TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Thầy giáo già với ngôi trường học nổi trên biển hồ Campuchia
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 03.2024
Thầy giáo già với ngôi trường học nổi trên biển hồ Campuchia
05.2018

Xem hình
Biển Hồ Campuchia trên dòng sông Tông Lê Sáp thuộc tỉnh Xiêm Riệp, có chiều dài nhất tới 75 km, chiều rộng nhất tới 35km, nơi có nhiều loài cá sinh sống dày đặc. Từ cuối thế kỷ XIX, một số người dân làm nghề chài lưới vùng sông nước Cửu Long đã trôi dạt về đây, với cuộc sống lênh đênh trên mặt nước từ đời này sang đời khác, như lộc bình trôi trên sông nước quê mình.

Đến nay trên Biển Hồ đã có khoảng trên 400 hộ, với gần 4 ngàn người, nhưng vẫn chưa được Chính phủ Cămpuchia công nhận là Việt kiều, nên cuộc sống đã khó khăn vất vả, càng chồng chất khó khăn, vất vả trên đất nước Chùa tháp. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nghèo nàn, lạc hầu vì không được tiếp cận với đất liền. Đói nghèo và bệnh tật luôn đồng hành với họ bao đời nay, 90% người dân không biết chữ. Gia đình nào có thư từ Việt Nam sang phải đi thuyền hàng chục cây số trên Biển Hồ mới nhờ được người đọc. Vào mùa nước nổi gia đình nào có người chết phải treo trên cành cao ven hồ, chờ mùa nước cạn mới đem chôn xuống đáy hồ, vì trôn cất trên cạn phải mua đất với giá hàng ngàn đô, làm sao các gia đình lo nổi.

* Thầy giáo già từ Việt Nam sang gieo con chữ cho con em người Việt trên Biển Hồ.

Là một thầy giáo ở vùng quê nghèo Tây Ninh, sau khi được nghỉ hưu vào năm 1989, vợ chồng thầy Trần Văn Tư đã sang Cămpuchia làm ăn, buôn bán, được chứng kiến cảnh đói nghèo, vất vả và thất học của người Việt trên Biển Hồ. Thầy đã bàn với vợ con bán hết tài sản ở quê hương và xin phép chính quyền Campuchia mở lớp học cho con em người Việt trên Biển Hồ. Sang nước bạn ngoài tài sản của gia đình, thầy còn vận động của nhà hảo tâm, các chùa ở Nam Bộ ủng hộ để có lưng vốn làm việc thiện nguyện cho người Việt trên nước bạn.



Năm 2013, ở cái tuổi 75 thầy đã xây dựng được nhà nổi với 1 phòng học cho 31 học sinh học vỡ lòng. Thầy đã đi xuồng tới từng nhà trên Biển Hồ để vận động các gia đình cho con em đi học. Ngoài việc dạy tiếng Việt, vợ chồng thầy còn mua quần áo, sách vở, phát cho các em và tổ chức cho các em ăn hai bữa trưa và chiều tại lớp học. Tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình xin cho con em được đi học, nhiều nhà hảo tâm từ Việt Nam, nhiều đoàn khách du lịch quốc tế đến tham quan Cămpuchia đều đến thăm trường và tặng quà cho các em, trong đó quân khu 7 đã tặng một trường học nổi 6 phòng học và trang bị các tiện nghi với số tiền gần một tỷ đồng. Trường tiểu học bán trú cho con em người Việt trên Biển Hồ ra đời từ đấy và thầy Trần Văn Tư là hiệu trưởng của trường. Mùa nước cạn trường nằm cách xa bờ, mùa nước nổi trường được di chuyển tới gần bờ để thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm. Có trường rồi, có nhiều học sinh đến học thầy đã về Việt Nam vận động con, cháu tình nguyện sang giảng dạy và phục vụ. Hiện nay trường có trên 10 cán bộ, giáo viên, trong đó có 1 giáo viên người Cămpuchia.

* Trường tiểu học bán trú cho con em người Việt trên Biển Hồ Cămpuchia

Từ thành phố Xiêm Riệp đi theo đường bộ đến Biển Hồ khoảng 50km và đi trên xuồng máy gần một giờ là tới trường học nổi trên Biển Hồ. Đoàn chúng tôi đã tranh thủ thăm các phòng học, phòng ăn của học sinh, phòng ở phòng làm việc của cán bộ, giáo viên. Đón tiếp và làm việc với chúng tôi thầy Trần Văn Tư hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện tại trường có 265 học sinh thuộc 314 gia đình người Việt trên Biển Hồ đến học từ lớp vỡ lòng đến hết cấp tiểu học, với nhiều độ tuổi khác nhau, có em 13 tuổi mới học lớp 1. Hàng ngày các em được gia đình đưa đón bằng thuyền, nhiều em tự chèo thuyền đi học. Các em được nhà trường phát sách vở, được ăn cơm miễn phí 2 bữa tại trường. Mỗi bữa ăn của các em trường phải chi phí trên dưới 2 triệu đồng. Cán bộ, giáo viên được phụ cấp từ 10 đến 20 triệu đồng một tháng. Số tiền ăn của các em và phụ cấp cán bộ, giáo viên mỗi tháng từ 200 đến 250 triệu đồng. Những gia đình học sinh quá khó khăn được nhà trường hỗ trợ mỗi tháng 20kg gạo. Các khoản chi phí trên đều do các nhà hảo tâm, các chùa ở Việt Nam và các đoàn khách du lịch quốc tế đến Campuchia tài trợ và ủng hộ. Trường đã dạy cho các em biết chữ Việt, chữ Campuchia và hoàn thành chương trình tiểu học của Việt Nam. Các em học sinh của trường đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết chào hỏi mọi người và đều mong muốn học để thoát cảnh nghèo, thoát cuộc sống lênh đênh trên sông nước.



Được hỏi về mong muốn của thầy và tương lai của trường như thế nào? Thầy hiệu trưởng Trần Văn Tư trả lời: "Tôi chỉ mong muốn các em được học văn hóa, học nghề để thoát khỏi cảnh đói nghèo, để được lên bờ sống hòa nhập với cộng đồng người Việt và Campuchia, hoặc trở về Việt Nam sinh sống. Tôi bây giờ đã ở các tuổi xưa nay hiếm, tôi đang cố gắng tìm được người có tấm lòng thiện nguyện để thay tôi duy trì và phát triển trường tiểu học bán trú cho con em người Việt trên Biển Hồ".

Dù thời gian đến thăm trường thật ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để chúng tôi hiểu về ngôi trường, cảm phục sự hy sinh thầm lặng và tấm lòng thiện nguyện của thầy hiệu trưởng Trần Văn Tư cùng gia đình người Việt trên đất nước Chùa Tháp và xin được chia sẻ với nỗi khó khăn, vất vả của các em học sinh người Việt trên Biển Hồ, song rất hiếu học.

Đặng Văn Cao




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.192 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.