức, tôi rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của huyện nhà, từ ngày về hưu đến nay đã hơn 20 năm nhưng tôi vẫn mang nguyện vọng đó và gắn bó với công tác giáo dục đào tạo của huyện, vì Thăng Bình là một huyện còn nhiều khó khăn nhất là ở các xã vùng sau, vùng xa, các cháu thất học nhiều, mà thất học thì không có cuộc sống tốt hơn được, do đó tôi cùng với tập thể luôn tìm mọi cách để giúp đỡ những học sinh nghèo được học hành đàng hoàng để sau này các em có được việc làm ổn định. Đây là tiêu chí xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bằng tri thức".

Được biết Bác Chương trước đây là Phó Bí thư huyện ủy Thăng Bình, sau khi về nghỉ hưu bác tham gia vào chi hội khuyến học của trường THPT Tiểu La rồi Hội Khuyến học huyện. Bác Chương nhớ lại: Những ngày đầu thành lập chi Hội với bao bộn bề khó khăn, vì công tác khuyến học còn mới mẻ, phong trào khuyến học chưa phát triển rộng, toàn huyện chỉ có một chi hội khuyến học, lúc này các huyện bạn cũng chưa có chi hội khuyến học, bác và anh em trong chi hội phải lận đận vào tận thành phố Hồ Chí Minh để vận động bà con quê hương đóng góp từng cây bút, quyển vở, cặp sách để về giúp đỡ các em học sinh nghèo. Năm 2001 toàn huyện Thăng Bình chỉ có một chi Hội khuyến học thì đến nay, tổ chức khuyến học đã phủ kín khắp 22 xã, thị trấn với 132 chi hội khuyến học dòng tộc, 62 chi hội trường học và 144 chi Hội thôn, tổ dân phố. Hội viên khuyến học ngày càng phát triển từ 11 đến nay lên đến 12.382 hội viên. Trong 10 năm qua, Hội Khuyến học huyện đã huy động được gần 8,9 tỷ đồng, số tiền này đã cấp học bổng cho hàng ngàn học sinh con nhà nghèo hiếu học, nhờ đó đã giúp cho nhiều trường hợp khó khăn có điều kiện đến trường học tập. Với thành tích đó, từ năm 2001 đến năm 2009, Hội Khuyến học huyện Thăng Bình đã được UBND tỉnh tặng bằng khen, Hội Khuyến học Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc. Trong thành tích chung này, đã có sự đóng góp không nhỏ của Bác Chương. Ghi nhận về công lao của Bác đối với công tác khuyến học của huyện nhà, ông Phan Thăng An chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết:"Phong trào khuyến học của huyện Thăng Bình nhiều năm qua có những bước phát triển về số lượng và chất lượng, đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, trong đó có vai trò không nhỏ của chủ tịch Hội Khuyến học huyện là bác Phạm Văn Chương. Mặc dù tuổi bác đã cao nhưng bác rất có lòng nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm đối với sự nghiệp khuyến học của huyện đã cùng với tập thể khuyến học từ huyện đến cơ sở tận tình vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài huyện đóng góp vật chất và tinh thần giúp đỡ nhiều trường hợp khó khăn vươn lên trong học tập".

Theo bác Chương để làm tốt công tác khuyến học thì người lãnh đạo công tác này phải có tâm trong sáng, có uy tín, có khả năng tập hợp và vận động, biết liên kết phối hợp các tổ chức và cá nhân để huy động sức mạnh tổng hợp đóng góp nguồn lực để chia sẻ gánh nặng về tài chính cho từng hoàn cảnh gia đình học sinh. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo các cấp và có kế hoạch sâu sát cùng với cơ sở tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Những kết quả đạt được trong công tác khuyến học 10 năm qua ở Thăng Bình thật đáng trân trọng. Trong đó, người cán bộ hưu như bác Chương đã có nhiều tâm huyết với sự nghiệp tròng người của huyện. Bác đã được Thủ tướng Chính phủ, Hội Khuyến học, Hội người cao tuổi Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Nam tặng nhiều bằng khen. Huyện ủy Thăng Bình cũng vừa tuyên dương bác Chương là tấm gương điển hình về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" 3 năm qua. Đặc biệt, trong mùa xuân 2010 này, vào dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bác Chương sẽ được tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Đây là phần thưởng quý giá nhất dành cho người đảng viên suốt cả cuộc đời đem trí tuệ, tài năng và lòng nhiệt tình để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân.

Tác giả bài viết: Thúy Ưu
Nguồn tin:
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 38
  • Hôm nay: 1371
  • Tháng hiện tại: 68113
  • Tổng lượt truy cập: 12919521