TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Sóc Trăng: Công tác khuyến học với xu thế hội nhập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 04.2024
Sóc Trăng: Công tác khuyến học với xu thế hội nhập
12.2014

Xem hình
HKH Sóc Trăng trao học bổng Lương Định Của năm 2014 cho học sinh cấp THPT
Trong thời kỳ hội nhập, thời đại kinh tế tri thức, nhu cầu học tập nâng cao hiểu biết để bắt kịp xu thế của mọi người ngày càng cao. Theo đó, công tác khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ học tập ngày càng trở nên quan trọng.

Để thực hiện tốt mục tiêu đó, ngay từ ngày mới thành lập Ban Chấp hành Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng đã xác định chức năng, nhiệm vụ cơ bản là hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khuyến khích, hỗ trợ phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp cho mọi người. Nhiệm vụ chính của Hội là làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp các tổ chức xã hội tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Vận động nhân dân học tập, học tập suốt đời, quan tâm đến những người nghèo, người khuyết tật không có điều kiện học tập và những người có năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện tốt Chỉ thị 11 CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Chỉ thị 06, ngày 20/7/2007, của Ban Thường vụ tỉnh ủy Sóc Trăng v/v thực hiện Chỉ thị 11 CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị. Trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tỉnh Sóc Trăng đã mang lại kết quả rất đáng trân trọng. Nhận thức về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong nội bộ và nhân dân ngày càng cao. Nhiều người tự nguyện xin gia nhập làm hội viên Hội Khuyến học, tham gia đăng ký xây dựng Gia đình Hiếu học, Dòng họ Hiếu học, đã tạo nên một phong trào khuyến học rộng khắp. Tính đến nay toàn tỉnh Sóc Trăng có 134.207 hội viên (đạt tỷ lệ 10.13% dân số toàn tỉnh); 32.671 Gia đình Hiếu học, Dòng họ Hiếu học, Cộng đồng khuyến học (đạt 10.50% hộ gia đình toàn tỉnh).

Chính sự quan tâm của cấp Ủy, Đảng, chính quyền và nhân dân trong thời gian qua đã tạo nguồn động lực thúc đẩy, cổ vũ phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển; ngày càng nhiều các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, mạnh thường quân trong và ngoài nước tích cực tham gia đóng góp (vật lực, tài lực) xây dựng quỹ khuyến học để hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; khen thưởng học sinh, sinh viên có năng khiếu, giáo viên, nhà trường đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”. Sự đóng góp này ngày càng tăng dần qua các năm, như: Năm 2010, toàn tỉnh Sóc Trăng đã vận động được: 10.127.095.000 đồng, trao 6.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên; năm 2011, vận động được: 10.645.000.000 đồng, trao 9.000 suất học bổng cho học sinh, sinh viên; năm 2012, toàn tỉnh vận động được: 18.109.347.000 đồng, phát 11.728 suất học bổng cho học sinh, sinh viên; năm 2013, vận động được 19 tỷ đồng, trao 29.801 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo. Đồng thời, Hội Khuyến học các cấp trong tỉnh còn hỗ trợ tiền, tập, viết, cặp, sách… cho học sinh, sinh viên nghèo, có hoàn cảnh quá khó khăn, hỗ trợ phát triển giáo dục, với tổng số tiền là: 10.595.647.000 đồng.

Được kết quả trên là nhờ sự tài trợ thường xuyên của các tổ chức, đơn vị, cá nhân như: Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Sóc Trăng; Tập Đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng; Đài Phát thanh Truyền hình Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Hóa Nông Hợp trí (Chương trình trao Học bổng “Tiếp bước em đến trường”); Đài Truyền hình Vĩnh Long phối hợp với Công ty TNHH ADC (học bổng Trần Đại Nghĩa, Thắp sáng niềm tin); Công ty Viễn thông Di động Mobifone; Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tại Sóc Trăng; Hội ESPOIR POUR UN ENFANT (E.P.E - Pháp); Gia đình ông Dương Kỳ Hiệp; Gia đình ông Ngô Canh Tý và bà Dương Thị Liễu; Doanh nghiệp Tư nhân Hua; Công ty Liên doanh TNHH Phú Mỹ Hưng; và các mạnh thường quân như: Ô. Vương Hổ (Nguyên GĐ Sở Khoa học và Công nghệ); Bà Phạm Thị Minh Lý (Nguyên Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ); Hòa thượng Tăng Nô (Trụ trì chùa Kh’leang)…
Qua đó cũng xuất hiện nhiều mô hình khuyến học rất đáng trân trọng như: Một mạnh thường quân, một cán bộ lãnh đạo đầu ngành nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng một em học sinh nghèo có tinh thần vượt khó học tập tốt ở huyện Cù Lao Dung. Hay như mô hình vận động các hộ dân đóng góp quỹ khuyến học dựa trên diện tích đất ruộng canh tác ở huyện Trần Đề; mô hình vận động quần áo, trang thiết bị học tập đã qua sử dụng tặng cho các em học sinh nghèo, vùng sâu vào đầu năm học ở thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu…

Ngoài ra, phong trào gây quỹ khuyến học của các Ban, Chi Hội Khuyến học cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh Hội cũng mang lại hiệu quả thiết thực, như: Chi Hội Khuyến học Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng đã vận động bằng hình thức mỗi hội viên đóng góp 10.000 đ/tháng; Chi hội Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, mỗi hội viên đóng góp 1 ngày lương; Chi Hội Khuyến học Sở Khoa học và Công nghệ, mỗi CB, CNVC đóng góp 15.000 đ/tháng… để gây quỹ khuyến học, phát học bổng khuyến học, khuyến tài cho con CB, CNVC trong và ngoài đơn vị, tặng quà cho các cháu nhân ngày Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), Tết Trung thu...

Trong thời gian qua, trước những thách thức chung của nền kinh tế suy thoái toàn cầu, công tác vận động tạo nguồn quỹ khuyến học rất khó khăn, nhưng Ban lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh thống nhất chủ trương vẫn không trích % số tiền vận động được, mà sử dụng hết vào việc cấp phát học bổng, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường (mặc dù điều lệ Quỹ Khuyến học cho phép trích 10% để phục vụ công tác quản lý Quỹ). Đồng thời, Hội Khuyến học còn ký kết liên tịch với Hội Nạn nhân Chất độc Dacam/Dioxin, Ban Đại diện Hội người Cao tuổi nhằm đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ khuyến học cho mọi đối tượng học sinh nghèo hiếu học. Đó là tâm huyết rất đáng trân trọng của những người làm công tác an sinh xã hội nói chung và công tác khuyến học, khuyến tài của tỉnh nhà nói riêng, nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, để các hoạt động hỗ trợ khuyến học, khuyến tài cho học sinh, sinh viên ngày càng thiết thực, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đúng như tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, thì công tác khuyến học, khuyến tài cần phải đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ cho học sinh, sinh viên như:

 1. Tích cực tham mưu cho cấp Ủy đảng, chính quyền kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội thực hiện cuộc vận động đóng góp xây dựng quỹ khuyến học bằng nhiều hình thức và mang tính ổn định, bền vững, lâu dài.

2. Hội Khuyến học các cấp cần đổi mới phương thức hỗ trợ khuyến học phù hợp cho học sinh (không chỉ trao, phát học bổng thuần túy mà nên có những hoạt động cụ thể nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi để học sinh học tập, rèn luyện và phát triển). Đồng thời, mở rộng hoạt động khuyến học, khuyến tài đối với những đối tượng học sinh thuộc diện chính sách, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Đa dạng hóa các hình thức vận động và nhân rộng những mô hình tiên tiến như: 1+1, 1+2… (Một mạnh thường quân, nhà hảo tâm trực tiếp nhận nuôi, hỗ trợ một hoặc hai em học sinh, sinh viên); tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ khuyến học.

3. Chi Hội Khuyến học cùng với Ban Đại diện Phụ huynh học sinh trong nhà trường vận động các bậc phụ huynh học sinh, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đóng góp quỹ khuyến học của nhà trường trong từng năm học. Quỹ này chủ yếu chỉ để hỗ trợ cơ sở giáo dục trong giảng dạy và học tập; phát động các phong trào học sinh, giáo viên nuôi heo đất gây quỹ khuyến học của trường, lớp; vận động học sinh tặng quần áo, trang thiết bị học tập đã qua sử dụng cho học sinh nghèo vào đầu năm học mới.

4. Các Gia đình, Dòng họ cần lập quỹ khuyến học để khen thưởng, khuyến khích tinh thần học tập của các thành viên trong thân tộc, nhằm nâng cao ý thức tự học, cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

5. Khóm, ấp, tổ, bản, làng cần thành lập Ban hoặc Chi Hội Khuyến học để hỗ trợ khuyến học cho học sinh tại địa phương và phát triển các hình thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi người.

6. Đối với các cơ quan, đơn vị lực lưỡng vũ trang, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần có nhiều phương thức hoạt động hỗ trợ khuyến học cho học sinh là con em cán bộ, công nhân viên chức trong đơn vị và các học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn.

Với những giải pháp và quyết tâm nêu trên, trong thời gian tới, hoạt động hỗ trợ khuyến học cho học sinh tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả thiết thực cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Lâm Es




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.197 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.