TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Dòng họ khuyến học | Ninh Bình: Thư Điền khuyến học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Dòng họ khuyến học 03.2024
Ninh Bình: Thư Điền khuyến học
12.2009

Xem hình
Các em thiếu nhi Nhà Văn hóa TP chúc mừng Đại hội Khuyến học lần thứ III (24/12/2009)
Làng Thư Điền nay là xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, xưa nay nổi tiếng là “đất học”; thời nào cũng có người học hành, đỗ đạt cao do có sự đóng góp to lớn về công của Dòng họ Nguyễn Tử. Trong đó có cụ Nguyễn Tử Dự là người tiêu biểu đầu tiên được dân làng suy tôn là hậu thần năm 1801.

Đọc qua những văn bia, câu đối nơi các từ đường và các gia phả của dòng họ, các sách vở còn lưu lại, ta thấy rõ hơn truyền thống hiếu học của họ Nguyễn Tử nơi đây. Từ rất sớm, các bậc tiền nhân ở đây đã định hướng cho cho con cháu bằng việc đặt lại tên làng. Đầu. tiên, làng có tên là làng Giá Hộ thuộc huyện Gia Viễn, phủ Tràng An, trấn Thanh Hoa ngoại, đến 20/2/1884 đổi tên thành làng Thư Điền do cụ Nguyễn Tử Nghi làm lý trưởng. Hai chữ “ Thư điền " được lấy từ ý câu thơ "Thư điền vô thuế tử tôn canh" (Ruộng là sách thì không mất thuế, con cháu nên vừa học vừa cây cầy), còn lấy ý một câu khác “ Kinh sử thi lương điền" (Sách kinh sử là ruộng đất).

Với tinh thần đó, các cụ xưa đã xây nên Văn từ thời Đức Khổng tử và các bậc danh nhân Nho giáo với ý thức "Tôn sư trọng đạo". Ở đây còn dựng cả bia đá ghi tên những người trong làng đỗ đạt cao, nước có văn miếu, làng có văn từ thể hiện văn hiến của một đất nước, của một làng quê mà lấy gốc là Đạo học.

Các vị tiền bối họ Nguyễn Tử ngay từ những buổi đầu đã quan tâm đến việc giáo lý học hành, theo tộc phả và gia phả họ Nguyễn Tử lưu giữ tại Viện Hán Nôm thì họ Nguyễn Tử Thư Điền “vốn dòng thi lễ đời đời văn học". Chẳng thế mà cả họ có tới hơn chục nhà thờ trong đó có 7/8 nhà thờ họ còn lại nhà thờ các chi, có hàng trăm câu đối được tạc trên bia đá, cột đá. Tại từ đường Đại tộc (hay từ đường tám hệ) ở xóm thượng Bắc thờ cụ Thượng tổ và ngành trưởng của họ còn lưu giữ đôi câu đối:

-Khoa tiểu, trung, đại khoa, Hương cống, Phó bảng, Hoàng giáp, Bảng nhãn thị Trạng nguyên giai bái.

-Quan kinh. ngoại, văn quan, Tham nghị Hiệp trấn, Tế tửu học chính, Bố Sát sứ tịnh hưng.

Tạm dich:

- Họ có người đỗ tiểu khoa, trung khoa, đại khoa, Hương cống. Phó bảng, Hoàng giáp, Bảng nhãn được xem như Trạng nguyên đều đến lễ tại nhà thờ.Có người làm quan trong Kinh, có người làm quan ngoài' Kinh, có người làm đến Tham nghị, Hiệp trấn, Tế tửu học chính, Bố Sát sử (án sát) tất cả đều hưng thịnh. Tại nhà thờ hệ năm xóm Đề Lộc có đôi cấu đối:

- Đức giang hợp phái quân lưu đức, Hào tộc phân chia điệp xuất hào

Câu đối này đo cụ Bảng nhãn thị Trạng nguyên Vũ Duy Thanh (tức Trạng Bồng quê làng Vân Bồng, Yên Khánh, Ninh Bình) là cháu rể họ dâng biếu, câu đối trên có vế hai ghi "Phú xuất hào".

Trong họ Nguyễn Tử có người xin được sửa lại là "Điệp xuất hào" Trạng Bồng khen hay và đồng ý cho sửa lại như trên. Chứng tỏ họ Nguyễn Tử có nhiều người hay chữ. . .

Thư Điền không chỉ có những di sản văn hoá vật thể (Văn từ, bia đá, cột đá hệ thống từ đường, đình đền, chùa Hưng Long...) mà còn những di chúc, gia phả, hương ước chứa đựng tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm khuyến khích động viên kể cả sự ràng buộc mọi người thực hiện lối sống đẹp, có văn hoá, lấy lễ trí tín làm trọng. Từ rất sớm, làng đã có 24 điều Hương ước do cụ Nguyễn Tử Dự (1712 -1779 - đời thứ ba) soạn năm 1772 với nội dung nổi bật, khuyên răn mọi người sống cho phải đạo, với nhiều chủ đề thiết thực như Dường lão (điều 6 trọng tuổi già),.Nhiêu học (điều 9 - Khuyến học), Giới tửu (điều 11 răn uống rượu), cấm lăng mạ, ẩu đả (điều 12, 13 cấm chửi nhau, đánh nhau), Khuyến thiện (điều 17 khuyên làm điều lành), Giới thủ canh thổ (điều 23 - cấm lấy đất vỡ cày)

Đặc biệt điều thứ 9: Nhiêu học (khuyến khích học tập). Điều này được giải thích khá cặn kẽ, người quân tử học đạo để yêu người, bọn tiểu nhân học đạo để làm lợi ích nhiều cho bản thân. Xã tạ - xã Giá Hộ (Thư Điền) lấy việc canh tác là điều trước hết. Có nhiều người theo học kinh sử . . . nay bọn sĩ tử đi xa học thì việc tuần phiên canh gác trong xã nhất thiết phải được miễn trừ, tịnh không được yêu sách rượu thịt để trấn áp văn phong.

Với điều khoản này, rõ ràng sự học được coi trọng, bảo hộ đến nhường nào chính những điều khoản này đã khuyến khích sự học đạt được hiệu quả cao nhất, đúng như đôi câu đối ở nhà thờ hệ bảy ở xóm Để Lộc (tạm dịch)

- Đời nọ qua đời kia kế tiếp có người đã đạt làm quan

- Khi sinh thời vẫn giữ một lòng trung


Không chỉ nhấn mạnh việc học hành, thư sách,các vị tiền bối nơi đây còn quan tâm nhiều đến nếp sống văn hoá, không uống rượu bê tha, giữ gìn bồi trúc đường xá, năng làm việc thiện, chú ý nhiều đến sản xuất nơi điền thổ, những người lấy trộm đất vỡ cày phải nộp phạt rượu và lợn hay một quan tiền và phải gánh đất hoàn thổ. Nếu tuần phiên lơ là dung túng . . . thì cũng phải phạt tội đồng loã . . .

Xem trong tộc phả, gia phả họ Nguyễn Tử Thư Điền, người ta dễ nhận thấy những con người từ bùn lầy, nước đọng, đói nghèo đã dốc sức cày trên trang sách trên mảnh ruộng để làm ra trí tuệ, ra thóc lúa tự nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống cho chính mình. "Thư Điền" là trang sách, mảnh đất nuôi dưỡng nên những công dân tốt, những trí thức tài năng làm rạng danh dòng họ, rạng danh quê hương, đất nước. Điểm qua những nhân vật hữu danh, vô danh mới thấy Thư Điền quả là đất học có truyền thống hàng mấy trăm năm. Cụ Thượng tổ - đời thứ nhất của họ Nguyễn Tử là cụ Nguyễn Đình Nồi (1638 - 1727). Đời thứ hai cụ Nguyễn Đinh Sâm - tú tài, đã quyết định đổi tên học Nguyễn Đình thành Nguyễn Tử đời thứ ba nổi bật là cụ Nguyễn Tử Dự đỗ cử nhân (1735) làm quan đến chức tả Tham nghị đại phu - trưởng thất hào đất Tràng An. Cụ đã đặt ra 24 điều khoản ước (Hương ước) cho làng (đã nói ở trên) cụ là người có công lớn về nhiều mặt với dòng họ, với quê hương.

Đời nào cũng có người đỗ đạt tú tài, làm quan, dạy học. Riêng đời thứ sáu có hai người đỗ tú tài, hai người đỗ cử nhân trong đó nổi bật là cụ Nguyễn Tử Mẫn cử nhân từng làm tri huyện Kim Anh, (Vĩnh Phúc), Hiệp Hoà (Bắc Giang), Gia Viễn (Ninh Bình), gọi tắt là cụ Huyện có công lớn viết nên cuốn gia phả họ Nguyễn Tử (1852) cụ từ quan về quê dạy học, góp công khởi nguồn sông Chanh, tiêu úng đoạn từ Vườn chầu đến Cổ Loan. Cụ còn viết nhiều sách quí như "Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên" và nhiều thơ phú, câu đối khác. Đặc biệt cụ có bài thơ "Sáng ngủ dậy" nổi tiếng thể vĩ tam thanh rất độc đáo (Câu kết)

Danh lợi chẳng hề ti tí tị
Ngủ trao trưa gậy khoẻ khoè khoe


Dựa vào 24 điều khoản học của cụ Hậu Thần (Nguyễn Tử Dự) cụ Mẫn hoạ thành 24 bài diễn cư, trong đó có bài về khuyến học:

Nào ai cắp sách theo thầy
Bút làng vào sổ từ rày chữ nhiêu
Phiên canh trong điếm ngoài lều
Việc làng công việctừ rao tận trừ
Chẳng nên yêu sách ngầy ngà
Có hậu phong tục mới ra nhân tài


Câu cuối kết luận một cách giản dị nhưng rất chí lý về tác dụng của khuyến học. Đấy cũng là một nguyên nhân sâu xa để họ Nguyễn Tử xưa nay thường có nhiều người đỗ đạt cao. Một trong những người đó hiện nay có ông Nguyễn Tử Siêm thuộc chi cả hệ ba đời thứ 10. Ông là GSTS giảng dạy ở nhiều trường Đại học trong và ngoài nước, dùng thành thạo 4 ngoại ngữ Nga, Trung, Anh, Pháp, giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó viện trưởng Viện thổ nhưỡng nông học, Phó vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục khuyến nông ... Ngoài ra còn có hàng chục cán bộ cấp cao của Đảng, chính quyền, quân đội hiện đang công tác.

Phát huy truyền thống hiếu học của tiền nhân, cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhất là Hội Khuyến học ở Thư Điền - Ninh Nhất, đã ra sức khuyến học, luôn động viên, giúp đỡ con cháu vượt khó chăm ngoan học giỏi. Đến nay họ Nguyễn Tử đã có 3 giáo sư, 5 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 317 đại học, và hơn một trăm nhà giáo. Ngày 4/9/2008, Hội Khuyến học của họ Nguyễn Tử đã tổ chức phát thường cho 68 học sinh giỏi các cấp, trong đó có 16 em đỗ Đại học, 3 sinh viên đỗ Cao học. Đặc biệt, có em Nguyễn Tử Mạnh Cường, bố mất sớm, con nhà nghèo mà vẫn đỗ thủ khoa hai khối thi đại học đạt điểm tuyệt đối 60/60 điểm. Em được nhà nước khen thưởng và Hội khuyến học quê hương tặng quà.

Nhìn lại đất học Thư Điền, ai cũng cảm phục tinh thần hiếu học của dòng họ Nguyễn Tử -một dòng họ đã được sử sách ghi nhận rằng dòng họ "Vốn dòng thi lễ, đời đời văn học". .

Kết quả vẻ vang, gắn liền với sự cố gắng không mệt mỏi khuyến học, khuyến tài của quê hương là điều kiện quan trọng để con cháu giữ vững và phát huy truyền thống ông cha vươn lên và thành đạt./

VŨ VĂN LÂU
(Hội VHNT Ninh Bình)

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.182 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.