TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Đêm giao lưu văn nghệ Khuyến học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 04.2024
Đêm giao lưu văn nghệ Khuyến học
10.2007

Làm khuyến học giỏi, ca hát cũng rất "mùi"
Đó là một câu cảm nhận của đại biểu tham dự đêm giao lưu văn nghệ của Đại hội gia đình hiếu học và dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc lần thứ II tại Hà Nội.

Trước hết phải nói đêm ca nhạc này hoàn toàn là “cây nhà lá vườn”, vì những người tham gia biểu diễn chính không phải đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, hay nghiệp dư, họ là những thày, cô giáo, những nam nữ thanh niên sinh hoạt tại nhà văn hoá của Bản Chậu, Thị xã Sơn La, tất cả họ đều là những hội viên Hội khuyến học. Người dẫn chương rất vui nhộn, hóm hỉnh, nhưng bài bản, chỉ nghe giọng anh nói và cách dẫn dắt khán giả đến một tiết mục mới đã thấy vui, thấy chất hài được “Dân tộc hoá”, nghe cứ như giọng hài hước của một người bạn tôi thường tham gia chương trình “những lời có cánh” vậy.


“Cây nhà lá vườn” còn ở chỗ bài hát mở màn “Bài ca Khuyến học”, lời của bài hát và nét nhạc vừa tha thiết, vừa hùng tráng, tự hào, người sáng tác là Ông Cầm Minh Thuận, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Sơn La. Đạo diễn và dẫn dắt “Đội văn nghệ khuyến học” đi từ miền Tây Bắc xa xôi đến phục vụ Đại hội là Ông Trần Luyến, với Ông Luyến thì thơ ca-nhạc-hoạ cái gì ông cũng biết một chút, ông đã từng là nhà giáo, là lãnh đạo của Sở Giáo dục, và nguyên là Giám đốc Sở Văn hoá thông tin của tỉnh. Cái tinh tế của ông về văn hoá các dân tộc anh em vùng núi rừng Tây Bắc chắc chúng tôi phải học dài dài. Ông đã gắn bó với vùng sơn cước này từ khi ông mới rời khỏi trường Đại học sư phạm, Ông có nghề dạy học, nghề cán bộ quản lý, nhưng anh bạn tôi bảo “Ông Luyến còn có cả nghề nói”, Ông nói như “MC”, Ông thuyết phục người ta bằng cái giọng rất ấm và bằng cả nụ cười, ánh mắt. Vì thế Ông luôn lạc quan về phong trào khuyến học của tỉnh do Ông làm Chủ tịch. Cũng vì sự cảm nhận đó mà hôm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn Đại biểu gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học tiêu biểu toàn quốc lần thứ hai, Ông Nguyễn Mạnh Cầm Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã giới thiệu Ông Luyến thay mặt các Đại biểu phát biểu và cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng.


Sau “Bài ca khuyến học” do tập thể anh chị em Bản Chậu và các cô giáo biểu diễn là bài hát cũng nói về người làm khuyến học chăm chỉ như những ngọn đèn, người sáng tác và người biểu diễn đều là thày, cô giáo thành viên của Hội Khuyến học.

“Tình ca Tây Bắc”, đưa chúng ta đến với núi rừng mà “muôn đoá hoa mai” đang “ chào đón xuân về”, tự ta có thể nghe thấy cả tiếng đàn, tiếng vỗ cánh của bướm vàng, và kìa ai đó đang cùng người bạn gái “ngập ngừng bên suối nước reo quanh mình”... trong tôi thoáng nghĩ về một thời trai trẻ, có những năm tháng sống với núi rừng Tây Bắc và cả ở “Trường Sơn Đông nắng Tây mưa”, thấy xúc động, gần gũi, mà lòng man mác nhớ về những kỷ niệm xưa. Giá tôi có được giọng ca vàng thì tôi cũng sẵn sàng lên sân khấu thay cho anh Bạn hát cùng cô giáo để được “bâng khuâng nỗi lòng”. Cả hội trường vỗ tay khi được biết người hát cùng cô gái Thái chính là một Trưởng Ban của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Có người hỏi: không tập trước, hát ngẫu hứng mà sao vẫn nhịp nhàng, tha thiết và truyền cảm vậy? bạn tôi chỉ cười. Ông Luyến bảo rằng bạn tôi nói bằng mắt, tôi nghĩ nhờ có ánh mắt ấy mà đôi song ca hiểu nhau nên bài hát được coi là thành công!


Từ đôi song ca trên đã gây cảm hứng cho nhiều giọng ca khác, đó là giọng ca của Hội Khuyến học Quảng Ninh, Hội Khuyến học Bình Phước, Đồng Nai, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hoà...với những bản tình ca, “những bài ca đi cùng năm tháng”, những điệu múa nón của các cô gái Thái, điệu múa của các cô gái Sinh Mun, của đôi bạn trẻ Hơ Mông...mang đến cho các đại biểu niềm vui về những tiết mục “cây nhà lá vườn” của Hội mình. Những điệu xoè Tây Bắc và những ngụm rượu cần đã kết thúc đêm giao lưu, nhưng còn đọng lại mãi hương vị ngọt ngào và niềm tự hào của những người làm khuyến học./.

Lương Thanh

Kính tặng Hội Khuyến học Sơn La

>> Mời các bạn nghe lại bài "Tình ca Tây Bắc"



Admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.097 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.