TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Bí quyết giúp con lấy “Vàng” thế giới
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 03.2024
Bí quyết giúp con lấy “Vàng” thế giới
02.2008

Xem hình
Phần lớn chủ nhân của những tấm huy chương vàng quốc tế năm 2007 được sinh ra trong các gia đình rất bình thường, thậm chí còn khốn khó. Cha mẹ, người thân đã đầu tư cho các em thế nào để có được những thành tích đáng tự hào như vậy?

Phạm Thành Thái - HCV Olympic Toán Quốc tế 2007: “Nếu không đủ tiền, em sẽ vay để học!”

Phạm Thành Thái (lớp 12 chuyên Toán, THPT chuyên Hải Dương) sinh ra tại quê nghèo ở Hải Dương. Cậu còn nhớ như in ngôi nhà đơn sơ của mình nằm cạnh cánh đồng lúa của huyện Gia Lộc. Hồi bé, Thái không được đến lớp mẫu giáo. Vào thẳng lớp 1, cậu bé chẳng bao giờ bị bố mẹ ép uổng việc học như những đứa trẻ cùng quê.

3 năm phổ thông, Thái lên tỉnh ở trọ cách trường hơn 2km, ngày ngày cơm bụi để tầm sư học đạo. "Em có thể ngồi net cả ngày, nhưng đặc biệt không có hứng với games" - Thái nói - "Tài liệu, sách báo trong đó mới là quan trọng với em".

Thái khoái chí: "Thế này thôi, nhưng em cũng có tiền "thêm" cho bố mẹ đấy! Đó là tiền thưởng nhờ thành tích học tập ấy mà!". Là con, Thái biết bố mẹ chẳng dư dật chút nào. "Với đồng lương giáo viên, bố mẹ thật chật vật khi nuôi hai con ăn học. Ai bảo bố mẹ "tham vọng" cho cả hai con lên Hà Nội học đại học làm gì?" - Thái cười toe toét.

"Nói vậy thôi, em còn tham vọng hơn, em sẽ phải theo học được một trường đại học danh tiếng nào đó của Anh hoặc Mỹ mới thôi. Em sẽ cố gắng tìm kiếm học bổng và nếu cần, không đủ tiền, em sẽ vay tiền để học!"

Thái bảo, câu chuyện về việc học của mình em chưa từng kể với ai. Mà có kể, chắc cũng chẳng ai tin bởi nhắc tới tuổi thơ là nhắc tới những cuộc đi chơi "vô thiên lủng".

Phạm Duy Tùng - HCV Olympic toán Quốc tế 2007: Lớp 2 đã “đàm đạo” toán với bố

"Mẹ đang làm cho em một bộ sưu tập có một không hai đấy" - Tùng (lớp 12 chuyên Toán, Trường ĐHKH Tự nhiên, ĐHQGHN) khoe ngay khi vừa gặp mặt. Thì ra, 10 năm nay, những kỷ vật dù nhỏ của Tùng đều được mẹ cất giữ cẩn thận. Đó là những chiếc thẻ bảo hiểm, cuốn học bạ ghi nhiều điểm tốt và cả những lá thư cậu con trai bé bỏng gửi bố những năm bố còn du học ở Rumani đã nhoè chữ…

Trong những bức thư mẹ giữ không nếp gấp bao nhiêu năm nay, "ông con bé tý" đã biết "đàm đạo" chuyện giải toán với bố: "Ngày… năm 1998. Trước tiên con chúc bố mạnh khoẻ, học tập tốt. Thế bố đã ghi 2 bài toán con gửi cho bố chưa? Giờ con có nhiều bài toán nâng cao lắm, cụ thể là những 19 bài bố ạ. Trong đó có bài dễ nhưng có bài con vẫn chưa giải ra".

Ngày… "Bố ơi con vẫn chưa nhận được lời giải 2 bài toán của con đã gửi cho bố cho nên con chẳng biết bố giải đúng hay giải sai. Con đã thi học sinh giỏi của trường và chiếm được giải ba. Từ ngày bố đi, cả nhà ta chưa một lần được đi ăn kem bố ạ".

Mẹ Tùng nhớ lại, từ lớp 2 đến nay, tổng cộng Tùng đã đoạt được hơn 10 giải Toán từ cấp Quận cho đến Thành phố và Quốc tế. Số tiền thưởng Tùng dành được, mẹ trừ vào các khoản chi tiêu cho cả hai anh em. Có lần, Tùng cũng viết thư mách bố điều này khi bố vẫn đang ở nước ngoài: "Sau khi đi thi học sinh giỏi khối 2, con biết mình đã đoạt giải ba. Mẹ bảo, đấy là con đạt được giải rút thừa ra ngoài và mẹ đã thưởng cho con một bộ cầu lông mới tinh và một bộ quần áo. Thế 2 bài toán con gửi, bố đã làm chưa? Sao con không thấy thư bố giải 2 bài toán đấy?".

Bố Tùng cười, nhìn cậu con trai: Ngày đó tôi còn giải được đề toán của con, nay thì khó quá rồi… Người đàn ông này đã "đầu tư" cho con ngay từ khi con bước chân đến trường. "Từ khi tôi về nước, lúc Tùng đã học lớp 5, hễ rảnh là tôi cũng đèo con lang thang ở cổng các trường đại học để tìm mua sách cũ. Thú thật, giờ đây xuất hiện quá nhiều loại sách, "chẳng biết đường nào mà lần".

Tôi rất tin tưởng vào những nhà biên soạn trước đây, bởi vậy lùng mua bằng được cho con những cuốn sách tham khảo, sách dành cho học sinh giỏi của thế kỷ trước… Tôi tin là con tôi đã tiếp xúc được những gì gọi là tinh túy nhất của Toán học".

Nguyễn Tất Nghĩa, HCV Olympic Vật lý Quốc tế 2007: 12 tuổi đã biết tự lập

"Nghĩa đúng là cậu bé vàng. Gia đình nghèo lắm, nhưng học thì cực giỏi, lại ngoan" - Cô giáo Nguyễn Thị Kim Chi - Phó hiệu trưởng trường PTTH chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) - đã trìu mến nói về câu học trò cưng của mình như vậy.

Gặp Nghĩa (lớp 12 chuyên Lý), khó có thể tin được cậu bé lại được sinh ra từ một gia đình nông dân và lớn lên trên một mảnh đất có thể nói là nghèo nhất của tỉnh nghèo Nghệ An. Bởi trông cậu rất trắng trẻo và cực trí thức với một cặp kính cận dày cộp.

Gia đình Nghĩa là một điển hình của các gia đình hiếu học ở Nghệ An: dù bố mẹ chẳng phải là người có học vấn hay trình độ, nhưng đã không nề hà làm tất cả mọi công việc, miễn là đủ tiền nuôi các con ăn học thành người.

Bốn anh em nhà Nghĩa đã trưởng thành như thế trong vòng tay bao bọc của người cha là một thương binh nặng và người mẹ chỉ có một nghề duy nhất: giúp việc cho một nhà may!

Chị gái Nghĩa đã tốt nghiệp khoa tiếng Anh, trường ĐHSP Vinh và trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh trên quê hương mình. Anh trai Nghĩa sau 2 năm học tập ở Học viện Kỹ thuật Quân sự, nay đang tiếp tục hoàn thành chương trình học tại Ucraina. Em trai Nghĩa đang học nốt lớp 12 với thành tích luôn luôn vượt trội ở trường chất lượng cao của huyện Đô Lương. Trong số bốn người con thì Nghĩa là người đã làm nên điều kỳ diệu: đoạt Huy chương vàng kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế khi đang học lớp 11!

Với Nghĩa, thời gian được sống cạnh bố mẹ thật hiếm hoi. "Bốn chị em em xác định, nếu không học hành đến nơi đến chốn, chỉ có một cách duy nhất là hoặc ở nhà làm ruộng, hoặc vào Nam làm thuê kiếm sống, theo đúng như cách mà phần lớn các thanh niên nông thôn khác đang làm. Xa bố mẹ, đó là điều không ai muốn, nhưng muốn được học thầy giỏi, trường hay thì chẳng còn cách nào khác".

Không ai nghĩ là cậu bé vàng hôm nay đã phải tự lo cho sinh hoạt hằng ngày của chính bản thân mình khi mới chỉ 12 tuổi. Đến năm lên lớp 10, Nghĩa đã tạm biệt huyện nhà để lên thành phố, để được học tại một trường học danh tiếng, cái nôi của các tài năng xứ Nghệ: trường chuyên Phan Bội Châu.

Mấy cái xoong, mấy cái bát, vài đôi đũa, dăm ba thứ lặt vặt và một chiếc bếp dầu trong một căn nhà cực nhỏ thuê được ở đất thành Vinh - đó là tất cả "của cải vật chất" hiện Nghĩa đang "sở hữu" để bước tiếp con đường dùi mài kinh sử của mình. "Cho dù bố mẹ không hề có bằng cấp, không phải là người thành đạt, nhưng họ đã cho em tất cả. Em sẽ làm được điều mà vì hoàn cảnh, bố mẹ đã không làm được: đó là học và học!

Có thể bố không giải được những bài toán, những bài Vật lý hóc búa, nhưng bố đã cho em biết, thế nào là phấn đấu, thế nào là vươn lên; có thể mẹ không đọc được một chữ tiếng Anh nào, không biết Internet là gì, nhưng mẹ đã dạy cho em hiểu thế nào là nghị lực, thế nào là tình yêu thương…".

Theo Tú Anh - Mỹ Hà
Gia Đình và Xã Hội

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.184 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.