TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin khuyến học địa phương | Điện Biên: Phong trào khuyến học, khuyến tài của một tỉnh mới thành lập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin khuyến học địa phương 04.2024
Điện Biên: Phong trào khuyến học, khuyến tài của một tỉnh mới thành lập
11.2007

Năm 2004, Tỉnh Lai Châu tách thành 2 tỉnh: Lai Châu và Điện Biên. Hội Khuyến học Lai Châu đã họp phiên cuối cùng để tổng kết 3 năm hoạt động, bàn giao số lượng tổ chức Hội, hội viên và các đồng chí trong BCH Hội ở địa bàn hai tỉnh mới; Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên đã bầu bổ sung BCH tỉnh Hội để duy trì hoạt động.

Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới, điều kiện kinh tế văn hoá-xã hội còn nhiều khó khăn, lại mới tách tỉnh, do vậy tổ chức Hội được thành lập muộn hơn so với các tỉnh trong cả nước. Ở đại hội thứ nhất, Điện Biên mới có 11/12 huyện, thị; 102/156 xã có tổ chức hội với 212 chi hội và 10.000 hội viên. Trong quá trình hoạt động, được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh uỷ và UBND tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên đã có bước phát triển về tổ chức và nâng dần chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Những kết quả hoạt động cụ thể:

1. Củng cố và phát triển vững chắc tổ chức Hội, phát triển hội viên.

Thực hiện chỉ thị số 09-CT/TU ngày 06/12/2004 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc “Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Khuyến học, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở”, trong những năm qua hội khuyến học tỉnh đã tích cực phát triển tổ chức hội và hội viên. Tính đến tháng 10/2007, 100% số huyện thị trong tỉnh (9/9), 100% số xã trong tỉnh (106/106) và 100% trường học (307/307) có tổ chức hội. 65,5% thôn bản, tổ dân phố (972/1482) thành lập các chi hội khuyến học. Đã có 192 Ban khuyến học ở các cơ quan. Tổng số hội viên trong toàn tỉnh là 64.609 người (chiếm 13,9% dân số trong tỉnh).

2. Tổ chức nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài trong nhà trường.

- Tỉnh Điện Biên đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ vào tháng 12/2000 và đã có 47/106 xã phường đạt phổ cập GDTH đúng độ tuổi (chiếm tỷ lệ 44,3% số xã); Hội đã tích cực tham gia và phối hợp với ngành giáo dục thực hiện kế hoạch phổ cập THCS để đến 2008 Điện Biên được công nhận đạt chuẩn phổ cập THCS.
- Vận động nhân dân đóng góp công sức, vật liệu làm nhà ở cho học sinh bán trú dân nuôi, bình quân hàng vạn ngày công mối năm. Có 4 hộ hiến 2.000 m2 đất để xây dựng trường học.
- Hỗ trợ tiền ăn cho học sinh nghèo học phổ cập ở các xã vùng sâu, vùng xa mỗi năm trên 30 triệu đồng.
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và hội khuyến học các cấp đã kêu gọi các nguồn viện trợ của các tỉnh, các ngành, các doanh nghiệp ở TW ủng hộ xây dựng trường học ở Điện Biên được hơn 37 tỷ đồng.

3. Phát triển trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở xã, phường.

Thực hiện công văn số 448 ngày 16/8/2004 của UBND Tỉnh về việc phát triển TTHTCĐ ở xã phường, Hội khuyến học các cấp đã phối hợp với ngành GD-ĐT tham mưu cho UBND các huyện ra QĐ thành lập các TTHTCĐ. Kết quả đến nay đã có 90/106 xã thành lập được TTHTCĐ. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm đã mở được hàng ngàn lớp học và các buổi tuyên truyền nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt. Riêng năm 2007, các trung tâm đã mở được 1.483 lớp cho 87.792 lượt người.

4. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình hiếu học.

Tháng 7/2003 Hội Khuyến học tỉnh đã ra nghị quyết về việc thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học; đến nay đã có 14.000 gia đình được công nhận. Các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé và Thành phố Điện Biên Phủ đã tổ chức hội nghị biểu dương gia đình hiếu học lần thứ 2. Ngày 30/10/2007, Hội khuyến học tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị biểu dương gia đình hiếu học lần thứ 2.

5. Phát triển đa dạng các hình thức xây dựng quãy hội.

Điện Biên là một tỉnh nghèo nên sức đóng góp cho sự nghiệp giáo dục còn hạn chế. Lực lượng xây dựng quỹ hội gồm cán bộ, giáo viên đóng góp 1 ngày lương; nhân dân ủng hộ từ 5.000 đến 10.000 đồng cho quỹ khuyến học. Kết quả bình quân mỗi năm vận động được từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng; riêng năm 2007 vận động được 1,7 tỷ đồng. Đã khen thưởng và trợ cấp khó khăn cho 2.079 giáo viên, khen thưởng và cấp học bổng cho 12.521 học sinh.

6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

- Tuyên truyền nghị quyết Đại hội III Hội Khuyến học Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh về nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực đến cán bộ, hội viên.

- Triển khai nhanh chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị đến đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các huyện hội. Thành uỷ, thành phố Điện Biên Phủ đã chỉ đạo triển khai chỉ thị 11-CT/TW đến các chi bộ.

-Hàng năm tổ chức tập huấn cho khoảng trên 2.000 lượt cán bộ hội.

-100% huyện, xã, BCH tỉnh hội mua báo Khuyến học và Dân trí.

-Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thường xuyên tuyên truyền trên sóng, trên báo các hoạt động của hội và những điển hình tiên tiến về khuyến học, khuyến tài. Báo Nhân dân, Báo Khuyến học cũng đã đăng một số bài về phong trào khuyến học ở Điện Biên.

Một số khó khăn, tồn tại

- Công tác tuyên truyền về khuyến học trong nhân dân và các tổ chức xã hội còn hạn chế;

- Chất lượng hoạt động của tổ chức hội và của hội viên ở các xã vùng cao, vùng xa còn yếu;

- Đội ngũ cán bộ chủ chốt của hội khuyến học đa số kiêm nhiệm nên chưa dành được nhiều thời gian cho công tác hội, phần nào hạn chế kết quả chung của phong trào;

- Chính sách đãi ngộ cho cán bộ thường trực của tỉnh hội, huyện hội và các xã chưa được nhà nước quy định nên cũng khó khăn cho hoạt động.

Admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.184 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.