TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Đạo làm thày dưới cách nhìn của Vua Lê Thánh Tông
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 04.2024
Đạo làm thày dưới cách nhìn của Vua Lê Thánh Tông
11.2007

Vua Lê Thánh Tông (1442-1497) rất coi trọng đạo làm thầy. Vào năm Nhâm Thìn (1442), trong kỳ thi Đình, nhà vua nêu vấn đề này cho các sĩ tử giải đáp

- Trẫm lo cho nho thuật chưa thịnh đạt nên chú trọng việc tuyển chọn học trò vào Quốc tử giám để nêu khuôn phép, kính trọng học quan, nhằm tạo dựng khuôn mẫu. Sách xưa có câu: “Thầy nghiêm thì việc học đạo mới được tôn kính”. Nhưng hiện tại nho sinh lại cảm thấy xấu hổ khi đến học thầy, cốt làm những chuyện họa may, hoặc qua tuần, qua tháng lai đổi thầy. Một nho sinh mà chưa bao giờ biết gò mình trong việc tu chỉnh, khi đạt được danh vọng ở triều đình thì ít tuân theo lễ nghĩa. Đạo làm thầy bị bỏ rơi sao mà lâu thế, làm thế nào để cứu vãn được?

Nho sinh Vũ Kiệt đã mạnh dạn trình bày:

- Thần nghe: cái học của người xưa nhất thiết phải có thầy, người thầy làm nhiệm vụ truyền đạo, thụ nghiệp nêu lên những chỗ nhầm lẫn, giải thích những điều tồn nghi trong sách vở. Các ngành, các nghề, ngay cả những nghề vụn vặt cũng không thể không có thầy được, huống hồ người theo học đạo nho. Bệ hạ thường lo nghĩ nho thuật không xem trọng thì giáo hóa không được sáng sủa, nhân tài không phát triển, không lấy gì là làm chỗ dựa cho cương thường, dẫn dắt theo nguyên khí của quốc gia… ngoài ra còn kính trọng học quan và việc nêu khuôn mẫu của người thầy lại càng trọng hơn. Là kẻ sĩ phải thấy rằng mình được vinh hạnh, càng chăm lo việc thực học. Trong lúc chưa thành đạt thì sống theo đạo lý thông thường để chờ thời gặp mệnh. Không để mất phẩm chất riêng của mình. Lúc đã được tin dùng thì phải giữ đúng danh vị và làm việc thực sự, không thể để mất đi cái điều mà mình hằng mong muốn, như thế mới có thể được… Không thể không có những con người ngồi đúng chỗ, dung mạo đoan trang, sáng rõ nghĩa lý sách vở, tu chỉnh nết na… Tất cả đều bởi cái đạo làm thầy được đứng vững nên người tốt được nhìn ra(*).

Nhưng Vũ Kiệt cũng nêu lên những tồn tại của giáo dục lúc bấy giờ, đó là cả thầy lẫn trò cần phải chấn chỉnh theo đúng chuẩn mực đạo đức của dân tộc ta. Ông đã nêu:

- Nhưng điều muốn nói là: khá nhiều người làm thầy, tư chất kém cỏi, văn vẻ vụng về. Cái mà người học trò cần có là sự uyên bác, nhưng người thầy lại có kẻ nông xoàng, tài cán thô thiển. Đạo làm thầy không vững vàng như thế thì còn lạ gì khi thấy sĩ tử xấu hổ trong việc đi học… Sự trình bày của họ chẳng qua là sự rườm rà theo cách gọt vẽ vời, sách vở chứa đầy trên giáo án nhưng phần nhiều là hình trạng của gió mây… Cho nên: Tâm thuật đã mất trước khi ra làm quan rồi, thì sau khi ra làm quan còn tìm sao được cái tiết tháo và phong độ của họ… Cái thói quen bị kẻ sĩ buông trôi theo dòng lệ tục như thế thì còn gì khi họ đạt được danh vị ở triều đình, nên ít người thuận theo lễ nghĩa(*).

Để khắc phục những mặt yếu nói trên, Vũ Kiệt thưa trình:

- Thần xin bệ hạ thực thi: đạo làm thầy phải được tuyển chọn kỹ càng. Việc nuôi dạy sĩ tử phải được nghiêm nghị đúng hướng. Tìm nhân tài trước hết phải chú ý đến mặt đức hạnh, phế truất kẻ phù hoa. Nếu như dùng lời gian dối để trau chuốt thì dứt khoát không dùng. Người dám nói thẳng thì có thể thu nhận. Khoa mục tuy có thể trọng dụng, nhưng dựa vào cái danh tiến sĩ mà phụ họa theo kẻ xấu, nhiều mánh lới thì bỏ hẳn. Nho thuật tuy có dùng, nhưng tự phụ cho rằng mình đã học hết sách vở, dùng văn học để đưa nước đến chỗ sai lầm thì trừ đuổi không thể gần gũi họ được.

Thần mong bệ hạ hãy tuyển chọn những người công minh, trong sạch và ngay thẳng, lấy danh vị trao cho họ trọng trách(*).

Những ý kiến đề xuất nói trên của Vũ Kiệt đã góp phần quan trọng giúp triều đình thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức chấn chỉnh có hiệu quả nền giáo dục của nước nhà lúc bấy giờ. Trong kỳ thi Đình năm ấy, Vũ Kiệt đã đậu Trạng nguyên (tức đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh). Năm đó ông tròn 20 tuổi. Ông quê ở xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc xưa, nay là làng Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trạng nguyên Vũ Kiệt được triều đình bổ nhiệm làm Hàn lâm thị thư. Sau ông lại được vua Lê Thánh Tông thăng làm Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư.

VŨ HUYỀN ĐAM

(*) Những phần này đều trích trong Văn hiến Kinh Bắc, do Sở Văn hóa – Thông tin Bắc Ninh xuất bản năm 1998, trang 119-121, trong Bài văn sách thi Đình của Trạng nguyên Vũ Kiệt.

Admin (Theo www.giaoduc.edu.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.180 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.