KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ IV HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM NHIỆM KỲ 2010 - 2015

Đăng lúc: Thứ ba - 14/12/2010 09:37 - Tác giả bài viết: Hồ Văn Thảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã diễn ra trong 2 ngày 28 - 29 tháng 9 năm 2010 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội với hơn 300 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 7 triệu hội viên trong cả nước

 

Đại hội vinh dự đón tiếp các đồng chí Trương Tấn Sang - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - UVBCHTW, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các đồng chí Phạm Thế Duyệt - nguyên UVBCT, Chủ tịch UBMTTQVN, đồng chí Vũ Oanh - nguyên UVBCT- Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Đại hội vui mừng đón nhận thư chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.

 

Nội dung trọng tâm của Đại hội là đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội III, nhiệm kỳ 2005 - 2010, đề ra phương hướng nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) thời gian đến, tham gia dự thảo Điều lệ sửa đổi và bầu BCH nhiệm kỳ mới.

 

Đại hội thống nhất đánh giá một cách tổng quát những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội III như sau:

 

Theo tinh thần Chỉ thị 11/CT-TW, các cấp hội thực sự là một lực lượng không chỉ làm nòng cốt mà còn đi tiên phong trong mọi hoạt động xây dựng xã hội học tập. Khái niệm khuyến học và xây dựng XHHT đã được song hành và gắn kết với nhau trong từng công việc.

 

Hội Khuyến học đã xác lập được vị trí của mình trong xã hội và trở thành một tổ chức xã hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, không vụ lợi, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích học tập của nhân dân, nhờ đó có uy tín với nhân dân, được Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc đánh giá cao.

 

Hội Khuyến học thực sự trở thành một tổ chức xã hội có tính đặc thù mà sứ mạng là tiếp bước phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục với ngọn cờ "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Hội Khuyến học ngày nay giương cao ngọn cờ "giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời" góp phần xây dựng một XHHT.

 

Mọi chủ trương khuyến học, khuyến tài do Hội nêu lên đều được nhân dân hoan nghênh và ủng hộ như: phát triển Hội, xây dựng TTHTCĐ, xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng gia đình hiếu học (GĐHH), dòng tộc khuyến học (DTKH).... đều có thành tích.

 

Khuyến học, khuyến tài đã thực sự đóng góp có hiệu quả vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần đáng kể vào việc xây dựng nhà trường nhất là việc huy động các nguồn tài chính.

 

Phong trào thi đua khuyến học được mở rộng, có nhiều mô hình cá nhân, tập thể suất sắc trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT xuất hiện làm nòng cốt cho phong trào.

 

Tuy nhiên, đại hội cũng nêu lên một số tồn tại, yếu kém cơ bản trong việc thực hiện hoạt động khuyến học trong nhiệm kỳ qua:

 

Tình trạng phát triển phong trào không đồng đều giữa các vùng miền. Ở một vài nơi ban lãnh đạo Hội gần như không hoạt động, không theo sát phong trào. Trước tình hình dó TW Hội lại thiếu sự hỗ trợ kịp thời. Do vậy thành tích chung của cả phong trào bị hạn chế.

 

Công tác liên kết, phối hợp với các ngành, các Hội, các đoàn thể ở một số nơi chưa thật tốt, nhiều khi vẫn mang tính hình thức. Việc xây dựng XHHT còn nhiều bất cập đặc biệt là TW Hội chưa có mối liên hệ thường xuyên với Bộ GD&ĐT, sự phối hợp đôi khi còn thiếu hiệu quả do thiếu những quan hệ mật thiết hằng ngày.

 

Bộ máy giúp việc của Ban Chấp hành TW Hội chưa có mối liên hệ công tác thường xuyên với Hội địa phương, chưa kịp thời phát hiện nhiều vấn đề cần giải quyết. Sự gắn kết giữa TW Hội với địa phương chưa thật sự chặt chẽ.

 

Việc đưa công nghệ thông tin vào công tác văn phòng còn chậm. Nhiều tỉnh, thành Hội vẫn chưa truy cập vào website của TW Hội và báo Dân trí điện tử.

 

Những thành công cũng như thất bại trong nhiệm kỳ qua cũng đều là những bài học sáng giá để nhiệm kỳ 2010 - 2015 chúng ta rút kinh nghiệm phấn đấu đạt được những thành tích to lớn hơn nữa. Phương hướng chính của công tác khuyến học giai đoạn 2010 - 2015 là: tiếp tục xây dựng XHHT từ cơ sở, phát huy năng lực sáng tạo và nhiệt tình công tác của cán bộ hội viên, đưa khuyến học, khuyến tài trở thành một phong trào nhân dân rộng rãi hơn nữa, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong cuộc vận động toàn dân học tập, toàn dân tham gia xây dựng giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội để ai cũng có thể được học và ai cũng có được một hình thức học tập thường xuyên thích hợp.

 

Từ phương hướng chung đó, Đại hội xác định 10 nhiệm vụ cơ bản trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 (sẽ có triển khai, quán triệt)

 

Ngoài những nội dung trên, Đại hội tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Điều lệ, bầu BCH gồm 120 vị, trong đó Thường trực gồm 8 đồng chí. Ông Nguyễn Mạnh Cầm được bầu tái cử Chủ tịch Hội một thời gian nữa. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục làm Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ IV (2010 - 2015).

 

Đại hội tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trương Tấn Sang - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ để bổ sung vào Nghị quyết Đại hội. Đại hội kết thúc trong không khí tin tưởng, lạc quan và phấn khởi...

 

Qua Đại hội lần này, chúng ta thấy một số điểm mới đáng phấn khởi như sau:

 

Chưa có lần nào Đại hội hoặc hội nghị lớn của Hội Khuyến học Việt Nam lại có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Ngành liên quan đến dự và chỉ đạo Hội nghị đông như lần này. Điều này cũng thể hiện một phần sự quan tâm, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước đối với Hội Khuyến học Việt Nam. Đặc biệt có hai vấn đề quan trọng, đáp ứng lòng mong mỏi của mọi người làm công tác khuyến học lâu nay mà nay trở thành hiện thực: Hội Khuyến học Việt Nam chính thức là một tổ chức xã hội có tính đặc thù được Thủ tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/ 11/ 2010.

 

Theo điều 35 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Hội có tính đặc thù được cấp kinh phí theo số biên chế được giao, đảm bảo kinh phí để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, được khuyến khích tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý Nhà nước, các dịch vụ công, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các đề án, chương trình.

 

Việc thứ hai là lâu nay về tổ chức, Hội Khuyến học hoạt động độc lập không theo một hệ thống từ TW đến cơ sở. Nay có sự chỉ đạo từ TW xuống cơ sở ( Hội xã trực thuộc Hội huyện, Hội huyện trực thuộc Hội tỉnh và Hội tỉnh trực thuộc Hội TW). Tất cả các cấp Hội đều có chung 1 điều lệ đó là Điều lệ của Hội Khuyến học Việt Nam (trước đây mỗi cấp có một điều lệ riêng).

 

Quyết định 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/ 12/ 2010 (sẽ có hướng dẫn cụ thể). Đối với người làm công tác khuyến học, Quyết định này coi như một sự kiện quan trọng, một động lực thúc đẩy mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT trong những năm đến.

Đại hội vinh dự đón tiếp các đồng chí Trương Tấn Sang - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - UVBCHTW, Phó Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các đồng chí Phạm Thế Duyệt - nguyên UVBCT, Chủ tịch UBMTTQVN, đồng chí Vũ Oanh - nguyên UVBCT- Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Đại hội vui mừng đón nhận thư chúc mừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam.

 

Nội dung trọng tâm của Đại hội là đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội III, nhiệm kỳ 2005 - 2010, đề ra phương hướng nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT) thời gian đến, tham gia dự thảo Điều lệ sửa đổi và bầu BCH nhiệm kỳ mới.

 

Đại hội thống nhất đánh giá một cách tổng quát những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội III như sau:

 

Theo tinh thần Chỉ thị 11/CT-TW, các cấp hội thực sự là một lực lượng không chỉ làm nòng cốt mà còn đi tiên phong trong mọi hoạt động xây dựng xã hội học tập. Khái niệm khuyến học và xây dựng XHHT đã được song hành và gắn kết với nhau trong từng công việc.

 

Hội Khuyến học đã xác lập được vị trí của mình trong xã hội và trở thành một tổ chức xã hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, không vụ lợi, toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích học tập của nhân dân, nhờ đó có uy tín với nhân dân, được Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc đánh giá cao.

 

Hội Khuyến học thực sự trở thành một tổ chức xã hội có tính đặc thù mà sứ mạng là tiếp bước phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục với ngọn cờ "Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Hội Khuyến học ngày nay giương cao ngọn cờ "giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời" góp phần xây dựng một XHHT.

 

Mọi chủ trương khuyến học, khuyến tài do Hội nêu lên đều được nhân dân hoan nghênh và ủng hộ như: phát triển Hội, xây dựng TTHTCĐ, xây dựng quỹ khuyến học, xây dựng gia đình hiếu học (GĐHH), dòng tộc khuyến học (DTKH).... đều có thành tích.

 

Khuyến học, khuyến tài đã thực sự đóng góp có hiệu quả vào việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật góp phần đáng kể vào việc xây dựng nhà trường nhất là việc huy động các nguồn tài chính.

 

Phong trào thi đua khuyến học được mở rộng, có nhiều mô hình cá nhân, tập thể suất sắc trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT xuất hiện làm nòng cốt cho phong trào.

 

Tuy nhiên, đại hội cũng nêu lên một số tồn tại, yếu kém cơ bản trong việc thực hiện hoạt động khuyến học trong nhiệm kỳ qua:

 

Tình trạng phát triển phong trào không đồng đều giữa các vùng miền. Ở một vài nơi ban lãnh đạo Hội gần như không hoạt động, không theo sát phong trào. Trước tình hình dó TW Hội lại thiếu sự hỗ trợ kịp thời. Do vậy thành tích chung của cả phong trào bị hạn chế.

 

Công tác liên kết, phối hợp với các ngành, các Hội, các đoàn thể ở một số nơi chưa thật tốt, nhiều khi vẫn mang tính hình thức. Việc xây dựng XHHT còn nhiều bất cập đặc biệt là TW Hội chưa có mối liên hệ thường xuyên với Bộ GD&ĐT, sự phối hợp đôi khi còn thiếu hiệu quả do thiếu những quan hệ mật thiết hằng ngày.

 

Bộ máy giúp việc của Ban Chấp hành TW Hội chưa có mối liên hệ công tác thường xuyên với Hội địa phương, chưa kịp thời phát hiện nhiều vấn đề cần giải quyết. Sự gắn kết giữa TW Hội với địa phương chưa thật sự chặt chẽ.

 

Việc đưa công nghệ thông tin vào công tác văn phòng còn chậm. Nhiều tỉnh, thành Hội vẫn chưa truy cập vào website của TW Hội và báo Dân trí điện tử.

 

Những thành công cũng như thất bại trong nhiệm kỳ qua cũng đều là những bài học sáng giá để nhiệm kỳ 2010 - 2015 chúng ta rút kinh nghiệm phấn đấu đạt được những thành tích to lớn hơn nữa. Phương hướng chính của công tác khuyến học giai đoạn 2010 - 2015 là: tiếp tục xây dựng XHHT từ cơ sở, phát huy năng lực sáng tạo và nhiệt tình công tác của cán bộ hội viên, đưa khuyến học, khuyến tài trở thành một phong trào nhân dân rộng rãi hơn nữa, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong cuộc vận động toàn dân học tập, toàn dân tham gia xây dựng giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội để ai cũng có thể được học và ai cũng có được một hình thức học tập thường xuyên thích hợp.

 

Từ phương hướng chung đó, Đại hội xác định 10 nhiệm vụ cơ bản trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 (sẽ có triển khai, quán triệt)

 

Ngoài những nội dung trên, Đại hội tham gia góp ý vào dự thảo sửa đổi Điều lệ, bầu BCH gồm 120 vị, trong đó Thường trực gồm 8 đồng chí. Ông Nguyễn Mạnh Cầm được bầu tái cử Chủ tịch Hội một thời gian nữa. Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp tục làm Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ IV (2010 - 2015).

 

Đại hội tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trương Tấn Sang - UVBCT, Thường trực Ban Bí thư, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ để bổ sung vào Nghị quyết Đại hội. Đại hội kết thúc trong không khí tin tưởng, lạc quan và phấn khởi...

 

Qua Đại hội lần này, chúng ta thấy một số điểm mới đáng phấn khởi như sau:

 

Chưa có lần nào Đại hội hoặc hội nghị lớn của Hội Khuyến học Việt Nam lại có sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Ngành liên quan đến dự và chỉ đạo Hội nghị đông như lần này. Điều này cũng thể hiện một phần sự quan tâm, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước đối với Hội Khuyến học Việt Nam. Đặc biệt có hai vấn đề quan trọng, đáp ứng lòng mong mỏi của mọi người làm công tác khuyến học lâu nay mà nay trở thành hiện thực: Hội Khuyến học Việt Nam chính thức là một tổ chức xã hội có tính đặc thù được Thủ tướng Chính phủ công nhận theo Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/ 11/ 2010.

 

Theo điều 35 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP, Hội có tính đặc thù được cấp kinh phí theo số biên chế được giao, đảm bảo kinh phí để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động, được khuyến khích tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý Nhà nước, các dịch vụ công, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các đề án, chương trình.

 

Việc thứ hai là lâu nay về tổ chức, Hội Khuyến học hoạt động độc lập không theo một hệ thống từ TW đến cơ sở. Nay có sự chỉ đạo từ TW xuống cơ sở ( Hội xã trực thuộc Hội huyện, Hội huyện trực thuộc Hội tỉnh và Hội tỉnh trực thuộc Hội TW). Tất cả các cấp Hội đều có chung 1 điều lệ đó là Điều lệ của Hội Khuyến học Việt Nam (trước đây mỗi cấp có một điều lệ riêng).

 

Quyết định 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/ 12/ 2010 (sẽ có hướng dẫn cụ thể). Đối với người làm công tác khuyến học, Quyết định này coi như một sự kiện quan trọng, một động lực thúc đẩy mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT trong những năm đến.

Tác giả bài viết: Hồ Văn Thảng
Nguồn tin:
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 61
  • Hôm nay: 12375
  • Tháng hiện tại: 79117
  • Tổng lượt truy cập: 12930525