TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Hội thảo khoa học: Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Hội thảo khoa học: Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
07.2007

Báo cáo đề dẫn Hội thảo khoa học “Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam”

XÂY DỰNG CẢ NƯỚC TRỞ THÀNH MỘT XÃ HỘI HỌC TẬP

- NHIÊM VỤ TRUNG TÂM CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC -

- NGUYỄN MẠNH CẦM -

Chủ nhiệm đề tài độc lập cấp Nhà nước

“Tổng kết mô hình XHHT ở Việt Nam”


Từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã chuyển sang một giai đoạn mới - giai đoạn bùng nổ công nghệ mà có người còn gọi là cách mạng công nghệ hay cách mạng kỹ thuật lần thứ ba và từ giữa những năm 80 đã diễn ra một cuộc chạy đua ráo riết để chiếm lĩnh công nghệ cao, đem lại những thành quả to lớn, nổi bật trong các lĩnh vực điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá, công nghệ nano..., trong đó công nghệ thông tin tạo tiền đề chuyển nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế hậu công nghiệp mà nhiều người gọi là nền kinh tế mới hay nền kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ nano hội tụ lại, tạo thành công nghệ chủ đạo của nền sản xuất, thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

Trong điều kiện quốc tế đó và trên cơ sở thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) của Đảng đã quyết định chuyển sang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nói một cách khác, chúng ta phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là nền kinh tế nông nghiệp vừa chuyển lên nền kinh tế công nghiệp, vừa chuyển lên nền kinh tế tri thức thông qua việc lồng ghép hai quá trình với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, không phải là hai quá trình riêng rẽ nối tiếp nhau như các nước trước đây. Trong điều kiện phát triển mới của thế giới, để khắc phục tình trạng tụt hậu và tiến kịp các nước đi trước, ta không thể ứng dụng mô hình phát triển cổ điển tức phải chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế tri thức mà phải đồng thời tiến hành cả hai quá trình. Ứng dụng và phát triển kinh tế tri thức ở nước ta thực chất là vận dụng tri thức mới nhất, công nghệ tiên tiến nhất vào tất cả các ngành kinh tế, làm cho giá trị sản phẩm gia tăng nhanh, tiêu hao nguyên liệu và lao động giảm, hiệu quả và chất lượng tăng, cơ cấu kinh tế dịch chuyển nhanh để thực hiện chủ trương đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

Để đạt mục tiêu đó, yếu tố quyết định là phải có vốn con người (Human Capitall) thông qua việc nâng cao dân trí; đào tạo một nguồn nhân lực (Human Resource) dồi dào, chất lượng cao; phát hiện, sử dụng và bồi dưỡng nhân tài. Từ đó yêu cầu “giáo dục cho mọi người” (Education for all) phải được chuyển thành phương châm “Học tập suốt đời” (lifelong learning), phải vượt qua nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại, phải xóa hệ thống giáo dục khép kín để xây dựng một hệ thống giáo dục liên thông. Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập (Learning Society) với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục. Thế nào là “xã hội học tập”?

Người đầu tiên đưa ra khái niệm “Xã hội học tập” là Edgar Faure trong tác phẩm “Học để làm người: Thế giới giáo dục ngày nay và ngày mai” năm 1972. Sau đó, nhiều người đã phát triển quan điểm học suốt đời, trong đó phải kể đến P.Jarvis với cuốn sách “Thời đại học tập: giáo dục và xã hội học tập” vào năm 2001. Về xã hội học tập, Uỷ ban quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI do ông Jacques Delors làm chủ tịch, đã gửi UNESCO bản báo cáo nổi tiếng “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn” (Learning, the treasure within), trong đó, khẳng định, xã hội học tập sẽ vượt xa sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu với giáo dục liên tục, rằng nền giáo dục tiếp tục suốt đời phải được ủng hộ rộng rãi với những ưu thế về tinh thần mềm dẻo, đa dạng và khả thi trong thời gian và không gian khác nhau.

Năm 2004, Hội nghị bàn tròn các Bộ trưởng giáo dục tại trụ sở UNESCO tại Paris (họp vào ngày 9 và 10/10) mới đưa ra thông cáo “Hướng tới xã hội tri thức”, tuyên bố: Xây dựng xã hội tri thức là con đường nhân văn hóa quá trình toàn cầu hóa kinh tế, bảo đảm quyền con người, nhân phẩm và đoàn kết.

Ở Việt Nam, do đi sau về công nghiệp hoá, Đảng ta chủ trương đi vào kinh tế tri thức để rút ngắn qúa trình thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp nên xã hội học tập không chỉ là hệ quả, mà ở chừng mực quan trọng, lại là điều kiện để sớm tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Năm 2001, tại Đại hội lần thứ IX Đảng ta đề ra chủ trương “xây dựng xã hội học tập”, tiếp đó Chính phủ bằng Quyết định số 112 đã thông qua Đề án về “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” và đến tháng 12/2005, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ chính trị của Hội Khuyến học Việt Nam là “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập”. Tháng 5/2006, Thủ tướng Chính phủ lại giao cho Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm vụ thực hiện đề tài xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam. Đó là những cơ sở chính trị và pháp lý để hình thành đề tài độc lập cấp nhà nước về mô hình xã hội học tập ở Việt Nam. Đề tài được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt vào tháng 12/2006. Hôm nay, 30/01/2007, Hội thảo khoa học lần thứ nhất về đề tài này được tổ chức. Với tư cách là chủ nhiệm đề tài, tôi đề nghị các vị, các đồng chí, các nhà nghiên cứu - cộng tác viên tham khảo mấy ý sau:

1- Kinh tế tri thức và xã hội học tập là một cặp phạm trù gắn liền nhau, xuất hiện khi nền kinh tế công nghiệp bắt đầu đi vào lịch sử. Tuy là những phạm trù được cả thế giới hiện đại hiểu một cách thống nhất, nhưng xây dựng xã hội học tập trong mối quan hệ với kinh tế tri thức như thế nào thì mỗi quốc gia lại có một chiến lược riêng.

Ở nước ta, khi đang chuẩn bị cơ sở vật chất - kỹ thuật để đi vào kinh tế tri thức, toàn Đảng, toàn dân đã bắt tay xây dựng xã hội học tập, coi xã hội học tập như một động lực, một nhân tố tạo điều kiện đối với kinh tế tri thức, hơn thế nữa là nền tảng của kinh tế tri thức. Do vậy, đề tài của chúng ta không chỉ góp phần xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam mà phải khái quát hoá kinh nghiệm thực tiễn lên thành lý luận. Làm được điều này, chúng ta sẽ có những đóng góp thiết thực cho việc hình thành tư tưởng và quan điểm chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của Đảng trong giai đoạn 2010-2015 và xa hơn, đồng thời cũng có thể bổ sung vào lý luận kinh tế tri thức và kinh nghiệm đi vào kinh tế tri thức ở một nước đang phát triển.

2- Để xây dựng xã hội học tập phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, đáp ứng được những yêu cầu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo ra những điều kiện để từng bước phát triển kinh tế tri thức, đồng thời phải tính đến những mục tiêu của công cuộc chấn hưng giáo dục, đến những bước đi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đề tài phải quán triệt đường lối giáo dục của Đảng, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh, truyền thống hiếu học ngàn đời của dân ta, bản sắc văn hóa của dân tộc. Mô hình xã hội học tập ở nước ta chắc chắn sẽ có những đặc điểm riêng, không giống với xã hội học tập ở các nước phương Đông và phương Tây có thể cả về khái niệm, phạm vi, quy mô và nhân tố cấu thành. Andre Dazin - thành viên của Câu lạc bộ Roma - đã có một tổng kết đáng chú ý rằng, sự dập khuôn máy móc một mô hình nào đấy bao giờ cũng dẫn đến những thất bại. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đi đến kết luận tương tự với sự khẳng định rằng, không nên bị một mô hình nào đó “thôi miên”, làm cho mất tính sáng tạo.

3- Xã hội học tập ở Việt Nam được xây dựng theo tinh thần xã hội hóa giáo dục, nghĩa là phải có sự tham gia của các lực lượng kinh tế và xã hội, thực hiện theo phương thức ai cũng đi học, ai cũng có nhiệm vụ tham gia phát triển sự học của nước nhà. Chính vì thế, khi đi vào nội dung đề tài này, chúng ta phải luôn chú ý đến tính chất liên ngành của vấn đề. Chỉ có như vậy, đề tài mới không bỏ sót những chi tiết trong cấu trúc của xã hội học tập đang có và sẽ có.

4- Cái khó của đề tài là tổng kết những việc đã làm được trong phong trào khuyến học, xây dựng một mô hình đang vận động, đang phát triển chứ không phải là khẳng định mô hình đã được định hình. Do vậy, chúng ta phải tiến hành điều tra, nghiên cứu thực trạng của một cấu trúc động. Việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở sự mô tả, mà còn phải tác động để mô hình hoàn thiện dần và từ đó thấy được xu thế phát triển của mô hình. Chính vì thế mà trong 3 năm tới, đề tài có nhiệm vụ phải thử nghiệm ở một số địa bàn quận, huyện để tìm ra hướng phát triển tương lai của mô hình.

5- Cần phải đặc biệt chú ý đến những nhân tố có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với việc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam như Hội Khuyến học Việt Nam với những hoạt động khuyến học, khuyến tài hoặc gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cụm dân cư khuyến học với tư cách là những nhân tố thúc đẩy toàn dân đi học, toàn dân làm khuyến học, các hình thức Quỹ Khuyến học, khuyến tài... là những hiện tượng đặc thù, xuất hiện trong quá trình xây dựng xã hội học tập, chỉ thấy ở Việt Nam. Chúng ta chưa có kinh nghiệm xây dựng xã hội học tập bởi chưa có nước nào có mô hình xã hội học tập, mà họ thường chỉ có những chính sách, những chủ trương đối với từng việc cụ thể như việc đầu tư những “trường học mới” của Hoa Kỳ, xây dựng hệ thống trung tâm học tập cộng đồng ở Nhật Bản, các hình thức học đại học trên địa bàn quận, huyện của CuBa, chính sách tín dụng học tập của các trường đại học ở Trung Quốc. Vấn đề đặt ra cho đề tài là cùng với việc xác định cấu trúc thành phần của xã hội học tập, các nhà nghiên cứu phải đề xuất với Nhà nước những cơ chế vận hành, những chính sách phát triển và những chế độ hỗ trợ, khuyến khích, đầu tư... đối với các thiết chế giáo dục trong mô hình xã hội học tập sẽ được xây dựng sau năm 2010.

Xây dựng xã hội học tập là một xu thế phát triển giáo dục chung trên thế giới. Với Việt Nam, xây dựng xã hội học tập là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, chấn hưng và phát triển nền giáo dục nước nhà và là nội dung chủ yếu của việc chuyển mô hình giáo dục truyền thống hiện nay sang mô hình giáo dục mở - một hệ thống giáo dục hiện đại của thế kỷ XXI. Sự thành công của đề tài này sẽ là một đóng góp thiết thực vào việc chuyển đổi mô hình giáo dục như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định./.



admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.177 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.