TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Chăm lo sự nghiệp "trồng người"
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 04.2024
Chăm lo sự nghiệp "trồng người"
05.2008

Niềm mơ ước của nhiều học sinh tốt nghiệp THPT là được bước vào cổng Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh với tư cách là một sinh viên. Bởi, nơi đây là một trong những địa chỉ tin cậy của cả nước thực hiện sự nghiệp "trồng người".

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh là đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học. Với việc ban hành chương trình đào tạo chi tiết các ngành sư phạm bậc đại học, năng lực đội ngũ giảng viên được đánh giá sát hơn, việc quản lý quá trình đào tạo có hiệu quả hơn, đồng thời đặt nền móng cho quá trình tiến tới áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ vào năm 2010.

Thực hiện chủ trương đa dạng hóa loại hình và phương thức đào tạo và đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, trường đã xây dựng chương trình đào tạo liên thông và văn bằng thứ hai cho tất cả các ngành sư phạm. Nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện một bước công tác quản lý đào tạo, trường đã nâng cấp phần mềm quản lý và quy định rõ quy trình, trách nhiệm của từng cấp từ Ban giám hiệu đến các khoa, bộ môn. Trường đưa vào sử dụng website về thực tập sư phạm và đang tiến hành xây dựng website của phòng đào tạo nhằm cung cấp thông tin dễ dàng cho người đọc.

Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh còn là nơi đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học với hàng chục đề tài cấp bộ. Công tác nghiên cứu khoa học trong sinh viên cũng diễn ra khá sôi nổi và đạt nhiều giải thưởng cấp bộ.

Với đội ngũ 848 cán bộ, nhân viên trong đó có 616 người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đang thực hiện công tác đào tạo cho 33 ngành, trong đó có 19 ngành sư phạm và 14 ngành ngoài sư phạm vừa đáp ứng nhu cầu của ngành sư phạm vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Kể từ năm 1975 đến nay, nhà trường đã đào tạo, cung cấp cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam hơn 60.000 giáo viên phổ thông, trong đó, hiện nay có nhiều người là cán bộ quản lý của cấp sở và cấp trường. Năm 2007, Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Ðộc lập hạng ba.

Là trung tâm đào tạo đội ngũ giáo viên, những người dìu dắt thế hệ tương lai của đất nước, Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh coi công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ giảng viên và sinh viên trong trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vì thế, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với nhà trường là lẽ tự nhiên, tự giác, thiết thực và vốn có sẵn trong ý thức của tất cả những người đã, đang và sẽ đứng trên bục giảng như nhà giáo Nguyễn Tất Thành năm xưa.

Dưới sự lãnh đạo của Ðảng ủy, Công đoàn, Ðoàn Thanh niên tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt bổ ích thiết thực. Ông Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng, Bí thư Ðảng ủy nhà trường, cho biết: Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được nhà trường gắn với cuộc vận động "hai không" của ngành; Cán bộ, giảng viên, thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc, kế hoạch giảng dạy kỷ cương, kỷ luật. Mặt khác, mỗi đơn vị và cá nhân tự nguyện đăng ký một việc làm tốt, chất lượng cao. Ðối với sinh viên, phát động phong trào "học chất lượng, thi nghiêm túc". Ðồng thời, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế đào tạo và nội quy nhà trường. Cán bộ, đảng viên liên hệ với tấm gương đạo đức của Bác để viết thu hoạch tự phê bình, kiểm điểm cá nhân và kết hợp với việc phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng, bình xét danh hiệu thi đua.

Theo ông Phạm Xuân Hậu, Chủ tịch Công đoàn trường: Có tới 95% số tổ chức công đoàn cơ sở tham gia cuộc thi tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ cuộc thi này, anh chị em cán bộ, công nhân, nhân viên trong trường càng thấm nhuần hơn về tấm gương đạo đức của Bác và có ý thức tự rèn luyện mình hơn.

Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được Ðoàn trường phát động với nhiều hoạt động sôi nổi và phong phú trong sinh viên. Cuộc thi tập thể về nội dung này thu hút hơn 2.000 sinh viên tham gia. Khi Ðoàn trường phát động phong trào mỗi đoàn viên, mỗi chi đoàn viết "Nhật ký làm theo lời Bác", không khí trong trường sôi nổi hẳn lên. Hàng loạt cuốn nhật ký đẹp về hình thức, phong phú về nội dung đã được gửi về Ban Tổ chức.

Qua hàng trăm trang nhật ký chân thành, cảm động, các bạn sinh viên tự bộc bạch suy nghĩ của mình về Bác, tự soi mình vào tấm gương đạo đức của Bác rồi đề ra mục tiêu phấn đấu vươn lên.

Khi tìm hiểu tấm gương đạo đức của Bác, sinh viên Phạm Thị Khánh Chi, lớp Toán 3 BD, Khoa Toán - Tin, cũng như sinh viên Trần Thị Hồng Vân, lớp 1B, Khoa Giáo dục mầm non nhận thức rõ hơn về công việc, trách nhiệm của mình hiện nay cũng như sau này khi đứng trên bục giảng. Mỗi lần hát Quốc ca, Khánh Chi và Hồng Vân lại cảm thấy tự hào là người kế tục truyền thống vẻ vang của cha ông. Thật cảm động khi đọc những dòng nhật ký này của Vân: "Ngày mai và mỗi ngày khi thức dậy, tôi sẽ ca vang câu hát: Ðừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay".

Quyển nhật ký của Nguyễn Thị Mỹ Linh, lớp 3A, khoa Giáo dục tiểu học, được chăm sóc kỹ càng với tấm ảnh Bác và dòng chữ "Bác Hồ kính yêu" ở trang đầu. Linh ghi lại những lời Bác dạy, những bài thơ hay về Bác rồi kể lại quá trình trưởng thành của mình với lời kết: "Mình vẫn nghĩ một cách đơn giản, nghĩ đúng, sống tốt, học tập và làm tốt để trở thành một người có ích, một giáo viên tốt là điều mình cần phải phấn đấu trước mắt".

Nhưng tình cảm và lắng đọng hơn cả là những trang nhật ký của Nguyễn Thị Quỳnh, lớp Văn 1B, khoa Ngữ văn. Quỳnh viết : "Ðêm nay con ngồi giữa thành phố mang tên Bác và viết về Người như viết về một người Cha. Người ngồi đó trước mắt con với nụ cười hiền dịu đầy yêu thương và khích lệ. Con đọc được niềm vui không chỉ trong nụ cười mà từ ánh mắt kia. Ở "thế giới người hiền" chắc Người cũng vui vì bây giờ những đứa con của Người không chỉ có cơm ăn, áo mặc, được học hành mà đã được ăn ngon, mặc đẹp và được học tập trong môi trường tốt".

Với những suy nghĩ tốt đẹp như thế, chắc chắn rằng những sinh viên này sẽ trở thành những giáo viên có đủ năng lực và đạo đức để gánh vác sự nghiệp "trồng người" cao cả.

NGUYỄN PHAN TOÀN

(Theo Nhan Dan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.153 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.