TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Phát biểu của Trưởng Đại diện UNESCO và UNICEF tại Việt Nam về xã hội học tập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Phát biểu của Trưởng Đại diện UNESCO và UNICEF tại Việt Nam về xã hội học tập
10.2013

Xem hình
Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, chúng tôi xin đăng toàn văn bài phát biểu của Bà Katherine Muller Marin, Trưởng cơ quan đại diện UNESCO và Bà Lotta Sylwander Trưởng cơ quan đại diện UNICEF (Quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) tại Đại hội Thi đuavà Biểu dương phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội, ngày 09/10/2013.

Bài phát biểu của Bà Katherine Muller Marin: 

“Tôi rất vinh dự được có mặt tại đây ngày hôm nay để tham dự Đại hội thi đua và biểu dương phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III này.

Thật ấn tượng khi được chứng kiến sự lớn mạnh của phong trào này, không chỉ về số lượng người tham gia, mà còn về sự đa dạng và chiều sâu trong các hoạt động học tập có chất lượng diễn ra trong đó.

Không còn nghi ngờ gì, phong trào này đã và sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự phát triển cá nhân, gia đình, cộng đồng và cả nước nói chung.

Học tập trong một gia đình giúp chúng ta bảo vệ và gìn giữ được truyền thống và lịch sử gia đình quý báu, đồng thời cũng giúp cho những thành viên gia đình trẻ tuổi có thể cập nhật kiến thức mới cho những người lớn hơn ở thế hệ trước.

Chúng ta có xu hướng chia tách giáo dục chính quy khỏi giáo dục không chính quy nhưng trên thực tế cả hai lĩnh vực giáo dục này đều bổ sung lợi ích cho nhau. Nhà trường góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng địa phương, ngược lại phụ huynh và cộng đồng phải có trách nhiệm hỗ trợ cho nhà trường ở địa phương mình.

Việc học tập đòi hỏi phải đảm bảo có được một môi trường thuận lợi mà gia đình và cộng đồng cần đáp ứng cả bên ngoài khuôn viên nhà trường.   Công cuộc đổi mới giáo dục chắc chắn sẽ xem xét vấn đề này trong khuôn khổ định hướng học tập suốt đời.

Học tập trong một cộng đồng sẽ chỉ cho chúng ta biết được mối liên hệ xã hội ngoài phạm vi gia đình, học tập để cùng hướng tới những mục tiêu chung song vẫn tôn trọng và cổ vũ tính đa dạng và bản sắc cá nhân.

Một xã hội học tập chỉ có thể được xây dựng nếu như mọi bậc phụ huynh và những người chăm sóc trẻ đều thực hiện vai trò là những người thầy đầu tiên của trẻ em trong xã hội, nuôi dưỡng và tạo nguồn cảm hứng cho các em trở thành những người học suốt đời từ khi vừa lọt lòng cho đến hết cuộc đời.

Học tập ngay từ thuở ấu thơ sẽ giúp xây dựng nền tảng cho chúng ta theo đuổi những đam mê và phát triển những kỹ năng mới và cùng với đó là sự tự tin. Học tập trong suốt cuộc đời sẽ giúp chúng ta có được tấm hộ chiếu để mở rộng cánh cửa chào đón những cơ hội và trải nghiệm mới.

Học tập từ lâu đã có giá trị sâu sắc, là truyền thống lâu đời trong lịch sử ngàn năm của Việt Nam. Ngày nay, chúng ta bước vào thế kỷ 21 với rất nhiều thay đổi nhanh chóng về kinh tế, văn hóa, dân số, công nghệ, môi trường và thậm chí là y tế và sức khỏe. Để theo kịp những thay đổi đó không phải là điều dễ dàng. Kỹ năng và thái độ là những yếu tố cần thiết để biết cách tìm kiếm tri thức và quyết định xem tri thức nào là phù hợp. Giờ đây chúng ta không còn khả năng nhồi nhét tất cả tri thức vào khối óc của người học được nữa.

Tư duy phê phán và sáng tạo, kỹ năng công nghệ thông tin cũng như nhận thức toàn cầu và khu vực, chẳng hạn như sự hội nhập của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN đến năm 2015 là những vấn đề cơ bản trong xã hội đương đại.

Vai trò của các tổ chức hàng đầu như Hội Khuyến học Việt Nam trong công tác nghiên cứu, tư vấn, tham mưu, hướng dẫn và nâng cao nhận thức trong việc hỗ trợ các gia đình, dòng họ và cộng đồng trong phát triển cá nhân, tạo việc làm và đảm bảo cuộc sống toại nguyện là điều hết sức quan trọng trong nỗ lực xây dựng xã hội học tập của Việt Nam.

Kính thưa quý vị, 

Cho phép tôi được gửi lời chúc mừng tới Hội Khuyến học Việt Nam, cũng như hàng nghìn chi hội ở cấp cơ sở, và hàng triệu hội viên cùng tất cả những ai được hưởng lợi từ sự cống hiến ý nghĩa này của Hội để thắp sáng, thúc đẩy và cổ vũ việc học tập và tôn vinh những thành tựu có được từ học tập.

Tôi xin được đặc biệt chúc mừng quý vị về những nỗ lực to lớn trong việc đảm bảo rằng việc học tập có thể được diễn ra trong mọi hoàn cảnh, nhất là nỗ lực thực hiện tinh thần hòa nhập thông qua việc vươn xa tới những đối tượng khó khăn và dễ bị tổn thương.

UNESCO rất tự hào khi được trở thành đối tác của quý vị cùng với các thành viên khác của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập để cùng nhau xây dựng một tầm nhìn chung về công dân học tập và xã hội học tập mong muốn của Việt Nam, cũng như xác định một kế hoạch hành động phối hợp để hiện thực hóa tầm nhìn đó.

Như quý vị đã biết, trong suốt 4 năm qua công tác tại Việt Nam, tôi đã cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy và bảo vệ truyền thống giá trị gia đình của Việt Nam, truyền thống hiếu học trong gia đình như là một kho báu của xã hội Việt Nam. Truyền thống này luôn dành được sự quan tâm trong nghị sự toàn cầu cũng như được ưu tiên trong đất nước thịnh vượng và tươi đẹp này.

Bất luận có những thay đổi gì diễn ra do hiện tượng toàn cầu hóa, và hội nhập khu vực, tất cả chúng ta cần phối hợp với nhau để đảm bảo rằng tinh thần đoàn kết gia đình của Việt Nam luôn được gìn giữ và mở rộng thành “xã hội gia đình học tập”.

Xin chân thành cảm ơn quý vì đã dành thời gian chú ý lắng nghe.

Tôi xin kính chúc Đại hội thành công tốt đẹp và kính chúc tất cả quý vị sẽ mãi có một tình yêu suốt đời cho học tập.”

Đại diện UNESCO Bà Katherine Muller Marin (áo xanh) và đại diện UNICEF bà Lotta Sylwander (áo tím) chụp ảnh cùng lãnh đạo Hội Khuyến học và các đại biểu tham dự đại hội

Bài Phát biểu của bà Lotta Sylwander:

 

“ Tôi rất vinh dự và tự hào được có mặt ở đây hôm nay cùng các quý vị đại biểu tham gia sự kiện quan trọng này của Hội Khuyến Học Việt Nam.

Như các quý vị đại biểu đều biết, xây dựng phong trào ‘gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học’ là việc làm hết sức có ý nghĩa và quan trọng để thực hiện các Chủ chương, đường lối, Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm xây dựng cả nước thành một xã hội học tập, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hội nhập với Khu vực và Quốc tế.

Theo tôi được biết, để tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo sự thành công của phong trào này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89 vào ngày 09 tháng giêng năm 2013, Phê duyệt đề án “Xây dựng Xã hội Học tập Giai đoạn 2012-2020”. Đây là một quyết định sáng suốt và kịp thời nhằm khuyến khích tất cả mọi người Việt Nam “Học, học nữa, học mãi”.Quyết định đã chỉ ra rất rõ ràng về quan điểm chỉ đạo trong đó ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi, về mục tiêu đến năm 2015 và 2020, về nhiệm vụ và giải pháp, về kinh phí và cơ chế tài chính của đề án, về cách thức tổ chức thực hiện đề án hiệu quả.

Chúng tôi rất vui mừng vì Việt Nam đưa Giáo dục thành một ưu tiên đặc biệt trong Chương Trình Nghị Sự Phát Triển dài hạn và Việt Nam đã đưa ra mộtthông điệp rõ ràngrằngchất lượng giáo dụchọc tập suốt đờilà chìa khóa đểphát triển toàn diện, công bằngbền vững. Chúng tôi đồng ý, đã đến lúc Việt Nam cần quan tâmhơn nữa đếnchất lượng giáo dục,đó làcông bằng, phù hợp và đáp ứngnhu cầu đa dạngcủa người học, cả kiến ​​thức vàkỹ năng. Chúng tôi tin rằng với hơn mười triệu hội viên khuyến học là những nhà trí thức tình nguyện và những người tận tâm vì sự nghiệp khuyến học hoạt động ở hơn 20.650 Hội và Chi Hội ở tất cả các tỉnh, thành phố, và huyện, xã, thôn bản trên khắp đất nước, Hội khuyến học Việt Nam là một tổ chức rất mạnh và hiệu quả để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân thông qua truyền thông vì sự phát triển (C4D). Hội khuyến học Việt Nam cũng rất mạnh trong việc huy động xã hộivận động chính sách. Chúng tôi được biết Hội khuyến học Việt Nam luôn tham gia huy động xã hội để gia đình và cộng đồng đóng góp và hỗ trợ cho học sinh nhập học, đồng thời thực hiện các hoạt động nghiên cứu và các vấn đề khác liên quan đến trẻ em, đặc biệt là các nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất và thiệt thòi như ‘trẻ em khuyết tật’, ‘trẻ em dân tộc thiểu số’ v.v.

Ở Việt Nam hiện vẫn còn sự chênh lệch khác biệt giữa các trẻ em, theo số liệu ‘Khảo sát mức sống gia đình Việt Nam - 2010’, trẻ em dân tộc thiểu số nghèo đa chiều (60%) gấp 3 lần trẻ em người Kinh/Hoa (20%). Tỷ lệ bỏ học và mù chữ ở những người trên 15 tuổi của các cộng đồng dân tộc thiểu số còn cao, ví dụ, tỷ lệ mù chữ ở người Mông là 61%. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), cả nước có hơn 1,3 triệu trẻ em khuyết tật, trong đó 52% không được tiếp cận với giáo dục và phần lớn các em không hoàn thành bậc tiểu học.

Theo chiến lược toàn cầu của UNICEF về tính công bằng, chúng tôi tập trung hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương trước. Vì vậy trong kế hoạch 2012-2016, mục tiêu chính là cải thiện cuộc sống của trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật nhằm giảm sự khác biệt và bất bình đẳng.

Những hỗ trợ của chúng tôi ở Việt Nam trong chu kỳ này đang tập trung vào 4 Chương trình (Chính sách xã hội và Quản trị, Giáo Dục, Sự sống còn và phát triển của trẻ em, Bảo vệ trẻ em), với mảng ‘Truyền thông vì sự phát triển’ xuyên suốt các chương trình nhằm hỗ trợ điều phối hiệu quả.

Là một cơ quan tiên phong trong các vấn đề về trẻ em, chúng tôi tin với những kinh nghiệm quốc tế và khả năng chuyên môn, chúng tôi có thể hỗ trợ hiệu quả trong những vấn đề này. Như các quý vị đại biểu được biết, chúng tôi đã xây dựng những kế hoạch hoạt động chi tiết, chúng tôi cần sự hỗ trợ, cam kết, và tin tưởng ở sự giúp đỡ của các quý vị đại biểu để thực hiện thành công những kế hoạch này. Sự hỗ trợ của một cơ quan đơn lẻ, dù cơ quan đó có lớn và mạnh đến đâu, cũng không đủ. Chúng tôi phải dựa vào sự lãnh đạo của các quý vị đại biểu, tận dụng những thế mạnh, khả năng và nội lực của các quý vị đại biểu trong việc huy động cộng đồng, thanh niên, giáo viên, học sinh cùng nhau hỗ trợ nền giáo dục có chất lượng giúp phát triển bền vững ở Việt Nam cho tất cả mọi trẻ em của chúng ta.

Thưa các quý vị đại biểu,

Trước khi ngừng lời, tôi muốn nói rằng tôi rất mong chờ sự hợp tác hiệu quả của chúng ta trong tương lai. Nhân cơ hội này tôi xin chân thành chúc tất cả các quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin cám ơn các quý vị đại biểu đã chú ý lắng nghe.”

 

Ban TTTT





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.192 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.