TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Cam kết và khuyến nghị thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua các TTHTCĐ (Promoting education for sustainable development through community learning centres)
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Cam kết và khuyến nghị thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua các TTHTCĐ (Promoting education for sustainable development through community learning centres)
12.2016

Xem hình
Các đại biểu tham dự hội nghị
Website Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam trân trọng giới thiệu thông báo Cam kết quốc tế của Hội nghị “Thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua Trung tâm học tập cộng đồng” ngày 7-8/10/2016, tại tỉnh Hòa Binh, bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Chúng tôi, hơn 70 đại biểu đại diện cho các nhà quản lý, giáo viên/hướng dẫn viên và người học của Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đến từ 10 tỉnh, thành phố trên cả nước, cùng đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học Việt Nam, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia TTHTCĐ và các đại biểu từ Campuchia, Lào và Nhật Bản đã cùng nhau họp tại thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), Việt Nam từ ngày 07 đến ngày 08 tháng 10 năm 2016” để thảo luận “Thúc đẩy Giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua các Trung tâm học tập cộng đồng” và cam kết tiếp tục đẩy mạnh Giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDVPTBV) thông qua TTHTCĐ.

Trên cơ sở  kinh nghiệm phong phú của TTHTCĐ ở Việt Nam trong việc cung cấp các cơ hội học tập suốt đời đa dạng khác nhau cho người dân tại cộng đồng; trên cơ sở tham khảo Cam kết Okayama (2014) về thúc đẩy GDVPTBV thông qua học tập tại cộng đồng và các khuyến nghị của UNESCO về giáo dục và học tập người lớn (2015) và Chương trình hành động toàn cầu về GDVPTBV, chúng tôi đã cùng nhau cam kết và đề xuất các khuyến nghị sau đây:

I. Các cam kết của chúng tôi:
 
Học tập ở cộng đồng là chìa khóa  để xây dựng xã hội học tập bền vững. Sự hợp tác và phối kết hợp chặt chẽ của tất các các ban, ngành, đoàn thể, tất cả các lực lượng trong xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với TTHTCĐ và đối với việc thực hiện Chương trình hành động vì sự phát triển bền vững 2030 và để đạt được mục tiêu số 4 về GDVPTBV.

Giáo dục giữ vai trò trung tâm đối với phát triển bền vững của các quốc gia nói chung và của từng cộng đồng nói riêng. TTHTCĐ tạo các cơ hội học tập và phát triển khác nhau thông qua giáo dục xóa mù chữ, giáo dục xóa đói, giảm  nghèo/tăng thu nhập, giáo dục công dân, giáo dục bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường và giáo dục các vấn đề văn hóa-xã hội khác ở cơ sở. Điểm mạnh của TTHTCĐ trong việc cung cấp các chương trình giáo dục và học tập phù hợp với thực tế, văn hóa, ngôn ngữ của địa phương cho người học, đặc biệt là cho đối tượng thanh niên và người lớn cần được phát huy.

TTHTCĐ đã và đang đóng một vai trò đặc biêt quan trọng trong việc thúc đẩy GDVPTBV  và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. Tuy nhiên, các TTHTCĐ hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập, còn phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể đáp ứng các nhu cầu của người học và yêu cầu phát triển bền vững của các địa phương. Để thúc đẩy GDVPTBV ở cơ sở, cần thiết và cấp bách phải duy trì, củng cố TTHTCĐ về mọi mặt để trở thành một mô hình giáo dục đa chức năng, góp phần phát triển cộng đồng bền vững.

Với tư cách tập thể và cá nhân, chúng tôi cam kết sẽ thúc đẩy và triển khai các hành động sau đây:

1.    Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về TTHTCĐ và vai trò của nó đối với thúc đẩy GDVPTBV;

2.    Khuyến khích sự làm chủ của cộng đồng và hoàn thiện cơ chế quản lý phù hợp bảo đảm TTHTCĐ hoạt động có chất lượng, hiệu quả và bền vững, thực sự trở thành một trường học suốt đời của người lớn, một Trung tâm thông tin-tư vấn góp phần phát triển cộng đồng bền vững;

3.    Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và giáo viên của TTHTCĐ bảo đảm chất lượng và hiệu quả của GDVPTBV nhằm thu hút ngày càng nhiều người dân đến học tập tại TTHTCĐ, đặc biệt các nhóm đối tượng thiệt thòi như phụ nữ, người nghèo, người dân tộc, người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

4.    Triển khai có chất lượng và hiệu quả các chương trình Giáo dục pháp luật; Giáo dục phát triển kinh tế-tăng thu nhập; Giáo dục bảo vệ sức khỏe; Giáo dục văn hóa-xã hội và Giáo dục bảo vệ môi trường (theo Thông tư số 26/2010/TT-BGDĐT ngày 27/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại TTHTCĐ nhằm cung cấp cho người dân những kiến thức, kỹ năng cơ bản để phát triển bền vững cộng đồng của mình;

5.    Tăng cường mạng lưới liên kết, phối hợp để huy động nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) nhằm thúc đẩy GDVPTBV  tại các TTHTCĐ;

6.    Hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm tốt về GDVPTBV thông qua việc thiết lập mạng lưới các TTHTCĐ trong nước và quốc tế.

II. Các khuyến nghị của chúng tôi
 
Để thúc đẩy GDVPTBV ở cơ sở và tăng cường hơn nữa vai trò của các TTHTCĐ trong việc thúc đẩy học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và phát triển cộng đồng bền vững, chúng tôi cùng nhau đề xuất các khuyến nghị sau với Chính phủ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, Ngành có liên quan) và lãnh đạo địa phương các cấp:

1.    Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của xã hội đối với GDVPTBV cho người lớn tại các TTHTCĐ. Đổi mới giáo dục để xây dựng xã hội học tập cần phải coi trọng học tập suốt đời của người lớn tại cộng đồng. Giáo dục người lớn phải được coi là một bộ phận giáo dục ngày càng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân;

2.    Hoàn thiện các cơ sở pháp lý và các chính sách phù hợp để duy trì, củng cố và phát triển bền vững các TTHTCĐ;

3.    Xây dựng cơ chế phối, kết hợp có hiệu quả để huy động nguồn lực hỗ trợ các hoạt động GDVPTBV tại các TTHTCĐ.;

4.    Đảm bảo có ít nhất một cán bộ thường trực chuyên trách cho mỗi TTHTCĐ chịu trách nhiệm điều hành công việc hằng ngày ở Trung tâm, lập kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động GDVPTBV ở TTHTCĐ;

5.    Nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý, cán bộ, giáo viên/ hướng dẫn viên của TTHTCĐ về GDVPTBV thông qua biên soạn các tài liệu tập huấn phù hợp và tổ chức các khóa tập huấn. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của TTHTCĐ là yếu tố có ý nghĩa quan trọng bảo đảm số lượng và chất lượng của GDVPTBV ở cơ sở.

Báo cáo Hội nghị "Thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững thông qua Trung tâm học tập cộng đồng" (Tài liệu tiếng Anh) 
Tải xuống tại đây
 


Commitments and Recommendations
on Promoting Education for Sustainable Development
through Community Learning Centres
(Hoa Binh, Viet Nam, 7–8 October 2016)
 =====
We, the more than seventy participants representing learners, teachers/facilitators and managers of Community Learning Centres (CLCs) from ten provinces and cities in Viet Nam, as well as representatives from the Ministry of Education and Training (MOET), the Viet Nam Association for Learning Promotion (VALP), research institutes and CLC experts from Cambodia, Japan and Lao PDR, who gathered in Hoa Binh, Viet Nam, on 7 and 8 October 2016 to discuss ‘Promoting Education for Sustainable Development through Community Learning Centres’, commit to continuing and expanding Education for Sustainable Development (ESD) through CLCs.

Building on the rich experiences of CLCs in Viet Nam in providing various learning opportunities for local people, as well as the Okayama Commitment (2014) on promoting ESD through community-based learning, the UNESCO Recommendation on Adult Learning and Education (2015), and the Global Action Programme on ESD, we hereby commit and agree upon the following recommendations:

I. Our commitments
 
Community-based learning is key to building a sustainable learning society. Collaboration between providers and stakeholders from national education and development systems is crucial to the success of CLCs and to achieving the 2030 Agenda for Sustainable Development and its Sustainable Development Goal (SDG) 4 Education 2030 targets.

Education is central to the sustainable development of nations in general and communities in particular. CLCs provide various learning and development opportunities in literacy, poverty reduction/income generation, democratic citizenship, community health, environmental conservation, and other sociocultural issues at local level. CLCs’ strength in providing contextualized, culturally and linguistically appropriate learning and education programmes for learners, particularly for young people and adults, needs to be fostered.

CLCs have played an especially important role in promoting ESD and building learning societies in Viet Nam; however, they still have limitations and must cope with several challenges in responding to the needs of learners and the sustainable development requirements of local communities. To promote ESD at local level, it is imperative to maintain and strengthen the operation of existing CLCs so that they can become a multifunctional model of education and sustainable community development.

In our respective individual and collective capacities, we commit to promote and implement the following actions:

1.    Raise greater awareness of and advocacy for CLCs and the role they play in promoting ESD.

2.    Encourage community ownership and develop appropriate governance to create sustainable, effective management and operation of CLCs, as well as true lifelong learning facilities for adults and information and counselling centres that contribute to sustainable community development.

3.    Promote professional competencies to enhance the provision of quality education for sustainable development through the CLCs; this, in turn, will encourage more people to attend CLCs, especially those from disadvantaged backgrounds such as women, the poor, ethnic minorities, people with disabilities and underprivileged groups.

4.    Implement with quality and effectiveness the strategies set out in Circular No. 26 issued by MOET on 27 October 2010, which put forth legal, income-generating, healthcare, sociocultural and environmental protection education programmes as a way to provide local people with basic knowledge and skills to develop their communities sustainably.

5.    Strengthen partnerships to mobilize resources (including human, material and financial resources) from communities, corporations, and local, national and international sources to promote ESD through CLCs.

6.    Support and share good ESD practices at the local level by establishing networks of CLCs nationally and internationally.

II. Our recommendations
 
To promote ESD at the local level and further strengthen the role of CLCs in promoting lifelong learning, building a learning society, and sustainable development, we jointly recommend the following to the government (MOET and other relevant ministries) and local leaders at all levels:

1.    Increase public awareness on and attention to ESD for adults through CLCs. In the educational reform to build a learning society, higher importance should be placed on lifelong learning for adults in the community. Adult education must be considered an increasingly important component of the national education system.

2.    Improve the legal framework and appropriate policies for maintaining, strengthening and sustaining CLCs.

3.    Develop effective collaboration and partnership mechanisms to mobilize all possible resources to support ESD activities at CLCs.

4.    Ensure the assignment of at least one permanent staff member for each CLC; this person will take responsibility for the daily operation, planning and implementation of ESD activities in the CLC.

5.    Develop the capacities of managers, staff and teachers/facilitators of CLCs in ESD implementation by developing relevant training materials and organizing training courses. Ongoing capacity development for CLC managers and staff is an important factor for ensuring the quality and quantity of ESD at the local level.

VIETNAM CONFERENCE
PROMOTING EDUCATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT
THROUGH COMMUNITY LEARNING CENTRES
(a Summary Final Reprort)

Download Here
 



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.200 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.