TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Siết chặt kỷ cương, nền nếp đào tạo không chính quy
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Siết chặt kỷ cương, nền nếp đào tạo không chính quy
03.2008

Xem hình
Ðào tạo theo phương thức giáo dục không chính quy (GDKCQ) đang bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm. Ðã đến lúc, ngành giáo dục - đào tạo cần có những giải pháp quyết liệt để xiết chặt kỷ cương, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả phương thức đào tạo này.

Nhiều mặt được nhưng còn lắm hạn chế, yếu kém

GD KCQ gồm ba hình thức: Ðó là vừa làm vừa học (tại chức), đào tạo từ xa, đào tạo chuyên tu cũ (hoàn chỉnh kiến thức liên thông). Trước năm 1993, đào tạo tại chức chỉ dành cho đối tượng có ít nhất hai năm làm việc. Sau đó, do nhu cầu, không còn quy định thời gian công tác nên quy mô liên tục tăng. Về hệ chuyên tu cũ, cũng đã có từ những năm 60, để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý kinh tế cho cán bộ có trình độ trung cấp lên đại học. Sau đó, còn đào tạo cả hệ cao đẳng.

Ðào tạo từ xa phát triển mạnh trong những năm gần đây, khi Ðảng và Nhà nước chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng theo học. Hai cơ sở đào tạo lớn là: Viện Ðại học Mở Hà Nội và Trường đại học Mở bán công TP Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1993 chuyên đào tạo theo hình thức từ xa cũng vì lẽ đó.

Trong những năm qua, hệ GDKCQ đã đạt được những kết quả nhất định. Ðó là góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt của các bộ, ngành, các địa phương; nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, góp phần đào tạo bồi dưỡng nhân lực tại chỗ, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Mặt khác, tạo thêm cơ hội cho những người có hoàn cảnh khác nhau không có điều kiện học ở các trường lớp chính quy tập trung được nâng cao trình độ, chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, GDKCQ huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục trong khi không có ngân sách của Nhà nước. Bằng nguồn kinh phí đóng góp của người học, các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) có thêm nguồn kinh phí để đầu tư tăng cường cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình đào tạo và tài liệu giảng dạy, học tập.

Các địa phương xây dựng được hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh vững mạnh. Nhiều trung tâm giáo dục thường xuyên có đội ngũ quản lý thạo việc, được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy và học tập cũng như hội trường, lớp học tương đối khang trang, là địa điểm đặt lớp để các trường ÐH, CÐ triển khai công tác đào tạo KCQ tại các địa phương. Các trung tâm góp phần quan trọng trong việc giúp UBND các tỉnh điều tra nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân về cơ cấu nguồn nhân lực của địa phương.

Ðào tạo theo phương thức GDKCQ còn đem lại lợi ích to lớn cho toàn xã hội khi mà qua đó, khai thác được khả năng, trí tuệ của đội ngũ giảng viên, nhà giáo trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. GDKCQ còn góp phần phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực đào tạo từ xa.

Tuy nhiên, qua thực tiễn hoạt động, phương thức GDKCQ dần bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Trước hết là sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo. Qua kiểm tra cho thấy, số sinh viên đào tạo theo phương thức GDKCQ tập trung chủ yếu vào các ngành dễ dạy, dễ học, ít phải đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, thí nghiệm và các cơ sở thực hành. Báo cáo của 149 trường ÐH, CÐ cho thấy, khối kinh tế chiếm 37,06%, sư phạm chiếm 26,30%, kỹ thuật - công nghệ chỉ chiếm 15,68%; văn hóa - nghệ thuật - thể thao chiếm 1,08%; y - dược chỉ chiếm 1,27%. Ðào tạo ở trình độ ÐH chiếm hơn 86,29%, đào tạo ở trình độ CÐ chỉ chiếm 13,71%.

Ngoài ra hình thức đào tạo cũng mất cân đối. Số sinh viên đào tạo theo phương thức GDKCQ tập trung chủ yếu vào hình thức tại chức, còn các hình thức khác tỷ lệ thấp. Quy mô đào tạo theo phương thức GDKCQ năm 2007 của 149 trường ÐH, CÐ là 834 nghìn 473 sinh viên, thì có 549 nghìn 831 sinh viên học theo hình thức tại chức, chiếm 65,89%. Các hệ khác chỉ chiếm 34,11%. Ý thức nhiều người học khi tham gia hình thức đào tạo KCQ chưa cao, dễ thỏa hiệp theo những tiêu cực trong tổ chức đào tạo như cắt xén thời lượng, giảm bớt giờ học, trong kiểm tra, đánh giá. Không bảo đảm điều kiện học tập và môi trường sư phạm. Các trường ÐH, CÐ mở lớp tại địa phương không đúng quy định. Một số trường tổ chức đào tạo cấp bằng cao đẳng sư phạm cho đối tượng là trung học sư phạm chỉ đào tạo trong sáu tháng, trong khi Luật Giáo dục năm 2005 quy định 1,5 năm đến hai năm.

Chương trình đào tạo bị cắt xén nhiều so với chương trình đào tạo cùng trình độ. Việc tổ chức giảng dạy chưa chặt chẽ, nhiều nơi, nhiều lớp giảng dạy các môn học theo cuốn chiếu. Ðiều kiện phục vụ giảng dạy như thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành chưa bảo đảm yêu cầu của chương trình đào tạo. Giảng viên chưa có trách nhiệm cao và nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các lớp KCQ, nhất là các lớp tổ chức ở các địa phương, xa trường. Việc quản lý công tác đào tạo ở nhiều trường thiếu chặt chẽ; chưa thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh những vi phạm trong giảng dạy, tổ chức, quản lý các hình thức đào tạo. Chất lượng của đào tạo KCQ nhìn chung chưa bảo đảm; sự tin tưởng ở cơ sở sử dụng nguồn lao động từ đào tạo KCQ chưa cao.

Cần siết chặt hơn

Có thể nói chất lượng đào tạo hệ GDKCQ đã đến hồi báo động. Vấn đề là, ngay bây giờ, ngành chủ quản cũng như các cơ sở đào tạo trong toàn hệ thống giáo dục cần có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt nhằm lập lại trật tự kỷ cương, nền nếp; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Về công tác quản lý, ngành giáo dục và đào tạo (GD-ÐT) cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu của từng trường. Cân đối chỉ tiêu, ngành nghề đào tạo cho các vùng miền, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Kiểm tra các điều kiện về trường lớp, cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, chương trình và ngành nghề đào tạo. Kiên quyết xử lý các cơ sở giáo dục đặt lớp sai quy định, không bảo đảm môi trường sư phạm. Quản lý chặt chẽ toàn bộ quá trình tuyển sinh, ra đề thi, coi thi, chấm thi, chấm phúc khảo, duyệt điểm chuẩn, kiểm tra trúng tuyển.

Nay mai, đề thi tuyển sinh tại chức của các trường ÐH, CÐ nên lấy từ ngân hàng đề của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Riêng đề thi kết thúc học phần, kết thúc môn học, các trường thống nhất dùng ngân hàng đề thi hệ chính quy. Ngân hàng đề thi cần bảo đảm chất lượng, được Bộ Giáo dục và Ðào tạo kiểm tra thẩm định. Cải tiến quy trình tuyển sinh để nâng cao chất lượng đầu vào, từng bước chuẩn bị cho việc thi tuyển sinh bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan. Bộ quy định điểm sàn tối thiểu để các trường quyết định điểm tuyển chọn của các kỳ thi tuyển sinh KCQ, bảo đảm tỷ lệ sàng lọc và chất lượng đầu vào tối thiểu và giảm bớt sự mất cân đối về ngành nghề, vùng miền.

Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi và kiểm tra trúng tuyển. Tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình đào tạo, chương trình, giáo trình có cập nhật kiến thức mới, tăng cường hơn nữa công tác quản lý giảng dạy, học tập, siết chặt công tác thi, kiểm tra đánh giá để thực hiện việc sàng lọc. Quy định sử dụng các nguồn thu trong GDKCQ để tái đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, thư viện, học liệu. Tổ chức triển khai hệ thống kiểm định công nhận chất lượng giáo dục. Tăng cường đào tạo đội ngũ giảng viên, quy định điều kiện cần thiết đối với giảng viên giảng dạy KCQ phải có ít nhất ba năm giảng dạy ở hệ chính quy. Các trường ÐH, CÐ cần chấn chỉnh việc tuyển sinh, đào tạo KCQ theo tinh thần cuộc vận động "Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục" và "Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội".

Tổ chức, rà soát đánh giá việc tổ chức các hoạt động đào tạo KCQ ở các cấp quản lý từ bộ môn, khoa, trường trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định của quy chế tuyển sinh, đào tạo và cấp phát văn bằng, bảo đảm chất lượng và đáp ứng nhu cầu đào tạo. Mặt khác, đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên. Xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông và lộ trình chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học linh hoạt trong việc tích lũy kiến thức cũng như dễ dàng chuyển đổi trường, chuyển đổi ngành, chuyển đổi tín chỉ. Ðổi mới chương trình đào tạo, biên soạn lại giáo trình cập nhật kiến thức hiện đại, xây dựng chương trình và giáo trình chủ yếu theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng; coi trọng việc gắn học lý thuyết với thực tập, nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng. Ðổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của người học và lấy người học làm trung tâm. Tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy, học tập và quản lý đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo trình điện tử trên mạng làm tài liệu giảng dạy trong các lớp đào tạo KCQ.

Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả GDKCQ, không chỉ ngành GD-ÐT mà cả xã hội phải cùng vào cuộc; nhất là chính quyền, địa phương các cấp cần phát huy vai trò, trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ các bộ, các ngành, các trường ÐH, CÐ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước về xây dựng một xã hội học tập; trên cơ sở đó, đề ra quy hoạch lâu dài cho việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ở mỗi địa phương.

______________________________________________________________________

* Còn có nhận thức khác nhau về hình thức đào tạo KCQ, đánh giá không đúng về vị trí của hình thức đào tạo này trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ðiều này thể hiện rõ ở yêu cầu tuyển dụng cán bộ của các cơ quan, đơn vị là chỉ nhận sinh viên tốt nghiệp với bằng chính quy và biểu hiện trong suy nghĩ của lớp người trẻ tuổi là đường cùng mới vào học tại chức. Mặt khác, trong các cơ sở đào tạo và đơn vị liên kết ở các địa phương, vấn đề đầu tư, tạo điều kiện cho giảng dạy, học tập của loại hình đào tạo này có khâu chưa thỏa đáng, nhất là việc cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

GS.TS Ðặng Thị Loan, Phó Hiệu trưởng
Trường ÐHKTQD


* Nên trở lại quy định đã có trước đây là văn bằng tại chức không là điều kiện để học tiếp các hệ cao hơn như cao học, nghiên cứu sinh. Những người muốn làm công tác nghiên cứu hay muốn có các văn bằng cao hơn phải học ở hệ chính quy. Việc phấn đấu để văn bằng tại chức tương đương với văn bằng chính quy là ý tưởng không thực tế. Ðối tượng học tập khác nhau, chất lượng đầu vào (tuyển sinh) khác nhau, quy trình đào tạo khác nhau, chỉ giống nhau (một cách gượng ép) ở nội dung chương trình đào tạo thì khó có thể tương đương về chất lượng được. Chúng ta đã mở thêm các loại hình đào tạo để đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân - đó là một chủ trương đúng đắn của Ðảng và Nhà nước ta - nhưng loại hình đào tạo nào thì văn bằng đó, không nên lẫn lộn, cào bằng...

TS Phạm Văn Thể, Trưởng khoa đại học tại chức
Trường đại học Bách khoa Hà Nội


* ... Chất lượng đào tạo đại học có sự phân tầng rõ rệt giữa các hệ chính quy và không chính quy. Trong khi ở phổ thông phần lớn học sinh nhất là ở các đô thị phải học tập căng thẳng thì ở bậc đại học nhiều sinh viên lại lười học, dẫn đến tình trạng phần lớn sinh viên học tập chỉ ở mức trung bình. Việc kiểm tra, thi cử, đánh giá còn nhiều biểu hiện thiếu nghiêm túc, không trung thực. Nhìn chung, sinh viên còn yếu về khả năng tự học, tự nghiên cứu. Số đã tốt nghiệp cũng bộc lộ sự thiếu hụt về kiến thức hiện đại, về kỹ năng thực hành, về khả năng giao tiếp, hợp tác trong công việc. Trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về công nghệ hiện đại của phần lớn sinh viên còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu hội nhập quốc tế. Chất lượng đào tạo sinh viên tại chức từ xa còn rất thấp, đây là điểm yếu nhất về chất lượng đào tạo hiện nay.

(Báo cáo về tình hình giáo dục của Bộ GD-ÐT)
______________________________________________________________________

Phan Huy Hiền

BBT (Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.207 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.