NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN THĂNG BÌNH TRONG NĂM 2010

Đăng lúc: Thứ tư - 15/12/2010 16:29 - Tác giả bài viết: Phùng Ngọc Phin
Hội Khuyến học huyện Thăng Bình là một đơn vị đã có nhiều thành tích tốt trong công tác khuyến học trong nhiều năm qua. Đây là một đơn vị tiêu biểu trong phong trào khuyến học của tỉnh Quảng Nam. Trong năm 2010 huyện Hội đã đạt được những thành quả rất tốt trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

 

1/ Công tác xây dựng tổ chức hội:

            Năm 2010 là năm Đại hội Đảng các cấp, cho nên về nhân sự trong các tổ chức Đảng, CQ và đoàn thể có nhiều thay đổi, trong đó có nhân sự chủ chốt của hội. Song, sau Đại hội Đảng ở cơ sở, hầu hết các hội khuyến học xã được kiện toàn cũng cố. Các tổ chức hội cơ sở vẫn duy trì ổn định.

            * Đến nay, tổ chức hội trực thuộc Huyện hội gồm có 35 hội, trong đó:

            + Hội xã (TT) có 22 hội/ 22 xã (TT).

            + Chi hội trường THPT có 4 chi hội.

            + Chi hội Dòng tộc có 3 chi hội.

            + Chi hội cơ quan có 3 chi hội.

            + Chi hội tôn giáo có 3 chi hội.

            * Về các chi hội trực thuộc hội xã (TT) có 350 chi hội, trong đó:

            + Chi hội thôn, tổ dân phố có 81 chi hội.

            + Chi hội trường học có 62 chi hội.

            + Chi hội Dòng tộc có 147 chi hội; tăng 9 so với năm 2009.

            + Chi hội CQ, đoàn thể có 23 chi hội

            + Chi hội khác: tổ đoàn kết, đồng hương, CCB, tôn giáo… có 37 chi hội; tăng 3 so với năm 2009.

* Tổng số hội viên hiện có là: 13.319 hội viên; tăng 597 hội viên so với năm 2009.

           

2/ Công tác xã hội hóa giáo dục:

a) Phần huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trong tổ chức hội khuyến học:

Để góp phần trong việc tạo điều kiện học tập tốt cho học sinh ở các địa phương còn thiếu phương tiện dạy và học. Trong năm 2010, Huyện hội cùng các hội cơ sở tiếp tục vận động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ xây dựng cơ sở trường lớp, trang thiết bị…cho các địa phương nói trên. Hội góp phần cùng với ngành giáo dục từng bước chuẩn hóa ở bậc học Mầm non. Nhờ đó, tỷ lệ học sinh đến lớp ở độ tuổi mầm non tăng, góp phần trong việc phổ cập học sinh đúng độ tuổi vào bậc Tiểu học.

Kết quả vận động cho công tác này với tổng trị giá 1.024.274.000đ, tăng gấp đôi so với giao ước đầu năm là 500 triệu đồng. Trong đó, phần huy dộng cụ thể như sau:

* Phần Huyện hội: vận động được 663 triệu đồng

+ Xây 2 phòng học mẫu giáo và trang bị bàn ghế, đồ dùng học tập tại xã Bình Định Bắc, trị giá: 334 triệu đồng – do tổ chức Trẻ em Việt Nam (Mỹ) tài trợ.

+ Xây 2 phòng học mẫu giáo tại xã Bình Nguyên và Bình Chánh, trị giá 267 triệu đồng – do tổ chức AIGO (Pháp) tài trợ.

+ Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ hỗ trợ 9 thùng sách học nâng cao, trị giá 27 triệu đồng.

+ Công ty Xi măng Hải Vân, phòng TBXH huyện Thăng Bình hỗ trợ vở học sinh, trị giá 35 triệu đồng.

Phần hội cơ sở:vận động được 361,274 triệu đồng

+ Tổ chức NUWURI tài trợ xây dựng thư viện trường Lê Đình Chinh, trị giá 95 triệu đồng.

+ Hội Cựu học sinh trường THCS Lê Quý Đôn (TT Hà Lam) tài trợ cho trường 17 máy tính, trị giá 119 triệu đồng.

+ Anh Nguyễn Văn Tư hỗ trợ cho trường học ở Bình Dương 5 máy tính, trị giá 40 triệu đồng.

+ Các trang thiết bị khác (bàn ghế, sách thư viện…) trị giá 107,274 triệu đồng.

b) Phần do các tổ chức, cá nhân ngoài hội khuyến học huy động:

+ Tổng Công ty Hàng Hải VN xây trường THCS Quang Trung (Bình Giang), trị giá 3 tỷ đồng.

+ Tập đoàn Dầu khí VN xây trường TH Trần Phú, và 1 lớp MG tại Bình Sa, trị giá 3 tỷ 300 triệu đồng. 

+ Tổ chức Trợ giúp Người tàn tật Việt Nam tại Mỹ (VNAH) xây 5 phòng học tại Bình An, trị giá 980 triệu đồng.

+ Ông Hoàng Minh Thắng xây 5 phòng học tại xã Bình Dương, trị giá 500 triệu đồng.

+ Ông Võ Văn Tánh (VK tại Mỹ) xây 1 khu mẫu giáo tại Bình Sa (lớp học, sân chơi, mái che), trị giá 150 triệu đồng.

V.v…

Tổng trị giá trong năm 2010 ở phần này là 9 tỷ 084 triệu đồng.

 

3/ Huy động nguồn lực cho công tác khuyến học, khuyến tài:

Thực hiện phương hướng nhiệm vụ đã đề ra , cũng như giao ước thi đua từ đầu năm. Tổ chức hội từ huyện xuống cơ sở đã thực hiện tốt các chương trình tiếp nhận từ Tỉnh hội; tiếp tục duy trì với các chương trình đã tài trợ ; tích cực mời gọi thêm nhà tài trợ mới, tăng việc huy động nguồn quỹ tại chổ. Kết quả trong năm 2010, toàn Huyện hội đã thực hiện được như sau:

a) Tiếp nhận từ Hội Khuyến học tỉnh về các chương trình cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo, với số tiền là: 1.004.705.000đ.

b) Các tổ chức hội Khuyến học toàn huyện trực tiếp vận động được: 1.694.866.000đ; đạt tỷ lệ  184 % so với đăng ký đầu năm (920 triệu đồng); trong đó, cụ thể như sau:

+ Phần Huyện hội vận động được: 400.700.000đ; trong đó:

- Vận động vào Quỹ học bổng Thăng Bình là:    110.000.000đ.

- Vận động vào quỹ Hội khuyến học huyện là:     25.000.000đ.

- Vận động cấp học bổng trực tiếp là:                           265.700.000đ.

+ Phần các hội cơ sở vận động được: 1.294.166.000đ; trong đó:

- Vận động vào quỹ khuyến học là:                   846.983.000đ (Chủ yếu do nhân dân địa phương và các cá nhân là người con quê hương đóng góp vào các chi hội trường, dòng tộc).

- Vận động cấp học bổng trực tiếp là:               447.183.000đ

* Tổng cộng về tiếp nhận và huy động cho phần này là: 2.699.571.000đ

 

4/ Tổng cộng các nguồn lực huy động và tiếp nhận trong năm 2010:

+ Phần do Tỉnh hội phân bổ:                 1.031.705.000đ

+ Phần Phần do Huyện hội huy động:    1.036.700.000đ

+ Phần do các hội cơ sở huy động:        1.655.440.000đ

            Tổng cộng chung:                              3.723.845.000đ

           

5/ Kết quả thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài từ nguồn đã huy động, tiếp nhận:

a) Cấp học bổng:

+  Phần Tỉnh hội:

- Cấp cho sinh viên:  41 suất = 113.000.000đ (HB Đất Quảng)

- Cấp cho học sinh: 488 suất = 803.705.000đ

            + Phần Huyện hội:

                        - Cấp cho sinh viên: 104 suất =   83.000.000đ (HB Thăng Bình)

                        - Cấp cho học sinh:  150 suất = 204.000.000đ

            + Phần hội cơ sở: Cấp cho học sinh; 771 suất = 294.800.000đ

            Tổng cộng phần cấp học bổng là: 1.494 suất, trị giá tiền 1.498.805.000đ

            b) Trợ giúp cho học sinh nghèo:

            * Phần Huyện hội:

            + Hỗ trợ đột xuất cho 2 học sinh:                                      1.000.000đ

            + Xây nhà cho 3 gia đình học sinh:                                132.000.000đ

            + Hỗ trợ tiền ăn cho học sinh 3 lớp MG bán trú:              60.000.000đ

            + Tặng vở cho học sinh nghèo (1.200 quyển):        4.000.000đ

            * Phần hội cơ sở; trợ giúp 746 suất:                               246.480.000đ

            Tổng cộng phần trợ giúp cho học sinh là: 444.480.000đ

            c) Khen thưởng học sinh:

            * Phần Huyện hội:

            + Khen 1 học sinh đỗ Thủ khoa ĐH:                 2.500.000đ

            + Khen học sinh giỏi xuất sắc; 31 suất:  1.600.000đ

            * Phần hội cơ sở:

            + Các hội xã (TT) khen; 1.121 suất:                    52.060.000đ

            + Các chi hội trường học; 6.441 suất:                315.114.000đ

            + Các chi hội Dòng tộc; 5.851 suất:                  205.163.000đ

            Tổng cộng  phần khen thưởng: 13.445 suất; trị giá tiền: 576.437.000đ

  • Tổng cộng chung phần chi công tác khuyến học, khuyến tài với tổng trị giá thành tiền là: 2.519.722.000đ
  • Tồn quỹ 2010 là:    179.548.000đ

           

6/ Công tác góp phần xây dựng xã hội học tập:

  1. Phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ):

Về xây dựng các TTHTCĐ theo quy chế mới, năm 2010 Huyện hội đã phối hợp với ngành giáo dục rà soát, xây dựng lại nhân sự, tham mưu cho UBND huyện ra quyết định thành lập cho 21 trung tâm. Đồng thời, trước mắt UBND huyện hỗ trợ cho mỗi trung tâm là 5 triệu đồng để đi vào hoạt động.

  1. Xây dựng Gia đình hiếu học (GĐHH) và Dòng họ khuyến học:

Thực hiện tổng kết 5 năm Đề án: Hội KHVN góp phần xây dựng XHHT, Huyện hội đã mở hội nghị tổng kết 5 năm về công tác xây dựng GĐHH và Dòng tộc khuyến học. Lấy mô hình tại Bình Tú làm điển hình, để phát huy nhân rộng công tác khuyến học trong dòng tộc trên toàn địa bàn.

Hưởng ứng “Tháng 9 khuyến học” và chào mừng kỷ niệm Ngày khuyến học Việt Nam, nhiều hội cơ sở đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động phong phú, như: Tộc Trần Công (Bình Đào) tổng kết 10 năm về hoạt động khuyến học; Tộc Trần (Bình Sa) tổng kết 5 năm; Các hội xã: Bình Sa, Bình Giang, Bình Chánh, Bình Tú… tổ chức kỷ niệm Ngày khuyến học VN. Nhân dịp này các đơn vị đã tổ chức biểu dương khen thưởng nhiều GĐHH và Dòng tộc khuyến học tại địa phương mình.

Kết quả trong năm 2010, các hội cơ sở đã công nhận mới 284 GĐHH, đưa toàn huyện hiện có 1.431 gia đình được công nhận GĐHH. Về tổ chức Dòng tộc khuyến học, đã thành lập thêm 9 chi hội, tính đến nay có 147 chi hội.

Từ khóa:

khuyến học

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 53
  • Khách viếng thăm: 41
  • Máy chủ tìm kiếm: 12
  • Hôm nay: 2268
  • Tháng hiện tại: 339596
  • Tổng lượt truy cập: 12800893